Đại học Yale
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
|
Khẩu hiệu | אורים ותמים (tiếng Do Thái) Lux et veritas (Latinh) (Ánh sáng và chân lý) |
---|---|
Thành lập | 1701 |
Loại hình | Tư thục |
Tài trợ | $18 tỉ[1] |
Hiệu trưởng | Richard C. Levin |
Giảng viên | 2.300 |
Sinh viên | 11.400 |
Đại học | 5.300 |
Địa điểm | New Haven, Connecticut, Hoa Kỳ |
Khuôn viên | nội thành, 260 acre (1.1 km²) |
Biệt hiệu | Bulldog Hình:Yale university bulldog mascot.jpg |
Linh vật | Handsome Dan |
Trang chủ | www.yale.edu |
Đại học Yale là một đại học tư ở New Haven, Connecticut. Thành lập năm 1701 như là Collegiate School ("Trường cao đẳng"), Yale là đại học cổ xưa thứ ba ở Hoa Kỳ và thành viên của hệ thống Ivy League.
[sửa] Lịch sử
Nguyên được gọi là Trường Cao đẳng Connecticut, đại học này mở ra trong tư gia của hiệu trưởng đầu tiên, Abraham Pierson, ở Killingworth (bây giờ là Clinton). Vào năm 1716, trường được di chuyển về New Haven, Connecticut, nơi nó được duy trì đến ngày hôm nay.
Cao đẳng Yale mở rộng dần dần, thiết lập Trường Y khoa Yale (1810), Trường Thần học Yale (1822), Trường Luật Yale (1843), Trường Nghệ thuật và Khoa học Yale (1847), Trường Khoa học Sheffield (1861) và Trường Nghệ thuật Yale (1869). (Trường thần học được thành lập bởi Congregationalists là những người cảm thấy Trường Thần học Harvard đã trở nên quá tự do.) Vào năm 1887, khi trường tiếp tục phát triển dưới sự chỉ đạo của hiệu trưởng Timothy Dwight V, Cao đẳng Yale được đặt tên lại thành Đại học Yale. Trường đại học sau này thêm vào Trường Âm nhạc Yale (1894), Trường Lâm nghiệp và Môi trường Yale (1901), Trường Y tế Cộng đồng Yale (1915), Trường Y tá Yale (1923), Trường Quản lý Yale (1976) và tổ chức lại quan hệ của nó với Trường Khoa học Sheffield.
Yale trở thành trường cho cả nam và nữ vào năm 1969.
Tờ báo Boston Globe đã viết rằng "nếu như có một trường có thể tuyên bố rằng đã giáo dục cho các lãnh đạo cao nhất của đất nước trong ba thập kỉ, thì đó là Yale."1 Cựu học sinh của Yale đã có đại diện trong Dân chủ hay Cộng hòa trong tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ từ 1972. Các tổng thống được Yale đào tạo từ cuối Chiến tranh Việt Nam bao gồm Gerald Ford, George H. W. Bush, Bill Clinton và George W. Bush, và các ứng cử viên của các đảng chính trong giai đoạn này bao gồm John Kerry (2004), Dick Cheney(riêng với trường hợp của Cheney,ông này đã bỏ dở việc học ở Yale,sau đó nhiều năm,ông mới hoàn thành chương trình đại học tại một trường tại tiểu bang quê nhà) (2000, 2004), Joseph Lieberman (2000) và Sargent Shriver (1972). Các cựu sinh viên Yale khác đã tham gia tranh cử tổng thống trong giai đoạn này bao gồm Howard Dean (2004) và Gary Hart (1988), cả hai đều được xem như những người dẫn đầu trong quá trình ứng cử cho đảng Dân chủ trong một giai đoạn dài trong suốt quá trình trước ứng cử (primary season).
Bài này còn sơ khai. Bạn có thể góp sức viết bổ sung cho bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp để biết thêm về cách sửa đổi bài. |