Wikipedia:Trang thảo luận
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trong Wikipedia, mọi trang viết đều có trang thảo luận đi kèm. Chúng ta mở trang thảo luận ra bằng cách ấn vào thanh "thảo luận" phía trên đầu trang viết. Thanh này nằm ngay cạnh thanh "sửa đổi".
Trang thảo luận mang tính công cộng; nếu bạn muốn trao đổi riêng tư, hãy dùng thư điện tử (xem Wikipedia:Gửi thư điện tử).
Mục lục |
[sửa] Mục đích
Trang thảo luận là nơi chúng ta đưa ra ý kiến của mình về bài viết hay một chi tiết, gợi ý cách thay đổi, hỏi cho rõ về một vấn đề. Đây cũng là nơi cộng đồng tìm kiềm sự đồng thuận về một chi tiết gây tranh luận.
Với các trang thảo luận cạnh trang thành viên, đây là nơi gửi tin nhắn hay bàn luận tới thành viên đó. Khi viết vào trang thảo luận thành viên, thành viên sẽ nhận được thông báo có tin nhắn mới.
[sửa] Cách dùng
Nếu chữ "thảo luận" có màu đỏ nghĩa là chưa có ai viết vào trang thảo luận. Lúc đó, ấn vào chữ này là mở ra cửa sổ soạn thảo để viết bàn luận. Nếu chữ "thảo luận" xanh, đã có bàn luận trong trang đó rồi. Lúc đó, ấn vào sẽ hiển thị các bàn luận liên quan đến bài viết. Để thêm bàn luận mới, ấn vào thanh có dấu "+"; để sửa đổi lại trang thảo luận, hay viết thêm ý vào bàn luận cũ, ấn vào các chữ "sửa đổi" hay "sửa" gần chỗ có bàn luận cần thay đổi.
Khi thảo luận, chúng ta cần ký tên sau mỗi thảo luận để giúp phân biệt ý kiến thuộc về cá nhân nào. Mã wiki để ký tên thông dụng là viết 4 dấu ngã, "~", sau thảo luận. 4 dấu ngã này lúc hiện thị sẽ ghi ra tên người thảo luận và ngày giờ thảo luận.
Nếu dùng 3 dấu ngã, chỉ tên người sử dụng sẽ hiện lên. Nếu dùng 5 dấu ngã, chỉ ngày tháng sẽ hiện lên. Hai trường hợp 3 và 4 dấu ngã, tên người thảo luận thường có liên kết tới trang cá nhân của người đó.
[sửa] Quy định
Trong trang thảo luận, cũng như tại mọi trang ở Wikipedia, chúng ta cố gắng viết trên thái độ hợp tác, tôn trọng mọi người, với tôn chỉ là xây dựng nguồn kiến thức chung. Từ đó, trang thảo luận, đặc biệt là trang thảo luận thành viên, không nên là nơi chit chat, trao đổi những vấn đề không liên quan trực tiếp đến Wikipedia gây ảnh hưởng đến những thành viên không liên quan (thay vào đó nên dùng các tiện ích như thư điện tử, tin nhắn nhanh trực tuyến...).