Thảo luận:Chiến tranh Việt Nam (miền Nam, 1954-1959)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mục lục |
[sửa] Đổi tên
Nên đổi tên thành Chiến tranh Việt Nam (miền Nam, 1954-1959), tại vì phần mềm MediaWiki không hiểu những "tiểu bài" (subpages?) trong tên miền không gian chính. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, nhật ký) 22:54, ngày 16 tháng 10 năm 2005 (UTC)
[sửa] Hậu thuẩn
Hậu là sau, thuẩn là cái khiên. Hậu thuẩn là đứng sau lưng ai đó giúp chống lại phía đối nghịch. —thảo luận chưa ký tên này là của 222.253.78.196 (thảo luận • đóng góp)
- Đồng ý. Nhưng chữ sau là "thuẫn" (盾), không phải "thuẩn". Mekong Bluesman 09:44, ngày 17 tháng 11 năm 2005 (UTC)
[sửa] Ủng hộ
Ủng là đẩy, hộ là giúp. Ủng hộ là giúp người khác làm công việc của họ. Sự dính líu của hậu thuẩn rõ, trực tiếp trong một cuộc đối chọi. —thảo luận chưa ký tên này là của 222.253.78.196 (thảo luận • đóng góp)
[sửa] Đoạn về Cộng sản miền Nam
Đọc cái đoạn viết về " Cộng sản miền Nam" tôi thấy buồn cười. Chẳng hiểu người viết dựa vào đâu để viết vậy. Không thiếu gì nhà lý luận của đảng người miền nam cả. Sự độc lập của những người CS MN thể hiện ở điểm nào. Đọc thêm mấy cuốn sách và các tư liệu xung quanh Xứ uỷ Nam Kỳ ( Nam Bộ) xem sao. —thảo luận chưa ký tên này là của 58.187.67.158 (thảo luận • đóng góp)
Không thấy nhắc đến khoảng 15 vạn quân Việt Minh từ nam ra bắc. Theo tôi thì ông Diệm cần người công giáo làm chỗ dựa cho chính quyền ông ta vì thế mới hô hào đưa người công giáo vào nam, vì khi đó người công giáo trong nam rất ít. Việt Minh thì tin tưởng sẽ có tổng tuyển cử hoặc nếu ông Diệm vi phạm, người theo Việt Minh ở lại miền nam sẽ là lực lượng đông đảo đấu tranh hòa bình đòi thi hành Hiệp định hoặc chỗ dựa cho đấu tranh bạo lực sau này, vì thế việt Minh không khuyến khích đưa người của mình ra bắc. Sau 1975 một bộ phận di cư là lý do kinh tế. Thực tế VC không đối xử tàn tệ với người thua cuộc như lúc đầu VNCH và Mỹ tuyên truyền. Tình hình miền nam sau 75 không ổn định do CIA và các thế lực chế độ cũ còn quấy rối, vì vậy nếu có một số người phải cải tạo nhiều năm cũng dễ hiểu. Giả sử họ sống tự do bên ngoài cũng khó tránh khỏi sự trả thù của nhân dân.
không thấy nêu cuộc đấu tranh hòa bình đòi thi hành hiệp định ở miền nam từ 1954.
—bàn luận không ký tên vừa rồi là của 118.71.66.175 (thảo luận • đóng góp)
[sửa] Về dân vận của ông Ngô Đình Diệm
Ngô Đình Nhu là lãnh tụ của đảng Cần lao - nhân vị cũng đã tổ chức hoạt động theo mô hình đảng cộng sản, chính ông ta cũng nói " Cộng sản có cái gì hay thì ta học ". Sách đầu gối của ông Nhu vẫn có một số sách của lãnh tụ cộng sản, trong tiểu thuyết Ông cố vấn hồ sơ một điệp viên có đề cập. Vậy thì công tác dân vận của chính quyền Diệm vẫn gần dân vì đã tổ chức như mô hình của đảng cộng sản, không thể nói là yếu kém trong lĩnh vực dân vận này. --Dangvanhong (thảo luận) 10:11, ngày 31 tháng 1 năm 2008 (UTC)
Chính sách cải tạo ruộng đất của chính quyền Ngô Đình Diệm dẫn đến đất đai tập trung vào tay địa chủ là một trong những nguyên nhân làm cho nông dân ngả về phía những người cộng sản. ý này cần được nhắc đến. —bàn luận không ký tên vừa rồi là của 58.187.80.109 (thảo luận • đóng góp)