Xêzi
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tổng quát | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tên, Ký hiệu, Số | Xêzi, Cs, 55 | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Phân loại | kim loại kiềm | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhóm, Chu kỳ, Khối | 1, 6, s | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Khối lượng riêng, Độ cứng | 1.963 kg/m³, 0,2 | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Bề ngoài | màu vàng ngà | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Tính chất nguyên tử | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Khối lượng nguyên tử | 132,9054519(2) đ.v. | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Bán kính nguyên tử (calc.) | 260 (298) pm | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Bán kính cộng hoá trị | 225 pm | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Bán kính van der Waals | pm | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Cấu hình electron | [Xe]6s1 | |||||||||||||||||||||||||||||||||
e- trên mức năng lượng | 2, 8, 18, 18, 8, 1 | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Trạng thái ôxi hóa (Ôxít) | 1 (bazơ mạnh) | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Cấu trúc tinh thể | lập phương tâm khối | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Tính chất vật lý | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trạng thái vật chất | rắn | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Điểm nóng chảy | 301,59 K (83,19 °F) | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Điểm sôi | 944 K (1.240 °F) | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Trạng thái trật tự từ | không có dữ liệu | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Thể tích phân tử | ×10-6 m³/mol | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệt bay hơi | 63,9 kJ/mol | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệt nóng chảy | 2,09 kJ/mol | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Áp suất hơi | 100000 Pa tại 940 K | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Vận tốc âm thanh | m/s tại 293,15 K | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Thông tin khác | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Độ âm điện | 0,79 (thang Pauling) | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệt dung riêng | 242,35 J/(kg·K) | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Độ dẫn điện | 4,878x106 /Ω·m | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Độ dẫn nhiệt | 35,9 W/(m·K) | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Năng lượng ion hóa |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||
Chất đồng vị ổn định nhất | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||
Đơn vị SI và STP được dùng trừ khi có ghi chú. |
Xêzi là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn có ký hiệu Cs và số nguyên tử bằng 55. Nó là một kim loại kiềm mềm màu vàng ngà với điểm nóng chảy là 28 °C (83 °F), làm cho nó trở thành một trong các kim loại ở dạng lỏng tại hay gần nhiệt độ phòng, cùng với rubidi (39°C), franxi (27 °C), thủy ngân (-39 °C) và gali (30 °C). Nguyên tố này đáng chú ý nhất là trong các sử dụng trong các đồng hồ nguyên tử.
Mục lục |
[sửa] Lịch sử
Xêzi (tiếng Latinh caesius có nghĩa là "thiên thanh" hay "lam nhạt") được Robert Bunsen và Gustav Kirchhoff phát hiện nhờ quang phổ năm 1860 trong nước khoáng lấy từ Dürkheim, Đức. Việc xác định nó dựa trên các vạch màu lam nhạt trong quang phổ của nó và nó là nguyên tố đầu tiên được phát hiện nhờ phân tích quang phổ. Xêzi kim loại đã được Carl Setterberg điều chế ra năm 1882. Về mặt lịch sử, ứng dụng quan trọng nhất của xêzi là trong nghiên cứu và phát triển, chủ yếu là trong các ứng dụng hóa học và điện học.
[sửa] Đặc trưng
Phổ điện từ của xêzi có hai vạch sáng trong phần xanh lam của quang phổ cùng với một vài vạch khác trong các phần màu đỏ, vàng và lục. Kim loại này có màu vàng ngà, mềm và dễ uốn. Xêzi là nguyên tố có độ âm điện, thế ion hóa và tính kiềm đứng thứ hai, chỉ sau franxi. Xêzi là kim loại ít phổ biến nhất trong số 5 kim loại kiềm không phóng xạ (Về mặt kỹ thuật thì franxi là kim loại kiềm ít phổ biến nhất, nhưng do nó có tính phóng xạ cao, với chỉ khoảng 550 gam trong toàn bộ lớp vỏ Trái Đất tại một thời điểm[1], nên độ phổ biến của nó có thể coi là bằng 0 trong thực tế).
Cùng với gali, franxi và thủy ngân, xêzi là một trong số các kim loại ở dạng lỏng trong điều kiện/hay gần nhiệt độ phòng. Xêzi phản ứng mãnh liệt trong nước lạnh và cũng phản ứng với nước đá ở nhiệt độ trên -116°C (157K).
Hiđrôxít xêzi (CsOH) là một bazơ cực mạnh và sẽ nhanh chóng ăn mòn bề mặt của thủy tinh. CsOH thông thường được coi là "bazơ mạnh nhất" (sau FrOH), nhưng trên thực tế thì nhiều hợp chất khác, như n-butyl liti (C4H9Li) hay amit natri (NaNH2) là các bazơ mạnh hơn.
Người ta cũng cho rằng xêzi, khi phản ứng với flo, sẽ chiếm nhiều flo hơn lượng pháp hóa của nó [cần chú thích]. Điều này là có thể, do sau khi muối Cs+F− được tạo ra thì ion Cs+, với cấu trúc điện tử tương tự như của nguyên tố xenon, có thể, tương tự như xenon, bị ôxi hóa tiếp bởi flo để tạo thành florua bậc cao hơn (ở dạng dấu vết), như CsF3, tương tự như XeF2.
[sửa] Ứng dụng
Có lẽ ứng dụng phổ biến nhất của xêzi hiện nay là trong các chất lỏng khoan dựa trên format xêzi (Cs(HCOO)) trong công nghiệp khai thác dầu mỏ. Tỷ trọng cao của format xêzi (tới 2,3 sg), cùng với relative benignity of Cs133, làm giảm các yêu cầu đối với các chất rắn huyền phù tỷ trọng cao và có độc trong chất lỏng khoan, làm cho nó có một số ưu thế đáng kể về mặt công nghệ, môi trường và công trình [2], [3].
Xêzi cũng đáng chú ý vì các sử dụng trong đồng hồ nguyên tử, với độ chính xác ở mức giây trong hàng nghìn năm. Kể từ năm 1967, đơn vị đo lường thời gian của Hệ đo lường quốc tế (SI), giây, là dựa trên các thuộc tính của nguyên tử xêzi. SI định nghĩa giây bằng 9.192.631.770 chu kỳ bức xạ, tương ứng với sự chuyển trạng thái của hai mức năng lượng spin điện tử trong trạng thái tĩnh của nguyên tử Cs133.
- Cs134 được sử dụng trong thủy học như là phép đo lượng phát ra của xêzi bởi công nghiệp năng lượng nguyên tử. Đồng vị này được sử dụng là do mặc dù nó ít thịnh hành hơn Cs133 hay Cs137, nhưng Cs134 có thể được sinh ra bằng các phản ứng hạt nhân. Cs135 cũng đã được sử dụng vì mục đích này.
- Giống như các nguyên tố nhóm 1 khác, xêzi có ái lực lớn với ôxy và vì thế được sử dụng như là "chất thu khí" trong các ống chân không.
- Kim loại này cũng được sử dụng trong các tế bào quang điện do khả năng bức xạ điện tử cao của nó.
- Xêzi cũng được sử dụng như là chất xúc tác trong quá trình hiđrô hóa của một vài hợp chất hữu cơ.
- Các đồng vị phóng xạ của xêzi được sử dụng trong lĩnh vực y học để điều trị một vài dạng ung thư.
- Florua xêzi được sử dụng rộng rãi trong hóa hữu cơ như là một bazơ và là nguồn của các ion florua khan.
- Hơi xêzi được sử dụng trong nhiều loại từ kế phổ biến.
- Do có tỷ trọng cao, dung dịch clorua xêzi nói chung hay được sử dụng trong sinh học phân tử để siêu ly tâm gradient tỷ trọng, chủ yếu để tách các phần tử virus, các cơ quan tử hay các phần cận tế bào, cũng như các axít nucleic từ các mẫu sinh học.
- Nitrat xêzi được sử dụng như là chất ôxi hóa để đốt silic trong hồng ngoại[4] như LUU-19[5], do nó bức xạ phần lớn phổ điện từ của nó trong phổ cận hồng ngoại.
- Gần đây, kim loại này được sử dụng trong các hệ thống động cơ đẩy ion[cần chú thích].
- Cs137 là đồng vị phóng xạ, sử dụng như là nguồn bức xạ gamma trong các ứng dụng công nghiệp, như:
- Đo mật độ hơi ẩm
- Đo độ thăng bằng
- Đo độ dày
- Các thiết bị trong giếng khoan (được sử dụng để đo độ dày của các tầng đá)
- Như một tiêu chuẩn quốc tế trong phổ trắc quang học
[sửa] Phổ biến
Xêzi có mặt trong các khoáng vật như lepidolit, polluxit (silicat nhôm và xêzi ngậm nước) cũng như trong một vài nguồn khác. Một trong các nguồn giàu và đáng kể nhất có chứa kim loại này là tại khu vực hồ Bernic ở Manitoba. Các trầm tích tại đây ước tính chứa khoảng 300.000 tấn polluxit với hàm lượng xêzi khoảng 20%.
Nó có thể cô lập nhờ điện phân xyanua xêzi nóng chảy và bằng một vài cách khác nữa. Xêzi cực kỳ tinh khiết và không chứa khí có thể được điều chế bằng phân hủy nhiệt đối với azua xêzi. Các hợp chất chính của xêzi là clorua xêzi và nitrat xêzi. Giá của xêzi kim loại vào năm 1997 là khoảng 30 USD một gam, nhưng các hợp chất của nó thì rẻ hơn.
[sửa] Đồng vị
Xêzi có ít nhất 39 đồng vị đã biết, là nhiều hơn bất kỳ một nguyên tố nào (ngoại trừ franxi). Nguyên tử lượng của các đồng vị này nằm trong khoảng từ 112 tới 151. Mặc dù có nhiều đồng vị như vậy, song xêzi chỉ có 1 đồng vị ổn định trong tự nhiên là Cs133. Phần lớn các đồng vị còn lại có chu kỳ bán rã từ vài ngày tới chỉ vài phần của giây. Đồng vị do phóng xạ tạo ra, Cs137 đã từng được sử dụng trong các nghiên cứu thủy học, tương tự như việc sử dụng của H3. Cs137 được sản sinh từ các vụ nổ hạt nhân cũng như từ các nhà máy điện nguyên tử và đáng chú ý nhất là được giải phóng vào khí quyển từ thảm họa Chernobyl năm 1986.
Điều này là do đồng vị Cs137 là một trong nhiều sản phẩm của phân rã hạt nhân, trực tiếp từ hạt nhân của urani.
Bắt đầu từ năm 1945, với sự khởi đầu của việc thử nghiệm hạt nhân, Cs137 đã được giải phóng vào khí quyển Trái Đất, tại đây nó được hấp thụ vào dung dịch và được quay trở lại bề mặt Trái Đất dưới dạng thành phần của bụi phóng xạ. Khi Cs137 xâm nhập vào nước ngầm, nó tích lũy lại trong đất bề mặt và bị di dời khỏi đất chủ yếu bởi sự vận chuyển của các hạt đất. Kết quả là, người ta có thể sử dụng các số liệu về hàm lượng của đồng vị này trong đất để xác định tuổi của nó. Cs137 có chu kỳ bán rã 30,17 năm. Nó bị phân rã thành bari-137m (sản phẩm phân rã tồn tại ngắn) sau đó tạo thành bari không phóng xạ.
[sửa] Cảnh báo
Tất cả các kim loại kiềm đều có độ hoạt động hóa học cao. Xêzi, một trong các kim loại kiềm nặng nhất, là một trong số các kim loại hoạt động hóa học mạnh nhất và gây nổ mạnh khi tiếp xúc với nước, do khí hiđrô được giải phóng ra từ phản ứng bị nung nóng bởi nhiệt giải phóng ra từ chính phản ứng này, gây ra đánh lửa và gây nổ mạnh (như các kim loại kiềm khác) – nhưng do xêzi là quá hoạt hóa nên phản ứng nổ này diễn ra ngay cả với nước lạnh hay nước đá. Hiđrôxít xêzi là một bazơ cực mạnh, có khả năng ăn mòn thủy tinh.
Các hợp chất của xêzi là tương đối hiếm, nhưng nói chung chúng nên được coi là tương đối độc hại do sự tương tự về mặt hóa học của chúng với kali. Một lượng lớn có thể gây ra kích thích quá mức hay co giật, nhưng những lượng lớn như vậy không thể có được một cách thông thường trong các nguồn tự nhiên, vì thế xêzi không bị coi là chất hóa học chính gây ô nhiễm môi trường. Trong thử nghiệm trên chuột được nuôi bằng khẩu phần ăn chứa xêzi thay vì kali thì chúng đều bị chết, vì thế nguyên tố này không thể thay thế cho kali về mặt chức năng sinh học.
Các đồng vị Cs134 và Cs137 (có trong sinh quyển ở mức một lượng rất nhỏ do rò rỉ phóng xạ) là gánh nặng phóng xạ, phụ thuộc vào vị trí của từng khu vực. Xêzi phóng xạ không tích lũy trong cơ thể như nhiều sản phẩm từ phân rã hạt nhân khác (chẳng hạn như iốt phóng xạ hay stronti phóng xạ).
[sửa] Xem thêm
- Cs-137
- Tai nạn Goiânia
- Bom bẩn
- Khoáng vật của xêzi
[sửa] Tham khảo
[sửa] External links
Các kim loại kiềm | |||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Liti |
| |
Natri |
| |
Kali |
| |
Rubidi |
| |
Xêzi |
| |
Franxi |
|