Wikipedia:Không công kích cá nhân
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Quy định Wikipedia |
---|
Chuẩn viết bài |
Thái độ trung lập Chỉ đưa thông tin kiểm chứng được Không đăng nghiên cứu chưa được công bố Tiểu sử người đang sống |
Làm việc với người khác |
Giữ thiện ý Văn minh và lịch sự Đồng thuận Không công kích cá nhân Giải quyết mâu thuẫn |
Các nguyên tắc chung |
Wikipedia không phải là... Bỏ qua mọi quy tắc |
Xin đừng tấn công cá nhân tại bất cứ chỗ nào ở Wikipedia. Xin hãy bình luận về nội dung bài viết, nội dung quy định của Wikipedia, và đừng bao giờ bình luận xấu về những thành viên tham gia. Việc tấn công cá nhân khác rất ít khi giúp bạn thể hiện được ý kiến của mình; nó làm tổn thương cộng đồng Wikipedia và làm các thành viên mất hứng thú với việc tạo ra bách khoa thư có chất lượng.
Mục lục |
[sửa] Hậu quả
Các cuộc cãi vã trên trang thảo luận có thể được đọc bởi bất cứ ai trên Internet. Cách hành xử của bạn trên Wikipedia sẽ thể hiện bộ mặt của Wikipedia và của bạn.
Nhiều thành viên Wikipedia xoá các tấn công vào cá nhân thứ ba, ngay khi nhìn thấy chúng, mặc dù cách này có thể không hiệu quả với các vụ tấn công quá khích. Thành viên có thể bị cấm nếu liên tục tấn công cá nhân khác. Các tóm tắt sửa đổi bị lạm dụng cũng được coi là vi phạm quy định.
[sửa] Hợp tình hợp lý
Về nội dung một bài viết hay quy định của Wikipedia, có thể những thành viên khác nhau có ý kiến khác nhau. Các thành viên của các nhóm đối lập đều muốn thể hiện ý kiến của họ. Các ý kiến này đều có thể được tổng hợp vào trong cùng một bài viết, tuân thủ thái độ trung lập. Luôn nhớ rằng tất cả chúng ta đều là thành viên của một cộng đồng.
[sửa] Ví dụ
[sửa] Ví dụ về tấn công cá nhân
Các ví dụ về tấn công cá nhân có thể được liệt kê không đầy đủ dưới đây:
- Các bình luận kết tội như "Trung hơi coi thường người khác", hay "David hơi có tính toán cá nhân đấy" có thể coi như tấn công cá nhân, nếu được lặp lại, với giọng điệu thù địch, có ghi đậm, in nghiêng, viết hoa hay các dấu hiệu để làm nổi bật dòng chữ kết tội.
- Các đánh giá xấu như "Bạn không có giá trị gì."
- Các bình luận phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo, nhắm vào các thành viên khác. (Ngay cả khi chúng nằm trong các tranh cãi về nội dung tôn giáo, chủng tộc, giới tính...)
- Sử dụng các thông tin cá nhân của người khác để hạ thấp các ý kiến của họ.
- Dọa kiện cáo, dọa sử dụng biện pháp pháp luật.
- Dọa sử dụng vũ lực, bao gồm cả dọa giết.
- Dọa dẫm hay hành động làm cho thành viên khác bị bất lợi trong chính trị, tôn giáo hay trước chính phủ, cơ quan làm việc của họ. Các vi phạm như này sẽ dẫn đến bị cấm ngay lập tức và lâu dài bởi bất cứ quản lý viên nào, ngay khi phát hiện. Các quản lý viên thực hiện việc cấm này nên thông báo cho mọi người biết lý do.
- Ghi lại liên kết ngoài để tấn công cá nhân khác. Gợi ý người khác xem liên kết ngoài có chứa các tấn công cá nhân.
[sửa] Ví dụ về bình luận không tấn công cá nhân
Việc các thành viên Wikipedia tham gia vào các tranh luận là văn hóa của Wikipedia. Khi tranh luận, hãy tìm cách thể hiện ý kiến trực tiếp về nội dung của trang viết, tránh cá nhân hóa, giảm tối đa các câu viết động chạm cá nhân khác. Các bất đồng quan điểm với thành viên khác luôn có thể được thể hiện mà không hề tấn công cá nhân lẫn nhau. Cũng cần lưu ý đừng coi các bình luận về nội dung bài viết do một thành viên nào đó đóng góp là tấn công vào cá nhân thành viên đó. Các ví dụ về bình luận không phải là tấn công cá nhân được liệt kê không đầy đủ dưới đây:
- Bất đồng về nội dung ví dụ như "Câu viết của bạn về X là không đúng" hay "Câu viết của bạn là một ý kiến riêng, suy luận riêng, không phải là sự thật lấy ra trực tiếp từ nguồn tham khảo" đều không phải là tấn công cá nhân.
- Các tấn công cá nhân không phải là bình luận về các đóng góp của thành viên khác, không bao gồm bình luận về chính thành viên đó. Ví dụ "Câu nói của bạn là một tấn công cá nhân..." không phải là một câu tấn công cá nhân — nó là một câu nói về một hành động của một người, không phải về bản thân người đó. Hai câu "Bạn là kẻ phá hoại" và "Các sửa đổi của bạn là phá hoại" là khác nhau, tuy nhiên "Các sửa đổi của bạn dường như không theo sát các quy định của Wikipedia" tốt hơn.
- Một bình luận trong lịch sử trang là "sửa lại phá hoại" không phải là tấn công cá nhân.
[sửa] Cẩn thận việc lợi dụng luật
Quy định này có thể bị lợi dụng dùng các suy diễn ngôn ngữ để thay thế ý tưởng cơ bản quy định này muốn thể hiện. Trang này có thể bị sửa đổi, để chứa các ví dụ và cách giải quyết chỉ phù hợp với ý kiến một thành viên nào đó, nhưng không được cộng đồng đồng tình. Hãy chú ý đến ý tưởng cơ bản của quy định này hơn là từng từ ngữ của nó.
[sửa] Lựa chọn trong bình luận
Trong bình luận, bạn có nhiều lựa chọn cho việc dùng ngôn từ. Thay vì tấn công cá nhân khác, thử:
- Hãy nói về các sự thật kiểm chứng được liên quan đến nội dung trang viết, không nói về tính chất của những người tham gia Wikipedia.
- Đừng bao giờ nói rằng một ý kiến là không có giá trị chỉ bởi người phát biểu là ai.
- Thử trao đổi qua thư điện tử, nếu nó liên quan đến vấn đề cá nhân.
- Đọc Wikipedia:Giải quyết mâu thuẫn.
[sửa] Cách đối phó
Nếu bạn bị tấn công cá nhân, bạn nên nói với người tấn công bạn ngừng hành động như vậy và chỉ cho họ xem quy định này. Nếu người đó tiếp tục, xem thử Wikipedia:Giải quyết mâu thuẫn. Bạn cũng có thể xóa các tấn công cá nhân rõ ràng nhưng hãy đừng định nghĩa quá rộng thế nào là tấn công cá nhân hay lặp đi lặp lại việc xóa này. Nói chung việc xóa thảo luận ở Wikipedia không phải là một cách giải quyết được hoan nghênh; hãy hạn chế sử dụng nó và dùng hướng dẫn giải quyết mâu thuẫn.
Trong trường hợp vi phạm nặng, người tấn công sẽ bị cấm.
[sửa] Tấn công bên ngoài Wikipedia
Wikipedia không thể quản lý những gì xảy ra bên ngoài quyền điều khiển của Tổ chức Wikimedia, nhưng những hành động tấn công cá nhân của bạn ở bên ngoài Wikipedia sẽ hạ thấp sự tin tưởng của mọi người vào bạn, và làm uy tín của cả cộng đồng Wikipedia giảm sút.
Các hành động của bạn ở bên ngoài Wikipedia vẫn có thể được dùng làm bằng chứng cho các xử lý liên quan đến bạn tại Wikipedia.
[sửa] Xem thêm
|
|
---|---|
Tổng quan | Quy định và hướng dẫn (WP:QDVHD) · Danh sách quy định (WP:DSQD) · Danh sách hướng dẫn (WP:DSHD) |
Quy tắc cơ bản | Những gì không phải là Wikipedia (WP:KHONG) · Bỏ qua mọi quy tắc (WP:BQMQT, WP:BOQUA) |
Quy định chung về bài viết | Thái độ trung lập (WP:NPOV, WP:TRUNGLAP) · Kiểm chứng được (WP:TTKCD) · Không đăng nghiên cứu chưa được công bố (WP:NGHIENCUU) · Lý lịch một hay nhiều người đang sống (WP:LL) · Quy định về xóa trang (WP:XOA) |
Quy định về cư xử | Giữ thiện ý (WP:GTY, WP:THIENY) · Cư xử có văn hóa (WP:TDVM, WP:VANMINH) · Không công kích cá nhân (WP:KCKCN) · Không hăm dọa kiện tụng (WP:KHDKT · WP:LEGAL) · Sở hữu bài viết (WP:SOHUU) · Hồi sửa ba lần (WP:3RR) · Con rối (WP:SOCK, WP:CONROI) |
Hướng dẫn cư xử | Xã giao (WP:XG) · Không phá hệ thống nhằm chứng minh một quan điểm (WP:DIEM) · Đừng cắn người mới đến (WP:CAN) · Không chơi trò luẩn quẩn với hệ thống (WP:GAME) |
Quy định về giải quyết mâu thuẫn | Đồng thuận (WP:DT) · Giải quyết mâu thuẫn (WP:GQMT) |
Hướng dẫn phân loại | Trang phụ (WP:TP) · Thể loại, danh sách, và tiêu bản tóm gọn (WP:TLDSTBTG) · Danh sách (WP:DS) · Thể loại (WP:THELOAI) · Tiêu bản (WP:TB) |
Hướng dẫn về nội dung | Xung đột tư tưởng (WP:XDTT) · Đừng chép nguyên văn (WP:CHEP) · Trang định hướng (WP:DH) · Không tung tin vịt (WP:VIT) · Tiêu chuẩn đưa vào (WP:TCDV) · Nội dung vô nghĩa (WP:VN) · Trang cá nhân (WP:CANHAN) |
Hướng dẫn sửa bài | Độ lớn bài viết (WP:KC) · Can đảm (WP:CD) · Tạo một mạng lưới (WP:WEB) · Tóm lược sửa đổi (WP:TOM) · Ký khi thảo luận (WP:KY) · Hướng dẫn về trang thảo luận (WP:NOICHUYEN) |
Quy ước về văn phong | Cẩm nang về văn phong (WP:VANPHONG · WP:CNVVP) · Tên bài (WP:TEN) |