Joseph John Thomson
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sinh | 18 tháng 12 năm 1856 Đồi Cheetham, Manchester, Anh Quốc |
---|---|
Mất | 30 tháng 8, 1940 (83 tuổi) Cambridge, Anh |
Nơi ở | Anh |
Quốc tịch | Anh Quốc |
Ngành | Vật lý |
Nơi công tác | Đại học Cambridge Đại học Princeton Đại học Yale |
Học trường | Đại học Manchester Đại học Cambridge |
Người hướng dẫn LATS | John Strutt (Rayleigh) Hình:Nobel Prize.png Edward John Routh |
Các sinh viên nổi tiếng | Charles T. R. Wilson Hình:Nobel Prize.png Ernest Rutherford Hình:Nobel Prize.png Francis William Aston Hình:Nobel Prize.png John Townsend Owen Richardson William Henry Bragg Hình:Nobel Prize.png Harold A. Wilson H. Stanley Allen |
Nổi tiếng vì | Plum pudding model Phát hiện ra electron Phát hiện chất đồng vị Phát minh phương pháp phổ khối lượng |
Giải thưởng | Hình:Nobel Prize.png Giải thưởng Nobel vật lý (1906) |
Tôn giáo | Anglican |
Thomson is the father of Nobel laureate George Paget Thomson. |
Sir Joseph John “J.J.” Thomson (18 tháng 12 năm 1856 - 30 tháng 8 năm 1940) là nhà vật lý người Anh, người đã công phát hiện ra điện tử (electron) và chất đồng vị đồng thời phát minh ra phương pháp phổ khối lượng. Ông được trao giải thưởng Nobel vật lý năm 1906 cho công trình khám phá ra điện tử.
[sửa] Cuộc đời
J.J. Thomson sinh 1856 tại đồi Cheetham, Manchester, Anh trong một gia đình gốc Scotland. Năm 1870, ông học kỹ sư tại trường Đại học Manchester (được biết đến là Cao đẳng Owens thời đó), sau đó Thomson chuyển tới học ở trường Cao đẳng Trinity, Cambridge năm 1876. Năm 1880 ông dành được bằng cử nhân toán và tới năm 1883 thì dành được bằng thạc sĩ. Năm 1884, Thomson trở thành giáo sư vật lý tại đại học Cambridge. Một trong những học trò nổi tiếng của ông là Ernest Rutherford. Năm 1890, Thomson kết hôn với Rose Elisabeth Paget, con gái của Sir George Edward Paget, giáo sư vật lý của đại học Cambridge. Ông có hai người con với Paget là George Paget Thomson và Joan Paget Thomson. Một trong những thành tựu lớn nhất của Thomson cho khoa học hiện đại chính là tài năng giảng dạy thiên tài của ông, bảy người trợ lý nghiên cứu của ông cũng như con trai ông đều dành được giải Nobel vật lý. Con trai của J.J. Thomson là George Paget Thomson dành giải Nobel vật lý năm 1937 vì đã phát hiện ra tính chất của sóng điện tử.
J.J. Thomson được phong tước hiệp sĩ năm 1908 và nhận huân chương danh dự năm 1912. Năm 1914, ông có một bài thuyết trình Romanes tại Đại học Oxford về thuyết nguyên tử. Năm 1918, ông trở thành hiệu trưởng trường cao đẳng Trinity, Cambridge, ông giữ chức vụ này cho tới lúc mất. Ông cũng từng được bầu làm viện sĩ Xã hội Hoàng gia ngày 12 tháng 6 1884 và trở thành chủ tịch của hội từ 1916 tới 1920. Thomson qua đời năm 30 tháng 8 năm 1940 và được chôn tại thánh đường Westminster cạnh Sir Isaac Newton.
Bài này còn sơ khai. Bạn có thể góp sức viết bổ sung cho bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp để biết thêm về cách sửa đổi bài. |
|
---|
Wilhelm Röntgen (1901) • Hendrik Lorentz / Pieter Zeeman (1902) • Henri Becquerel / Pierre Curie / Marie Curie (1903) • Lord Rayleigh (1904) • Philipp Lenard (1905) • J. J. Thomson (1906) • Albert Michelson (1907) • Gabriel Lippmann (1908) • Guglielmo Marconi / Ferdinand Braun (1909) • Johannes van der Waals (1910) • Wilhelm Wien (1911) • Gustaf Dalén (1912) • Kamerlingh Onnes (1913) • Max von Laue (1914) • W. L. Bragg / W. H. Bragg (1915) • Charles Barkla (1917) • Max Planck (1918) • Johannes Stark (1919) • Charles Guillaume (1920) • Albert Einstein (1921) • Niels Bohr (1922) • Robert Millikan (1923) • Manne Siegbahn (1924) • James Franck / Gustav Hertz (1925) |