See also ebooksgratis.com: no banners, no cookies, totally FREE.

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Chiến dịch Campuchia – Wikipedia tiếng Việt

Chiến dịch Campuchia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chiến dịch Campuchia
Một phần của Chiến tranh Việt Nam

Bản đồ chiến dịch
Thời gian 29 tháng 4 - 22 tháng 7 1970
Địa điểm Miền Đông Campuchia
Kết quả Liên quân thu giữ khối lượng lớn vật tư chiến tranh của phía cộng sản; mở rộng nội chiến Campuchia.
Tham chiến
Quân lực Việt Nam Cộng hòa,
Quân đội Hoa Kỳ
Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam
Chỉ huy
Lư Mộng Lan
Đỗ Cao Trí
Nguyễn Việt Thanh
Creighton W. Abrams (U.S.)
Phạm Hùng
Hoàng Văn Thái
Lực lượng
58.608,
50.659 (Hoa Kỳ)
~40.000
Thương vong
809 chết,
3.486 bị thương
434 chết,
2.233 bị thương,
13 mất tích
12.354 chết,
1.177 bị bắt[1]

Chiến dịch Campuchia (còn gọi là Cuộc xâm nhập Campuchia) là tên kế hoạch vượt biên giới Campuchia vào năm 1970 của quân đội Hoa KỳQuân lực Việt Nam Cộng hòa theo yêu cầu của Thủ tướng Campuchia Lon Nol nhằm truy quét các lực lượng của Trung ương Cục miền Nam nằm trong lãnh thổ Campuchia trong Chiến tranh Việt Nam.

Mục lục

[sửa] Chính sách trung lập của Shihanouk

Khi người Pháp rời khỏi Campuchia năm 1954, Quốc trưởng Shihanouk được công nhận quyền lực tại đó. Tuy nhiên ông bị chống đối bởi phe Dân chủ lẫn phe Cộng sản. Do những rắc rối ở Việt Nam gia tăng, ông cố gắng giữ cho đất nước một thái độ trung lập. Đầu tiên ông ủng hộ Mỹ, sau đó khi người Mỹ tiến vào bảo vệ Việt Nam Cộng hòa năm 1965 thì ông chuyển hướng sang ủng hộ Trung Quốc[2] Thấy rõ phe Cộng sản sắp thắng, ông đồng ý cho họ sử dụng các tuyến đường và căn cứ cung ứng dọc theo biên giới và tin tưởng Trung Quốc sẽ bảo đảm vị thế cho mình.

Sau Sự kiện Tết Mậu Thân, tướng Westmoreland tìm kiếm sự ủng hộ cho việc tấn công truy quét các căn cứ của Quân giải phóng miền Nam và Trung ương cục miền Nam ở Campuchia. Lo ngại người Mỹ, Shihanouk cho phép họ được quyền truy đuổi lực lượng cộng sản, miễn là không người dân Campuchia nào bị ảnh hưởng. Người Mỹ đề xuất một chiến dịch đánh bom ngắn hạn xuống các căn cứ của Quân giải phóng miền Nam ở Campuchia dưới sự hỗ trợ tình báo từ người của Shihanouk, nhưng chiến dịch này lại kéo dài tới 14 tháng và làm đất nước của Shihanouk bị mất ổn định.

[sửa] Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa tiến vào Campuchia

Ngày 18 tháng 3 năm 1970, Thủ tướng Lon Nol tiến hành đảo chính không đổ máu khi Shihanouk xuất ngoại. Sau đó, quân đội Campuchia tấn công các căn cứ của Quân giải phóng miền Nam ở Campuchia nhưng bị đẩy lui. Không lâu sau, Không lực Hoa Kỳ bắt đầu rải bom và nã pháo vào các căn cứ của Quân giải phóng miền Nam tại Campuchia. Sau đó Quân lực Việt Nam Cộng hòa tiến vào nhưng lại gặp sự kháng cự mạnh của đối phương. Tổng thống Nixon cũng cho quân vào Campuchia để hỗ trợ cho đồng minh Việt Nam Cộng hòa sau khi Thủ tướng Campuchia Lon Nol yêu cầu. [3]

Theo đánh giá của những người cộng sản Việt Nam, “ngày 30-4-1970, Mỹ đưa hơn 10 vạn - vừa quân Mỹ vừa quân Sài Gòn, mở cuộc hành quân đánh chiếm Campuchia, nhằm cứu bọn ngụy Lon Non đang có nguy cơ sụp đổ, triệt phá cái mà chúng gọi là "đất thánh Việt cộng" trên đất Campuchia, biến nước này thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mỹ, thực hiện ở đây một chiến lược chiến tranh mới phù hợp với "học thuyết Níchxơn" - chiến lược "Khơme hóa chiến tranh".”[4][cần số trang]

Quân giải phóng miền Nam rút ngay khi Mỹ tiến vào nhưng họ lại kháng cự quyết liệt ở thị trấn Snoul. Hơn 90 % thị trấn bị xóa sổ sau 2 ngày bị oanh tạc bằng bom, na-panpháo. Cách đó không xa, quân đội Mỹ phát hiện một khu vực rộng 2 dặm vuông của Quân giải phóng miền Nam dưới các tán rừng già gồm các hệ thống boong ke, lán trại, lối mòn, ga-ra xe tải, nhà ăn, chuồng nuôi heo, , bãi tập bắn và cả hồ bơi. Quân Mỹ kiểm tra thấy có tới hơn 400 lán trại, nhà kho và boong ke, chứa đầy lương thực, quần áo và thuốc men, 182 hầm vũ khí và đạn dược. Có hầm chứa tới 480 khẩu súng và 1 hầm khác có 120.000 viên đạn. [3]

Vài ngày sau trực thăng phát hiện 4 xe tải của Việt Cộng đang di chuyển trên đường mòn giữa rừng già. Sau cuộc đọ súng với lực lượng bộ binh, Quân giải phóng miền Nam rút chạy, để lại phía sau 1 hầm đạn lớn nhất trong cuộc chiến với hơn 6 triệu rưỡi viên đạn các loại, hàng ngàn rốc két, tiểu liên, 1 số xe vận tải và cả 1 Tổng đài điện thoại . Dù không có tài liệu hay cơ sở hạ tầng rõ ràng nhưng người ta cho rằng đây chính là trung tâm đầu não của Trung ương Cục miền Nam huyền thoại.[5]

Xe tăng tiến vào thị trấn Snoul
Xe tăng tiến vào thị trấn Snoul

Đối với Tổng thống Nixon thì đây là một lễ Giáng sinh vui vẻ. Cuộc xâm nhập là 1 thành công ngoài sức tưởng tượng. Chỉ trong 2 tuần chiến dịch đã loại được 4.793 vũ khí cá nhân, 730 súng cối, hơn 3 triệu viên đạn dành cho vũ khí cá nhân, 7.285 rốc két, 124 xe tải và 2 triệu pound gạo. Sau đó người Mỹ tăng cường thêm 31.000 người sang Campuchia để xóa sổ phần còn lại của vùng đất Cộng sản bên kia biên giới. Tuy nhiên nó lại gây ra phản ứng dữ dội từ PhápLiên Xô vì hành động này mở rộng chiến tranh sang Campuchia. Ở Mỹ, các cuộc biểu tình chống đối Nixon lại có dịp bùng phát.

Đến tháng 6 năm 1970, trước tình hình mở rộng chiến tranh sang Campuchia, Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam ra nghị quyết "Về tình hình mới ở bán đảo Đông Dương và nhiệm vụ mới của chúng ta", nêu lên “sự phát triển mới của cục diện cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia; âm mưu và chủ trương chiến lược của địch; nhiệm vụ mới, những phương châm chiến lược lớn nhằm đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nâng cao sức mạnh đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương, tiến lên giành những thắng lợi mới.”[6]

[sửa] Cuộc rút lui

Như đã hứa, Nixon rút quân Mỹ ra khỏi Campuchia 7 tuần sau đó, nhưng các cuộc oanh tạc vẫn tiếp diễn. Quân lực Việt Nam Cộng hòa tiếp tục chiến đấu ở Campuchia dưới sự hỗ trợ của Không lực Hoa Kỳ. Tuy vậy, thế đứng chân của họ không vững lắm. Quân giải phóng miền Nam được triển khai ở đây với sức mạnh vượt trội. Phía Mỹ đề nghị ngừng bắn, phe nào ở yên chỗ nấy nhưng phía Cộng sản phản đối vì họ rất tự tin ở thế thắng của mình.[7]

[sửa] Tham khảo

  • Nigel Cawthorne, Chiến tranh Việt Nam - Được và Mất, NXB Đà Nẵng

[sửa] Chú thích

  1. ^ John M. Shaw, The Cambodian Campaign. Lawrence KS: University of Kansas Press, 2005, p. 158. His original source was the Current Historical Evaluation of Counterinsurgency Operations (Project CHECO).
  2. ^ Cawthorne, tr. 350
  3. ^ a b Cawthorne, tr. 352
  4. ^ Đại cương Lịch sử Việt Nam tập 3 - NXB Giáo dục
  5. ^ Cawthorne, tr. 353
  6. ^ Thông tấn xã Việt Nam, Xuất bản cuốn sách Văn kiện Đảng Toàn tập - Tập 31
  7. ^ Nigel Cawthorne, Chiến tranh Việt Nam - Được và Mất, NXB Đà Nẵng p 355


aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu -