See also ebooksgratis.com: no banners, no cookies, totally FREE.

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Vinh – Wikipedia tiếng Việt

Vinh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Xin xem các mục từ khác có tên tương tự ở Vinh (định hướng).
Vinh
Địa lý
Trụ sở Ủy ban Nhân dân:
Vị trí:
Diện tích: km²
Số phường/xã:
Dân số
Số dân:
 - Nông thôn  %
 - Thành thị  %
Mật độ: người/km²
Thành phần dân tộc:
Hành chính
Chủ tịch Hội đồng nhân dân:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân: Hoàng Đăng Hảo
Thông tin khác
Điện thoại trụ sở:
Số fax trụ sở:
Địa chỉ mạng:

Thành phố Vinh là tỉnh lỵ của tỉnh Nghệ An và là thành phố "thủ phủ" của vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam [1]. "Đề án phát triển thành phố Vinh trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung bộ" đã được Chính phủ phê duyệt ngày 3 tháng 10 năm 2005. Theo kế hoạch, Thành phố Vinh sẽ trở thành đô thị loại 1 vào quí 2 năm 2008.

Mục lục

[sửa] Diện tích, dân số và các đơn vị hành chính

  • Diện tích 105 km².
  • Dân số: 283.000 người (2008).
  • Các đơn vị hành chính bao gồm:
  • 16 phường: Lê Mao, Hà Huy Tập, Đội Cung, Lê Lợi, Hưng Bình, Cửa Nam, Quang Trung, Trường Thi, Hồng Sơn, Trung Đô, Bến Thuỷ, Đông Vĩnh, Hưng Phúc, Quán Bàu, Hưng Dũng, Vinh Tân.
  • 9 xã: Nghi Phú, Hưng Đông, Hưng Lộc, Hưng Hòa, Nghi Ân, Nghi Kim, Nghi Liên, Nghi Đức, Hưng Chính

[sửa] Xuất xứ tên gọi

Vinh, tên ban đầu là Kẻ Ván. Sau đó, lần lượt đổi thành Kẻ Vinh, Vinh Giang, Vinh Doanh, Vinh Thi. Cuối cùng, tên chính thức của thành phố được rút gọn lại thành một tiếng là Vinh và tồn tại mãi cho đến tận bây giờ. p\o Vinh Doanh là tên trấn thời nhà Lê, có thôn Vĩnh Yên và thôn Yên Vinh, nay là địa bàn thành phố Vinh. Thôn này sau là làng Vĩnh Yên, thuộc xã Yên Trường, tổng Yên Trường, huyện Chân Phúc, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An. Đến thời nhà Nguyễn, thuộc huyện Nghi Lộc. Nơi đây có chợ Vĩnh và làng Yên Vinh, còn gọi là làng Vang, là nơi có Tòa Công sứ Pháp được xây dựng năm 1897 ở ngoài thành Nghệ An, phía tây thành, cạnh sông Vĩnh Giang và chợ Vĩnh. Theo Đinh Xuân Vịnh, trong Sổ tay địa danh Việt Nam, thì vì Tòa Công sứ Pháp đóng ở thôn Yên Vinh, nên về sau tên gọi Vinh dần dần thay thế cho tên gọi cũ là Vĩnh (tiếng địa phương gọi là Vịnh). [1]

[sửa] Lịch sử

Ngày 01 tháng 10 năm 1788 Hoàng đế Quang Trung đã quyết định cho xây dựng đế đô tại vùng đất Yên Trường, nay thuộc phường Trung Đô - Thành phố Vinh - Nghệ An và đặt tên là thành Phượng Hoàng Trung Đô. Và bằng việc xây dựng đơn vị hành chính: Phượng Hoàng - Trung Đô đã khẳng định vị thế của đất Yên Trường trong sự cân đối hài hòa với Đông Đô ở miền Bắc, Tây Đô ở miền Nam và trong chiến lược lâu dài của Hoàng đế Quang Trung là sẽ xây dựng Yên Trường thành kinh đô của đất Việt.

Từ đời vua Gia Long đến các đời vua Tự Đức, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định vùng đất Yên Trường tiếp tục được coi trọng xây dựng. Dấu tích các cổng Thành cổ Nghệ An đã là một minh chứng cho công cuộc xây dựng và phát triển vùng đất này.

Ngày 20 tháng 10 năm 1898, vua Thành Thái ra đạo dụ thành lập thị xã Vinh cùng với các thị xã Thanh Hóa, Huế, Fai-Fo (Hội An ngày nay), Quy NhơnPhan Thiết. Ngày 30 tháng 8 năm 1899, Toàn quyền Đông Dương chuẩn y đạo dụ này. Thị xã lúc đầu bao quanh thành Nghệ An, sau dần dần phát triển về phía Nam.

Ngày 10 tháng 12 năm 1927, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định hợp nhất thị xã Vinh, thị xã Bến Thủy (thành lập ngày 11 tháng 3 năm 1914) và thị xã Trường Thi (thành lập ngày 27 tháng 8 năm 1917) thành Thành phố Vinh - Bến Thủy, do Công sứ Nghệ An kiêm chức đốc lý (tức thị trưởng).

Khi Việt Nam độc lập năm 1945, Vinh trở thành thị xã tỉnh lị tỉnh Nghệ An. Ngày 10 tháng 10 năm 1963, Vinh trở thành thành phố trực thuộc tỉnh, là đô thị loại 3.

Trong những năm Chiến tranh Việt Nam, Vinh là một trong những thành phố miền Bắc bị không quân Mỹ ném bom tàn phá nặng nề nhất.

Từ năm 1975, Vinh là tỉnh lị tỉnh Nghệ Tĩnh. Sau chiến tranh, thành phố được xây dựng lại theo kiểu thiết kế đô thị của Đông ĐứcLiên Xô như các đại lộ lớn, rộng và các dãy nhà chung cư.

Và từ năm 1991, trở lại tỉnh lị tỉnh Nghệ An và năm 1993 được công nhận là đô thị loại 2.

Ngày 30-9-2005, Chính phủ ban hành Quyết định 239QĐ-CP phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển Vinh trở thành đô thị trung tâm Bắc Trung bộ.

Hiện nay, thành phố phấn đấu trở thành đô thị loại I vào năm 2008 hướng tới đô thị trung tâm vùng Bắc Trung bộ.

[sửa] Kinh tế

Về kinh tế, dịch vụ chiếm khoảng 55% lao động của toàn thành phố. Tiếp đó là công nghiệp chiếm khoảng 30% và nông lâm nghiệp chiếm phần còn lại (15%).

Thành phố Vinh là một trung tâm giao thông quan trọng, nắm giữ vị trí trọng yếu trên con đường vận chuyển từ Nam ra Bắc và ngược lại, ngoài ra đây cũng là một cảng biển quan trọng.

[sửa] Địa danh, văn hóa

[sửa] Phượng Hoàng Trung Đô

Xem bài chính về Phượng Hoàng Trung Đô.

[sửa] Thành cổ Nghệ An

Năm 1803, Gia Long ra Bắc, chọn làng Vĩnh Yên nằm phía Tây bắc Dũng Quyết (khu vực thành cổ bây giờ) xây trấn sở. Năm 1884 chính thức dời trấn từ Dũng Quyết về Vĩnh Yên, cho xây thành Nghệ An bằng đất. Mãi đến năm 1831 vua Minh Mạng mới cho xây lại thành bằng đá ong theo kiểu Vô-băng (Vô-băng là tên một tướng Pháp có sáng kiến thiết kế kiểu thành này). Thành có 6 cạnh, chu vi dài 603 trượng (2.412 m), cao 1 trượng, 1 tấc, 5 thước (4,42 m), diện tích: 420.000 m², bao xung quanh có hào rộng 7 trượng (28 m), sâu 8 thước ta (3,20 m). Lúc khởi công, triều đình nhà Nguyễn đã huy động 1000 lính Thanh Hoá, 4000 lính Nghệ An. Đến thời Tự Đức, khi nâng cấp phải lấy 8599 phiến đá sò từ Diễn Châu và đá ong từ Nam Đàn, 4.848 cân vôi, 155 cân mật mía, với tổng kinh phí là 3.688 quan tiền.

Thành cổ Nghệ An
Thành cổ Nghệ An

Thành cổ có 3 cửa ra vào. Cửa tiền là cửa chính hướng về phía Nam, cửa để vua ngự giá, các quan trong lục bộ triều đình và tổng đốc ra vào. Cửa Tả hướng về phía đông, Cửa hữu hướng về phía Tây. Muốn đi qua các cửa đều phải qua một cái cầu. Bên trong, công trình lớn nhất là hành cung, phía đông hành cung có dinh thống đốc, phía nam có dinh bố chánh và án sát, dinh lãnh binh, dinh đốc học, phía bắc có trại lính và nhà ngục. Sau này phía tây có nhà giám binh người Pháp. Toàn bộ được trang bị 65 khẩu thần công, 47 khẩu đặt ở các vọng gác, số còn lại tập trung ở hành cung và dinh thống đốc.

Trải qua nhiều biến cố của lịch sử và sự phá hoại của chiến tranh, di tích thành cổ hầu như không còn lại gì, chỉ còn lại 3 cổng thành và khu hồ bao quanh. Tỉnh Nghệ An và Thành phố Vinh đã có quy hoạch khôi phục lại di tích và cải tạo thành một công viên văn hoá lớn của thành phố.

[sửa] Chùa Diệc

Chùa Diệc là một trong những chùa đẹp ở thành phố Vinh. Theo các tài liệu ghi lại, chùa này có từ thời nhà Trần, mái chùa lợp tranh. Qua nhiều lần trùng tu, nâng cấp, đầu thế kỷ 19 mới được lợp ngói. Đặc biệt lần trùng tu năm 1930 có sự tham gia của nhiều quan lại triều đình Huế, một số tổ chức xã hội và đông đảo quần chúng nhân dân. Kinh phí quyên góp được 2.590 đồng Đông Dương, 9 mẫu, 5 sào, 1 thước ruộng. Từ đó chùa Diệc cổ trở thành một công trình kiến trúc văn hoá tâm linh đặc sắc của người dân thành Vinh bấy giờ.

Qua nhiều biến cố của lịch sử và sự phá hoại của chiến tranh, chùa Diệc cổ hầu như không còn lại gì, chỉ còn lại cổng tam quan rêu phong. Thấy được giá trị của chùa, tỉnh và thành phố đã có kế hoạch khôi phục trong nay mai tạo nên điểm sinh hoạt văn hoá tâm linh, tạo thêm vẻ đẹp cho kiến trúc cho thành Vinh.

[sửa] Cồn Mô

Cồn Mô được xây dựng tượng đài kỷ niệm với chiều cao 10 m, rộng 16,2 m. Trên tượng đài khắc biểu tượng búa liềm, mặt trước gắn biểu tượng trống Xô Viết. Trên nền bia còn khắc ghi lại những sự kiện lịch sử diễn ra ở Cồn Mô.

[sửa] Ngã ba Bến Thủy

Khu di tích có diện tích 6.400 m². Qua thời gian và chiến tranh tàn phá, cảnh vật thay đổi, cột điện lịch sử đã không còn nữa. Nhưng tại đây, để ghi lại sự kiện lịch sử anh hùng đó, tỉnh Nghệ An và chính quyền thành phố Vinh đã xây dựng tượng đài công nông binh để giáo dục truyền thống đấu tranh anh dũng của cha anh.

[sửa] Đình Trung

Đình Trung nằm ở trung tâm phường Hưng Dũng. Đình Trung ngày xưa được dựng trên một khu đất rộng, đình có 5 gian, phía trước có cổng vào, phía sau có sân tế. Từ năm 1927, đình lợp bằng tranh, đến năm 1928 được thay bằng ngói vảy. Trong chiến tranh đình bị hư hỏng nặng. Kết thúc chiến tranh, nông dân Hưng Dũng đã đóng góp xây dựng lại, được sự giúp đỡ của các cấp xây thêm một ngôi nhà truyền thống bên cạnh Đình.

[sửa] Đền Trìa

Di tích nằm ở Làng Đỏ Lộc Đa - Đức Thịnh (xã Hưng Lộc - thành phố Vinh - Nghệ An). Đền được xây dựng năm 1813, trước đây người trong làng thường gọi là Đền Lộc. Đền thờ một vị tướng có công trong sự nghiệp chống giặc nhà Thanh được phong là Thượng Đẳng Thần. Cổng ra vào có vòm cao đẹp, có 4 rồng chầu hai bên, có tam toà. Bên trong có Thượng điện, Trung điện, Hạ điện nguy nga, hai bên đền có 2 nhà tả vu và hữu vu, mỗi nhà có 2 gian để tiếp khách, hiện chỉ còn nhà thượng điện và hạ điện.

Năm 1991, xã xin được một số kinh phí trùng tu, sửa chữa theo nguyên trạng. Đền được công nhận là di tích lịch sử ngày 26 tháng 6 năm 1995 theo quyết định số 2233 của Bộ Văn hoá & Thông tin Việt Nam.

[sửa] Đền Hồng Sơn

Đền Hồng Sơn trước dây có tên là Võ Miếu thờ Quan Công, tức Quan Vân Trường, có tài dụng võ trong thời Tam quốc, sau này có hợp tự một số đền trên thành phố về, từ đó có thờ nhiều vị thần, thánh trong đó có thờ: Vua Hùng Vương, Thánh MẫuTrần Hưng Đạo.

Đền được xây dựng từ xưa và được trùng tu, hoàn thiện nhiều lần dưới triều nhà Nguyễn. Trùng tu lần thứ nhất vào năm 1938, trùng tu lần thứ hai năm 1998, dựng lại nhà hạ điện với quy mô lớn như ngày nay. Công trình bao gồm: cổng đền, hồ bán nguyệt, tiền sảnh, tháp chuông, hạ điện, trung điện, thượng điện, tả vu, hữu vu.

Hàng năm Đền Hồng sơn có 3 lễ hội lớn diễn ra vào các dịp: Giỗ Đức Thánh Mẫu (2 và 3 tháng ba âm lịch), Giỗ Đức Hùng Vương (9 và 10 tháng ba âm lịch) và Giỗ Trần Hưng Đạo (19 và 20 tháng tám âm lịch).

[sửa] Chùa Cần Linh

Chùa được xây dựng từ thời nhà Lê, trên một vùng đất, trước đây thuộc Làng Vang, tổng Yên tường, huyện Hưng Nguyên. Nay thuộc phường Cửa Nam thành phố Vinh. Chùa thờ Phật Thích Ca - vị tổ của đạo Phật - và các vị sư tăng đã từng trụ trì trong chùa, trong vùng. Tổng diện tích: 5208 m², gồm có các kiến trúc sau: tam quan, bái đường, chính điện, tăng đường, nhà tả vu, hữu vu. Hàng năm, chùa có tổ chức rất nhiều các ngày lễ.

[sửa] Đền thờ Trần Trùng Quang

Đền thuộc địa phận xã Hưng Lộc - Thành phố Vinh, thờ vị vua Trùng Quang Đế Trần Quý Khoáng. Đền được xây dựng từ thời nhà Lê, trùng tu hoàn thiện vào thời nhà Nguyễn. Di tích bao gồm đền thờ và khu lăng mộ. Lễ hội đền thờ Trần Trùng Quang là lễ hội gắn với di tích.

Lễ hội diễn ra trong 2 ngày, 19 và 20 tháng 2 âm lịch hàng năm.

[sửa] Đền Đức Hoàng Mười

Đền nằm trên tỉnh lộ 8 Vinh - Hưng Nguyên, cách trung tâm thành phố khoảng 2 km là di tích đền đức Hoàng Mười thờ Đại Vương Nguyễn Duy Lạc hiệu Tuấn Sảng Siêu Loài Hiển Đức. Đền được xây dựng từ thời nhà Lê, do chiến tranh bị dỡ đi nơi khác và được khôi phục năm 1995. Bao gồm bái đường và hậu cung. Ngoài ra còn có di tích phụ trợ là: mộ ông Hoàng Mười, đài Trung Thiên, lăng cô Chín quần tụ xung quanh. Lễ hội Đền diễn ra mỗi năm hai lần.

[sửa] Địa điểm du lịch

[sửa] Tượng đài và Quảng trường Hồ Chí Minh

Công trình tượng đài Hồ Chí Minh nằm trên địa bàn phường Trường Thi, phía Bắc giáp đường Hồ Tùng Mậu, phía Đông giáp đường Trường Thi, phía Nam giáp đường Trần Phú (QL IA). Được khởi công xây dựng vào năm 2000, khánh thành vào 19 tháng 5 năm 2003 đúng dịp kỷ niệm 113 năm ngày sinh nhật của Hồ Chí Minh. Tượng cao 18 m, bằng chất liệu đá granít Bình Định.

Nơi đặt tượng đài là quảng trường rộng gần 11 ha, tên gọi là Quảng trường Hồ Chí Minh, với nhiều hạng mục như: lễ đài, cột cờ, đường diễu hành, sân hành lễ, hệ thống điện chiếu sáng, cây xanh, hệ thống đài phun nước tạo cảnh, mô phỏng theo núi Chung ở Làng Sen (quê của Chủ tịch Hồ Chí Minh). Trên 1.650 loài cây tiêu biểu của mọi miền đất nước Việt Nam đã đựơc đem về trồng, trên đỉnh có vườn cây lưu niệm của các lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước và nhiều nhân vật Quốc tế trồng trong những dịp đến thăm.

[sửa] Công viên Trung tâm thành phố

Nằm tại trung tâm thành phố, có ranh giới thuộc 2 phường Lê Mao và Trường Thi. Diện tích: 41.3 ha, bao gồm các khu vực chính như sau:

Khu Quảng trường Hồ Chí Minh: Bố trí tại góc đường Hồ Tùng Mậu và đường Trường Thi. Tại đây đặt tượng đài Bác Hồ với quy mô hoành tráng, trang nghiêm, có đường duyệt binh, vườn hoa, lễ đài, là nơi tổ chức các lễ hội, các lễ kỷ niệm trọng đại của nhân dân trong tỉnh.

Khu biểu diễn nghệ thuật: Trên cơ sở một số công trình của Liên đoàn Lao động Nghệ An. Tại đây đã có một số công trình phục vụ biểu diễn, các sân khấu trong nhà, ngoài trời, các sân bãi công trình dịch vụ, bể bơi. Ngoài các công trình trên còn bố trí một số sân khấu ngoài trời tại những nơi thích hợp.

Khu thể thao vui chơi thanh thiếu niên: Bố trí tại vùng đất phía nam nhà Văn hoá Lao động Nghệ An kéo đến đường Trần Phú là nhà thi đấu thể thao có mái che hiện đại và các công trình phục vụ vui chơi, thi đấu thể thao.

Khu dạo chơi, vãn cảnh: là khu vực từ đường Trần Phú, ngã ba khách sạn Phương Đông, chạy dọc theo đường Trường Thi. Tại đây bố trí nhiều tiểu cảnh, nơi ngồi nghỉ, các đường đi dạo, nhiều bồn hoa, cây cảnh.

Khu tạo cảnh rừng nguyên sinh: là khu kết hợp giữa núi sau lưng tượng Bác Hồ và vùng đất kẹp giữa hồ nước, đường Hồ Tùng Mậu và đảo nổi giữa hồ. Tại đây trồng cây theo kiểu rừng nguyên sinh. Chọn một số cây đặc trưng của rừng và trồng theo kiểu tự nhiên, đường và một số chòi nghỉ, chuồng thú, vườn phong lan...tạo nên không khí của rừng núi.

Hồ nước: Nằm giữa công viên, có đảo nhỏ, là nơi tạo cảnh thần tiên như trong chuyện cổ tích. Hồ nước tạo mặt thoáng, cảnh quan cho công viên, trong hồ có thể tổ chức một số trò chơi như: chèo thuyền, lướt ván, trò chơi điều khiển từ xa...

[sửa] Lâm viên Dũng Quyết

Với diện tích 15.6 ha, bao gồm toàn bộ khu vực núi Dũng Quyết và vùng đất bằng phẳng của phường Trung Đô, phường Bến Thuỷ. Lâm viên Dũng Quyết có 39 hạng mục công trình. Trong đó có những công trình chủ yếu như sau:

Toàn bộ núi Dũng Quyết được xây dựng thành một lâm viên, địa hình, địa mạo đa dạng, phong phú, được tận dụng tối đa với những con đường nhỏ yên tĩnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các du khách có thể đến bất kỳ nơi nào trên núi để thư giãn, hít thở không khí trong lành. Từ đây có thể ngắm nhìn một vùng non nước hùng vĩ hữu tình của xứ Nghệ, đã được nhân cách hoá qua quá trình lao động và chiến đấu trở thành môi trường văn hoá du lịch sinh động, kỳ thú.

Tại đỉnh cao nhất của núi Dũng Quyết là cột cờ. Ở đây có Võng đài Dũng Quyết, là nơi ngắm cảnh, có quán Nghênh phong, có sa bàn Phượng Hoàng Trung Đô, mô hình tổng thể khu vực Lâm viên Dũng Quyết và các loại hình dịch vụ khác luôn đáp ứng mọi nhu cầu của du khách.

Theo quy hoạch, trên các cao điểm của núi Quyết sẽ xây dựng các công trình như: Đền thờ Quang Trung, tượng Uy minh Vương - Lý Nhật Quang, cáp treo vượt sông Lam... Phía Đông núi có vách đá cao dựng đứng gần 100 m sẽ là nơi tổ chức các cuộc thi thể thao leo núi.

Khu vực dưới chân núi Dũng Quyết, nơi có dòng Lam uốn khúc chảy quanh được bố trí thành khu vui chơi. Tại đây sẽ khai thác các trò chơi, giải trí dân tộc và hiện đại: chọi gà, rối nước, cờ thẻ, cờ người, đu tre, võ thuật, các trung tâm điện ảnh, trò chơi điện tử, ten nít, bóng rổ, bóng chuyền, biểu diễn ca nhạc, công viên nước...

Trên mé sông Lam bố trí một khu nhà nghỉ nhỏ trên mặt nước, nhà thuyền để đi chơi thuyền trên sông Lam và các chuyến du lịch Xuân Hải, Cửa Lò, Hòn Ngư, Hòn Mê hoặc ngược dòng sông Lam lên miền Tây xứ Nghệ. Trong khu nhà nghỉ, du khách có thể thưởng thức các làn điệu dân ca ví đò đưa, hát dặm, hát phường vải... cùng thưởng thức các món ăn đặc sản của dân tộc, đặc sản của vùng quê xứ Nghệ.

Trong khu vực di tích thành Phượng Hoàng Trung Đô sẽ khôi phục lại một đoạn bờ thành và xây đền thờ Quang Trung. Trên núi Kỳ lân dựng tượng vua Quang Trung trong tư thế của một vị đại nguyên soái đang duyệt hàng vạn hùng binh.

[sửa] Công viên Nguyễn Tất Thành

Công viên này là một công trình mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh và được xây dựng trên mảnh đất cách mạng Trường Thi, với diện tích tổng thể là 83.452 m², trong đó có 56.421 m² mặt hồ và cây xanh phủ kín. Tại đây có hai công trình được xây dựng bằng sự đóng góp của thanh thiếu nhi cả nước đó là: cụm tượng đài "Bác Hồ với Tuổi trẻ" và Nhà truyền thống.

Hàng năm vào các ngày lễ, tại đây tổ chức các hoạt động vui chơi, mít tinh, cắm trại, dạ hội biểu diễn nghệ thuật, gặp gỡ, giao lưu... Ngoài ra công viên có bể bơi nổi hàng năm phục vụ hàng vạn lượt các em thanh thiếu niên đến tham gia tập bơi, có các lớp năng khiếu nghệ thuật ca múa, organ, hội hoạ, các lớp tập huấn cán bộ Đoàn, Đội, Hội...

[sửa] Công viên Hồ Cửa Nam

Công viên trực thuộc Công ty Du lịch Nghệ An, với tổng diện tích 14 ha, trong đó có 10 ha mặt hồ.

[sửa] Danh nhân

[sửa] Giáo dục và đào tạo

Hiện nay trên địa bàn thành phố có 3 trường đại học, 6 trường cao đẳng, nhiều trường trung học chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề và 75 trường học từ bậc học phổ thông tới ngành học mầm non. Sắp tới trên địa bàn thành phố Vinh sẽ có thêm các trường Đại học vùng như : Đại học VTC, Phân hiệu Đại học Xây dựng, Phân hiệu Đại học Kỹ thuật thành phố HCM, Phân viện Đại học Y tế …

[sửa] Đại học và Cao đẳng

  • Trường Đại học Vinh (1959)
  • Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh (2006)
  • Trường Đại học Công nghệ Vạn Xuân (2006)
  • Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An
  • Trường Cao đẳng Y tế Nghệ An [2]
  • Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An
  • Trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật Nghệ An
  • Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Việt Đức (2007)
  • Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Việt - Hàn (2007)
  • Trường Cao đẳng Du lịch Hoan Châu

[sửa] Trường phổ thông

  • Khối THPT Chuyên Đại học Vinh
  • Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu
  • Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Vinh 1)
  • Trường THPT Hà Huy Tập (Vinh 2)
  • Trường THPT Lê Viết Thuật (Vinh 3)
  • Trường THPT dân lập Nguyễn Trường Tộ
  • Trường THPT dân lập Herman Gmainer
  • Trường THPT dân lập Nguyễn Huệ
  • Trường THPT dân lập Hữu Nghị
  • Trường THPT dân lập Nguyễn Trãi
  • Trường THPT dân lập Lê Quý Đôn

[sửa] Cơ quan nghiên cứu

  • Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ
Địa chỉ: xã Hưng Đông - Thành phố Vinh
  • Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Bắc Trung bộ
Địa chỉ: ngõ 74, đường Nguyễn Sỹ Sách, phường Hưng Bình, Thành phố Vinh

[sửa] Thể thao

Lĩnh vực thể dục thể thao thành phố Vinh hoạt động có hiệu quả và quy mô ngày càng mở rộng. Hiện có Sân vận động ngành quản lý có sức chứa 25.000 người, Sân vận động Quân khu IV có sức chứa dưới 1.000 chỗ, nhà thi đấu đa chức năng 2.000 chỗ, 2 sân tập đá bóng, 1 bể bơi 8 làn 50m, 1 nhà tập luyện 720 m2, 1 sân bóng chuyền, 1 nhà thi đấu đa chức năng, hầu hết các phường xã đã có sân vận động. Khu liên hợp thể thao của thành phố đãđược xây dựng. Chính sách lâu dài của thành phố là tiếp tục thực hiện xã hội hoá TDTT đồng thời chú trọng vào các bộ môn thể thao thành tích cao, đóng góp thành tích cho thể dục- thể thao nước nhà.

Tại Vinh hiện nay có 3 câu lạc bộ bóng đá đang thi đấu ở giải chuyên nghiệp, hạng nhất và hạng nhì là:

  1. Câu lạc bộ bóng đá Sông Lam Nghệ An
  2. Câu lạc bộ bóng đá Quân khu 4
  3. Câu lạc bộ bóng đá SARA Thành Vinh

[sửa] Chú thích

  1. ^ http://www.vietnamnet.vn/kinhte/2005/10/496365/ Quyết định "Phê duyệt Đề án phát triển thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trở thành Trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung bộ"]

[sửa] Liên kết ngoài


Việt Nam Các đơn vị hành chính cấp huyện thị trực thuộc tỉnh Nghệ An, Việt Nam Bản đồ hành chính Nghệ An
Thành phố (1): Thành phố Vinh (tỉnh lị)
Thị xã (2): Cửa Lò | Thái Hòa
Huyện (17): Anh Sơn | Con Cuông | Diễn Châu | Đô Lương | Hưng Nguyên | Quỳ Châu | Kỳ Sơn | Nam Đàn | Nghi Lộc | Nghĩa Đàn | Quế Phong | Quỳ Hợp | Quỳnh Lưu | Tân Kỳ | Thanh Chương | Tương Dương | Yên Thành


aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu -