Khoa học Trái Đất
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Khoa học Trái Đất là thuật ngữ khái quát cho những khoa học về Trái Đất. Có thể nó là trường hợp đặc biệt về khoa học hành tinh, vì chỉ có một hành tinh đã biết có sự sống. Những môn khoa học quan trọng sử dụng các kiến thức của vật lý học, toán học, hóa học và sinh vật học để nghiên cứu những chủ đề quan trọng của hệ thống Trái Đất.
Mục lục |
[sửa] Các quyển Trái Đất
- Địa chất học
- Phần lớp đá của Trái Đất (hay thạch quyển) bao gồm phần nhân, lớp phủ trung gian (độ sâu 35-2900 km) và lớp vỏ (độ sâu 0-35 km, dao động tùy theo từng chỗ, có thể từ 5-70 km). Các nhánh chính bao gồm lý địa chất học, hóa địa chất học, hóa thạch học, khoáng chất học và trầm tích học.
- Hải dương học và khoa nghiên cứu về hồ
- Các đại dương và nguồn nước ngọt của phần nước trên Trái Đất (hay thủy quyển). Các nhánh chính là Hải dương học: lý hải dương học, hóa hải dương học và sinh hải dương học.
- Băng quyển học
- Phần chứa băng của Trái Đất (hay băng quyển học)
Tuy nhiên, có một loạt các tác động tương hỗ giữa các lĩnh vực này. Rất nhiều các lĩnh vực hiện đại có cách tiếp cận đa ngành và do đó không phù hợp với sơ đồ này.
[sửa] Các lĩnh vực đa ngành
- Biogeochemistry theo dõi chu trình của các nguyên tố trong các quyển chịu tác động bởi các quá trình sinh học và địa chất học, đặc biệt sự phân bổ và chuyển động giữa các nguồn dự trữ.
- Paleoceanography và Paleoclimatology sử dụng các thuộc tính của các trầm tích, lõi băng hay các tài liệu sinh học để suy đoán trạng thái quá khứ của các đại dương, khí quyển hay khí hậu.
Ngoài ra, các chuyên ngành hiện đại khác được biết chung như là Khoa học hệ thống Trái Đất tiếp cận tới toàn bộ Trái Đất như là một hệ thống theo đúng nghĩa của nó, mà nó tiến hóa như là kết quả của các tác động tích cực và tiêu cực giữa các hệ thống hợp thành:
- Khí tượng học mô tả, giải thích và dự báo thời tiết trên cơ sở tác động tương hỗ chủ yếu giữa đại dương và khí quyển.
- Khí hậu học mô tả và giải thích khí hậu theo thuật ngữ của sự tương tác giữa các quyển như đá quyển, thủy quyển, khí quyển, băng quyển và sinh quyển.
- Các học thuyết Gaia giải thích các biến đổi của hệ thống Trái Đất theo thuật ngữ của các tác động của sinh quyển.
Giống như các nhà khoa học khác, các nhà khoa học về Trái Đất sử dụng các phương pháp khoa học: cố gắng đưa ra công thức cho các giả thuyết sau khi quan sát và thu thập dữ liệu về các yếu tố tự nhiên và sau đó kiểm tra các giả thuyết này. Trong khoa học về Trái Đất, dữ liệu thông thường đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc kiểm tra và chứng minh các giả thuyết. Việc tiếp cận hệ thống, bằng cách sử dụng tổ hợp của các mô hình máy tính cũng như kiểm tra giả thuyết bởi các dữ liệu vệ tinh hay dữ liệu của các tàu khoa học, đã tăng thêm khả năng để các nhà khoa học có thể giải thích các biến đổi trong quá khứ và trong tương lai có thể xảy ra của hệ thống Trái Đất.
[sửa] Một phần danh sách các lĩnh vực chủ yếu
[sửa] Địa chất học
- Cataclysmic Geology
- Kinh tế địa chất học
- Địa kỹ thuật
- Ngọc học
- Địa hóa học
- Địa niên đại học
- Địa chất thủy văn
- Địa chất công trình
- Địa chất môi trường
- Geomagnetics
- Địa vi sinh học
- Địa hình thái học
- Địa vật lý
- Địa thống kê học
- Địa sử- Historical geology
- Mantle plumes
- Micropaleontology
- Khoáng vật học
- Mining
- Hóa thạch học
- Palynology
- Thổ nhưỡng học
- Địa chất dầu khí
- Thạch học
- Physical geodesy
- Sinh khoáng học
- Planetary geology
- Kiến tạo địa tầng học
- Địa chất học kỷ thứ tư
- Trầm tích học
- Địa chấn học
- Địa tầng học
- Địa chất học cấu trúc
- Kiến tạo học
- Núi lửa học
[sửa] Hải dương học
- Vật lý biển
- Hóa học biển
- Sinh học biển
- Thạch học biển
- Địa chất học biển
- Lý địa chất học đại dương
[sửa] Địa lý
- Địa lý nhân lực
- Địa lý tự nhiên
- Thạch địa lý học
- Lý địa lý học
[sửa] Khoa học sông hồ
- Khoa học sông hồ
[sửa] Băng quyển học
- Băng quyển học
[sửa] Khí quyển học
- Khí quyển học
[sửa] Các hệ thống hay lĩnh vực đa ngành
- Khí hậu học
- Khoa học hệ thống Trái Đất
- Các học thuyết Gaia
- Khí tượng học
- Thạch khí hậu học
Khoa học tự nhiên |
---|
Toán học • Vật lý học • Hóa học • Sinh học • Khoa học Trái Đất • Thiên văn học |
Bài này còn sơ khai. Bạn có thể góp sức viết bổ sung cho bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp để biết thêm về cách sửa đổi bài. |