Mangan
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tổng quát | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tên, Ký hiệu, Số | mangan, Mn, 25 | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Phân loại | kim loại chuyển tiếp | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhóm, Chu kỳ, Khối | 7, 4, d | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Khối lượng riêng, Độ cứng | 7.210 kg/m³, 6,0 | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bề ngoài | kim loại màu trắng bạc | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tính chất nguyên tử | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Khối lượng nguyên tử | 54,938045(5) đ.v. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bán kính nguyên tử (calc.) | 140 (161) pm | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bán kính cộng hoá trị | 139 pm | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bán kính van der Waals | ? pm | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cấu hình electron | [Ar]3d54s2 | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
e- trên mức năng lượng | 2, 8, 13, 2 | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trạng thái ôxi hóa (Ôxít) | 2, 3, 4, 6, 7 (axít mạnh) | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cấu trúc tinh thể | lập phương tâm khối | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tính chất vật lý | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trạng thái vật chất | Rắn | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Điểm nóng chảy | 1.519 K (2.275 °F) | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Điểm sôi | 2.334 K (3.742 °F) | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trạng thái trật tự từ | Phản sắt từ | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thể tích phân tử | ? ×10-6 m³/mol | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệt bay hơi | 221 kJ/mol | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệt nóng chảy | 12,91 kJ/mol | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Áp suất hơi | ? Pa tại ? K | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Vận tốc âm thanh | 5.150 m/s tại 293,15 K | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thông tin khác | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Độ âm điện | 1,55 (thang Pauling) | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệt dung riêng | 479 J/(kg·K) | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Độ dẫn điện | 0,694x107 /Ω·m | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Độ dẫn nhiệt | 7,81 W/(m·K) | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Năng lượng ion hóa |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chất đồng vị ổn định nhất | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Đơn vị SI và STP được dùng trừ khi có ghi chú. |
Mangan, là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn có ký hiệu Mn và số nguyên tử 25.
Mục lục |
[sửa] Thuộc tính
Mangan là kim loại màu trắng xám, giống sắt. Nó là kim loại cứng và rất giòn, khó nóng chảy, nhưng lại bị ôxi hóa dễ dàng. Mangan kim loại chỉ có từ tính sau khi đã qua xử lý đặc biệt. Trạng thái ôxi hóa phổ biến của nó là +2, +3, +4, +6 và +7, mặc dù trạng thái ôxi hóa từ +1 đến +7 đã được ghi nhận. Mn2+ thường tương tác với Mg2+ trong các hệ thống sinh học, và các hợp chất có mangan mang trạng thái ôxi hóa +7 là những tác nhân ôxi hóa mạnh.
[sửa] Ứng dụng
Mangan có vai trò quan trọng trong sản xuất sắt thép vì có tác dụng khử lưu huỳnh, khử ôxi, và mang những đặc tính của hợp kim. Luyện thép, và cả luyện sắt, sử dụng nhiều mangan nhất (chiếm khoảng 85-90% tổng nhu cầu). Trong những mục đích khác, mangan là thành phần chủ yếu trong việc sản xuất thép không rỉ với chi phí thấp, và có trong hợp kim nhôm. Nó còn được thêm vào dầu hỏa để giảm tiếng nổ lọc xọc cho động cơ. Mangan đioxít được sử dụng trong pin khô, hoặc làm chất xúc tác. Mangan được dùng để tẩy màu thủy tinh (loại bỏ màu xanh lục do sắt tạo ra), hoặc tạo màu tím cho thủy tinh. Mangan ôxít là một chất nhuộm màu nâu, dùng để chế tạo sơn, và là thành phần của màu nâu đen tự nhiên. Kali penmanganat là chất ôxi hóa mạnh, dùng làm chất tẩy uế trong hóa học và y khoa. Phốtphát hóa mangan là phương pháp chống rỉ và ăn mòn cho thép. Nó thường hay được dùng để sản xuất tiền xu. Những loại tiền xu duy nhất có sử dụng mangan là đồng xu niken "thời chiến" ("Wartime" nickel) từ năm 1942 đến 1945, và đồng xu đôla Sacagawea (từ năm 2000 đến nay). Trình độ ứng dụng mangan ở Hoa Kỳ vẫn không có nhiều thay đổi. Hiện nay, không có giải pháp công nghệ thực tế nào có thể thay thế mangan bằng chất liệu khác hay sử dụng các trầm tích trong nước hoặc các công nghệ làm giàu khác để giảm hoàn toàn sự phụ thuộc của Hoa Kỳ vào các quốc gia khác đối với quặng mangan.
Chất liệu thay thế: Mangan không có chất liệu thay thế thỏa mãn nào trong những ứng dụng lớn. Trong những ứng dụng nhỏ, kẽm hoặc vanađi có thể thay thế được cho phương pháp phốtphát hóa mangan.
[sửa] Vai trò sinh học
Mangan là nguyên tố đóng vai trò thiết yếu trong tất cả dạng sống.
[sửa] Tham khảo
[sửa] Liên kết ngoài
- National Pollutant Inventory - Manganese and compounds Fact Sheet
- WebElements.com – Manganese
- International Manganese Institute
- Parkinson's Disease and Manganese
- Neurotoxicity of inhaled manganese: Public health danger in the shower?
- Welder's Disease
Bài này còn sơ khai. Bạn có thể góp sức viết bổ sung cho bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp để biết thêm về cách sửa đổi bài. |