xDSL
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài này hoặc đoạn này được đề nghị hợp nhất với bài DSL, vì hai bài đều nói về XDSL (Thảo luận) |
DSL (digital subscriber line) là một công nghệ sử dụng các phương pháp điều biến phức tạp, chuyển các dữ liệu thành các gói để truyền tải trên dây điện thoại. DSL bao gồm nhiều loại, được gọi chung là xDSL.
Modem số DSL truyền tải dữ liệu giữa hai điểm đầu cuối của đường cáp đồng. Tín hiệu sẽ không đi qua hệ thống chuyển mạch điện thoại, và không gây nhiễu đến tín hiệu thoại. Băng tần thoại trên cáp đồng chỉ là 0-4 kHz (thực tế), trong khi công nghệ DSL thường dùng tần số trên 100 kHz.
Mục lục |
[sửa] Phân loại xDSL và lịch sử phát triển
[sửa] ISDN
ISDN (Integrated Services Digital Network - Mạng số tích hợp đa dịch vụ) được coi sự mở đầu của xDSL. ISDN ra đời vào năm 1976 với tham vọng thống nhất cho truyền dữ liệu và thoại. Trong ISDN, tốc độ giao tiếp cơ sở (BRI - Basic Rate Interface) cung cấp 2 kênh: 64kbps (kênh B) dành cho thoại hoặc dữ liệu và một kênh 16kbps (kênh D) dành cho các thông tin báo hiệu điều khiển. Nhược điểm của công nghệ là chỉ truyền dịch vụ thoại và chuyển mạch gói tốc độ thấp. Nó không thích hợp cho chuyển mạch gói tốc độ cao và thời gian chiếm giữ lâu dài. Chính điều này là đặc điểm của mạng Internet hiện nay. Do đó, ISDN không được áp dụng rộng rãi mà chỉ áp dụng cho các gia đình hoặc doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, với những người sử dụng ISDN tại Mỹ (quê hương của ISDN) thì cũng khó quên được các lợi ích mà ISDN đem lại khi ISDN là công nghệ mở đầu cho tất cả các loại dịch vụ tích hợp. IDSL - ISDN digital subscriber line – là một công nghệ xDSL dựa trên nền tảng là ISDN, được đảm bảo tốc độ 144Kbps trên cả kênh B và D.
[sửa] HDSL
HDSL (high-bit-rate digital subscriber line) ra đời trong phòng thí nghiệm vào năm 1986. Thực chất các thiết bị thu phát HSDL là sự kế thừa của ISDN nhưng ở mức độ phức tạp hơn. HDSL ra đời dựa trên chuẩn T1/E1 của Mỹ/châu Âu. HDSL1 cho phép truyền 1,544Mbps hoặc 2,048Mbps trên 2 hay 3 đôi dây. HDSL2 ra đời sau đó cho phép dùng 1 đôi dây để truyền 1,544Mbps đối xứng. HDSL2 ra đời mang nhiều ý tưởng của ADSL. Ưu thể của HDSL là loại công nghệ không cần các trạm lặp, tức là có độ suy hao thấp hơn các loại khác trên đường truyền. Do vậy HDSL có thể truyền xa hơn mà vẫn đảm bảo được chất lượng tín hiệu. HDSL được ưa dùng do có các đặc tính chẩn đoán nhiễu (đo SNR) và ít gây nhiễu xuyên âm. HDSL được dùng bởi các nhà khai thác nội hạt (các công ty điện thoại) hay cung cấp các đường tốc độ cao giữa nhiều tòa nhà hay các khu công sở với nhau.
[sửa] VDSL
VDSL (very-high-bit-rate digital subscriber line) là một công nghệ xDSL cung cấp đường truyền đối xứng trên một đôi dây đồng. Dòng bit tải xuống của VDSL là cao nhất trong tất cả các công nghệ của xDSL, đạt tới 52Mbps, dòng tải lên có thể đạt 2,3 Mbps. VDSL thường chỉ hoạt động tốt trong các mạng mạch vòng ngắn. VDSL dùng cáp quang để truyền dẫn là chủ yếu, và chỉ dùng cáp đồng ở phía đầu cuối.
[sửa] ADSL
ADSL (Asymmetrical DSL) chính là một nhánh của công nghệ xDSL. ADSL cung cấp một băng thông bất đối xứng trên một đôi dây. Thuật ngữ bất đối xứng ở đây để chỉ sự không cân bằng trong dòng dữ liệu tải xuống và tải lên. Dòng dữ liệu tải xuống có băng thông lớn hơn băng thông dòng dữ liệu tải lên. ADSL ra đời vào năm 1989 trong phòng thí nghiệm. ADSL1 cung cấp 1,5 Mbps cho đường dữ liệu tải xuống và 16 kbps cho đường đường dữ tải lên, hỗ trợ chuẩn MPEG-1. ADSL2 có thể cung cấp băng thông tới 3 Mbps cho đường xuống và 16 kbps cho đường lên, hỗ trợ 2 dòng MPEG-1. ADSL3 có thể cung cấp 6 Mbps cho đường xuống và ít nhất 64 kbps cho đường lên, hỗ trợ chuẩn MPEG-2. Dịch vụ ADSL mà chúng ta hay sử dụng hiện nay theo lý thuyết có thể cung cấp cung cấp 8 Mbps cho đường xuống và 2 Mbps cho đường lên, tuy nhiên vì nhiều lý do từ phía các ISP nên chất lượng dịch vụ sử dụng ADSL tại các đầu cuối của chúng ta thường không đạt được như sự quảng cáo ban đầu.
[sửa] RADSL
RADSL (rate-adaptive digital subscriber line) là một phiên bản của ADSL mà ở đó các modem có thể kiểm tra đường truyền khi khởi động và đáp ứng lúc hoạt động theo tốc độ nhanh nhất mà đường truyền có thể cung cấp. RADSL còn được gọi là ADSL có tốc độ biến đổi.
Giới thiệu
ADSL là một cách kết nối tốc độ cao tới Internet, với tốc độ có thể nhanh hơn vài chục đến cả trăm lần modem quay số hiện nay chúng ta đang dùng. Đây sẽ là một sự hứa hẹn thực sự cho chúng ta để có thể "lướt" trên Internet chứ không phải là "bò" như hiện tại. Theo các tin tức do các phương tiện thông tin đại chúng đưa, có thể biết rằng dịch vụ ADSL được cung cấp bởi sự hợp tác giữa nhà cung cấp khả năng truy cập Internet lớn nhất Việtnam hiện nay là VDC và nhà cung cấp dịch vụ ADSL lớn nhất Hàn Quốc hiện nay là Korea Telecom. Hiện nay, tại các nước có cơ sở hạ tầng Internet tiên tiến, ADSL đã trở thành một phương tiện kết nối phổ biến vào mạng toàn cầu nhưng đối với hầu hết người dùng Internet trong nước, ADSL còn là một khái niệm xa lạ. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu với các bạn những nét sơ lược về công nghệ kết nối Internet này.
Căn bản về công nghệ ADSL
ADSL là một thành viên của họ công nghệ kết nối modem tốc độ cao hay còn gọi là DSL, viết tắt của Digital Subscriber Line. DSL tận dụng hệ thống cáp điện thoại bằng đồng có sẵn để truyền tải dữ liệu ở tốc độ cao, tiết kiệm kinh phí lắp đặt cáp quang (fibre-optic) đắt tiền hơn. Tất cả các dạng DSL hoạt động dựa trên thực tế là truyền âm thanh qua đường cáp điện thoại đồng chỉ chiếm một phần băng thông rất nhỏ. DSL tách băng thông trên đường cáp điện thoại thành hai: một phần nhỏ dành cho truyền âm, phần lớn dành cho truyền tải dữ liệu ở tốc độ cao. Trên đường dây điện thoại thì thực tế chỉ dùng một khoảng tần số rất nhỏ từ 0KHz đến 20KHz để truyền dữ liệu âm thanh (điện thoại). Công nghệ DSL tận dụng đặc điểm này để truyền dữ liệu trên cùng đường dây, nhưng ở tần số 25.875 KHz đến 1.104 MHz
Loại DSL Tên đầy đủ Download Upload Khoảng cách * Số đường điện thoại cần Hỗ trợ điện thoại **
ADSL Asymetric DSL 8Mbps 800Kbps 5500m 1 Có HDSL High bit-rate DSL 1.54Mbps 1.54Mbps 3650m 2 Không IDSL Intergrated Service Digital Network DSL 144Kbps 144Kbps 10700m 1 Không MSDSL Multirate Symetric DSL 2Mbps 2Mbps 8800m 1 Không RADSL Rate Adaptive DSL 7Mbps 1Mbps 5500m 1 Có SDSL Symetric DSL 2.3Mbps 2.3Mbps 6700m 1 Không VDSL Veryhigh bit-rate DSL 52Mbps 16Mbps 1200m 1 Có
- Khoảng cách cáp từ thuê bao đến tổng đài, nếu nằm trong khoảng cách này thì có thể kết nối xDSL
- Khả năng dùng điện thoại bình thường khi xDSL đang hoạt động trên đường cáp
ADSL và Internet trên băng thông rộng ADSL là một trong những kết nối Internet phổ biến cung cấp băng thông lớn cho việc truyền tải dữ liệu (tiếng Anh gọi là broadband Internet). Broadband Internet so với kết nối bằng modem quay số truyền thống là một cuộc cách mạng lớn về tốc độ, chất lượng và nội dung, cũng giống như so sánh Nvidia GeForce 4 TI4600 với S3 Trio 1MB PCI vậy. Với tốc độ kết nối gấp hàng chục đến hàng trăm lần modem quay số, ADSL – một ứng dụng của broadband Internet - sẽ giúp bạn thực sự thưởng thức thế giới kĩ thuật số trên mạng toàn cầu. Thực sự có thể lướt trên Inet chứ không phải bò lổm ngổm trên Inet như hiện tại.
A. Đối với người dùng
Về cơ bản, ADSL sẽ giúp bạn làm những việc quen thuộc trên Internet như dùng thư điện tử, duyệt websites, duyệt diễn đàn, tải file..v.v.. nhưng nhanh hơn trước rất nhiều lần và bạn có thể làm những việc đó đồng thời thay vì phải làm lần lượt từng thứ một như trước đây. Bạn có thể thoải mái thưởng thức Internet do không phải dài cổ đợi modem quay số gọi tổng đài hay ngồi đọc truyện chưởng chờ trang web nạp xong trên trình duyệt. Một điều đáng chú ý là bạn không phải trả cước gọi điện thoại khi dùng ADSL, và đường dây vẫn dùng để gọi được khi đang duyệt Internet, dù công nghệ này dựa trên đường điện thoại có sẵn.
Ngoài việc tăng tốc cho những nhu cầu Internet phổ biến ở trên, ADSL còn giúp bạn sử dụng Internet vào những tác vụ mà trước đây modem quay số vẫn phải khóc lóc thảm thiết vẫy cờ trắng đầu hàng. Thứ nhất, bạn có thể truy cập những website thiết kế với chất lượng cao, dùng flash, nhạc nền, nhiều hình động… Thứ hai, bạn có thể nghe và xem các bài hát, bản tin, giới thiệu phim… từ khắp mọi nơi trên thế giới. Thứ ba là phim theo yêu cầu (tiếng Anh gọi là movie-on-demand), với băng thông rộng và công nghệ nén và truyền hình ảnh, âm thanh tiên tiến, phim ảnh có thể được truyền qua Internet và bạn có toàn quyền chọn lựa chương trình, tạm dừng hoặc tua đi tua lại tùy thích. Hiện nay nhà cung cấp dịch vụ Internet của Singapore là SingNet đang cung cấp dịch vụ này với giá khoảng 6.5 USD/tháng (giá khuyến mại cho 12 tháng đầu là 2.5 USD) qua đường ADSL 512Kbps. Thứ tư là hội thảo video qua mạng: kết hợp với webcam, ADSL sẽ giúp bạn đàm thoại với bạn bè, người thân hay đối tác kinh doanh qua Internet với âm thanh và hình ảnh chất lượng cao. Thứ năm là chơi multiplayer game trên Internet với bạn bè khắp thế giới. Với thời gian ping rất thấp, ADSL cho phép các game mạng chạy trơn tru, khiến chơi game qua Internet nhanh hơn và thú vị hơn. Thứ sáu là học qua mạng. Bạn có thể tham dự các khóa học từ xa tổ chức bởi các trường đại học tên tuổi trên thế giới hoặc truy cập các thư viện điện tử trên mạng nhanh hơn.
B. Đối với doanh nghiệp
Thương mại điện tử và nền công nghiệp thông tin là nền tảng tương lai của mọi nền kinh tế. ADSL nói riêng và broadband Internet nói chung khiến thương mại điện tử trở nên khả thi. Các cửa hàng trên mạng có thể được thiết kế với tính tương tác cao hơn, cách trình bày sản phẩm hấp dẫn hơn với người dùng. Loại cửa hàng này dễ thiết kế, dễ bảo quản, giá thành rẻ, kết hợp với khả năng tương tác trực tiếp với người dùng sẽ giúp cho doanh nghiệp nhỏ có thể cạnh tranh với các cơ sở lớn hơn trên quy mô toàn cầu.
Nền công nghệ phần mềm của Việtnam sẽ đạt tính cạnh tranh cao hơn với Internet băng thông rộng. Việc phát triển, thăm dò và xâm nhập thị trường cũng như nhận đơn đặt hàng và giao sản phẩm sẽ trở nên dễ dàng hơn và kinh tế hơn rất nhiều.
Điều kiện để lắp đặt ADSL
Điều kiện cơ bản là bạn phải có một đường điện thoại (!) Chi tiết hơn, đường điện thoại đó phải đáp ứng những yêu cầu sau: Cách tổng đài dưới 5500 m. Càng gần tổng đài, tốc độ truy cập của bạn càng tăng. Dĩ nhiên nếu nhà cung cấp dịch vụ giới hạn tốc độ thì dù ở đâu bạn cũng chỉ đạt tối đa là tốc độ giới hạn. Không bị áp dụng công nghệ pair gain. Pair gain là công nghệ kĩ thuật số tách đường cáp điện thoại ra làm hai (ở đây xét pair gain 1+1). Công nghệ này được nhà cung cấp dịch vụ điện thoại hay áp dụng để giảm chi phí trong trường hợp nhà bạn muốn có thêm đường điện thoại. Điểm dở của nó là kết nối Internet quay số sẽ bị giảm một nửa tốc độ (28.8Kbps tối đa so vKhông bị áp dụng công nghệ RIM – Remoted Integrated Multiplexer. Công nghệ này dựa trên đường cáp quang (fibre-optic cable), nhà cung cấp dịch vụ điện thoại dẫn cáp quang đến một khu vực rồi chuyển tín hiệu trên cáp quang thành dịch vụ điện thoại bình thường. RIM rất kinh tế khi lắp đặt điện thoại ở những nơi không có sẵn mạng cáp điện thoại bằng đồng như khu vực ngoại ô mới xây, vùng sâu vùng xa hay hải đảo.
Trang thiết bị
Nếu đường điện thoại của bạn có thể hỗ trợ ADSL, bạn chỉ cần liên lạc nhà cung cấp dịch vụ là họ sẽ lo phần kết nối bạn vào tổng đài. Nhưng về phần lắp đặt tại nhà thì bạn phải tự làm lấy, nếu thuê dịch vụ thì sẽ rất đắt. Ngay cả việc mua sắm thiết bị có khi cũng nên tự túc, vì nhà cung cấp có thể bán rất đắt. Tự túc mua sắm và lắp đặt thiết bị sẽ giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều và hơn nữa bạn làm chủ thiết bị, có thể chuyển qua nhà cung cấp dịch vụ khác dễ dàng hơn (hi vọng Việtnam sẽ có nhiều nhà cung cấp dịch vụ Internet trong tương lai). Bạn cứ yên tâm, vì lắp đặt rất dễ dàng, không hề khó hơn việc lắp đặt modem quay số đâu. Tuy nhiên, trước khi mua thiết bị, bạn nên kiểm tra với nhà cung cấp xem thiết bị đó có được họ hỗ trợ không.
Cũng gần giống như kết nối quay số, bạn cần một modem làm trung gian giữa máy tính và đường điện thoại để chuyển đổi giữa tín hiệu và dữ liệu. Có ba loại modem hỗ trợ ADSL. Modem trên card PCI: loại này tích hợp tất cả trên một card PCI. Giá thành rẻ nhất trong ba loại, nhưng rất khó cài đặt, kén chọn hệ điều hành và không hỗ trợ chia sẻ kết nối đến nhiều máy tính. Nếu bạn tính dùng thêm Linux hay Mac OS X, hay chia sẻ kết nối ADSL với nhiều máy khác, hay là dân overclocker, nên tránh xa loại này. Modem USB: đây là loại modem lắp ngoài kết nối qua giao tiếp USB 1.1. Giá chỉ hơn loại trước một chút và trông có vẻ dễ lắp đặt. Nhưng thực ra loại này cũng kén hệ điều hành không kém loại kia, cài đặt tương đối khó và không hỗ trợ chia sẻ kết nối. Hơn nữa, tốc độ của USB 1.1 rất thấp (tối đa là 12Mbps nhưng thực tế còn thấp hơn nhiều), không thích hợp với ADSL tốc độ cao, lại dùng nhiều tài nguyên hệ thống. Bạn nên cân nhắc kĩ trước khi chọn USB cho ADSL. Ethernet modem lắp ngoài: đây là loại phổ biến nhất. Nó dùng giao tiếp ethernet với máy tính qua card mạng 10/100. Ưu điểm là rất dễ lắp đặt, hỗ trợ hầu hết các hệ điều hành, dễ chia sẻ kết nối. Nhược điểm là giá thành cao hơn các loại khác (có tính cả giá của card mạng). Ethernet ADSL modem có khi được tích hợp thêm một số chức năng như tường lửa (hardware firewall) hay router và hub hay switch lắp trong (giúp bạn chia sẻ kết nối với các máy khác dễ dàng).
Nếu muốn dùng các thiết bị khác như máy điện thoại hay fax trên đường dây mà ADSL dùng, bạn cần một bộ lọc để lọc tín hiệu. Giá thành của nó rất rẻ và thường được bán kèm modem nếu bạn mua từ nhà cung cấp dịch vụ.
Phần mềm cần thiết
Để đăng nhập vào mạng ADSL của nhà cung cấp, bạn cần phần mềm đăng nhập thích hợp hỗ trợ một trong hai giao thức PPPoE hoặc PPPoA. Giao thức thứ nhất, PPPoE, viết tắt của cụm từ Point to Point Protocol over Ethernet, là giao thức đăng nhập phổ biến nhất cho các kết nối dạng DSL. Khi bạn đăng kí ADSL, bạn sẽ được cung cấp phần mềm PPPoE tương thích với nhà cung cấp. Những phần mềm này đều được sửa lại từ những phần mềm PPPoE có sẵn như Enternet, vì vậy bạn có thể dùng phần mềm khác thay thế. Nếu bạn dùng các hệ điều hành mới như Windows XP hay Mac OS X thì chúng có sẵn hỗ trợ cho PPPoE. Giao thức thứ hai, PPPoA, viết tắt của Point to Point Protocol over ATM, rất giống với PPPoE nhưng không tương thích với nhau. Nó đang bị dần loại bỏ và thay thế bởi PPPoE.
Khi dùng ADSL, thời gian máy của bạn hoạt động trên Internet cũng như lượng thông tin bạn truy cập tăng rất nhiều so với thời modem quay số. Vì thế, bạn cần trang bị phần mềm chống virus và tường lửa để phòng ngừa tin tặc tấn công. Tuy chẳng ai truy cập máy bạn để ăn trộm vài bài MP3 hay xem trộm thư tình của bạn đâu, nhưng họ có thể tặng bạn vài con ngựa thành Troy để chiếm quyền điều khiển máy bạn và thực hiện tấn công kiểu DDoS đến các máy chủ khác. Nên tránh các phiền phức loại này bằng các phần mềm hữu dụng. ới 56Kbps tối đa) và không thể dùng với ADSL. Những khó khăn và hạn chế có thể gặp Nhà cung cấp dịch vụ có thể gặp khó khăn hay tạo khó khăn cho bạn khi dùng ADSL. Những khó khăn và hạn chế này có thể chia làm hai loại: chất lượng dịch vụ và giá thành dịch vụ.
Thứ nhất, đảm bảo chất lượng dịch vụ cho ADSL không phải là điều dễ dàng với một nước có cơ sở hạ tầng Internet yếu kém như Việt Nam. Trước tiên, nhà cung cấp dịch vụ phải có các máy chủ rất mạnh để có thể đáp ứng được những kết nối tốc độ cao trong thời gian dài (kết nối ADSL được thiết kế để chạy 24/7) từ các máy khách. Ngoài ra, đường kết nối từ các máy chủ đó lên Internet cũng phải đảm bảo tốc độ truy cập cho các máy khách. Đây quả là một thách thức lớn đối với các nhà cung cấp dịch vụ Internet ở Việt Nam, khi mà cơ sở hạ tầng của họ chưa đủ để đảm bảo kết nối của những người dùng modem quay số. Đấy là còn chưa kể đến vấn đề hỗ trợ kĩ thuật, khi mà ADSL yêu cầu phần mềm đăng nhập mới, các thiết bị cài đặt mới và sẽ nảy sinh các vấn đề tương thích mới. Thứ hai, giá thành dịch vụ luôn là nỗi băn khoăn thường trực của người dùng Việt Nam từ khi Internet xuất hiện. Giá thành lắp đặt ADSL thường khá cao. Giá của ethernet ADSL modem thường từ 120 USD trở lên, nếu tính cả card mạng và bộ lọc thì ít nhất cũng là 150 USD. Ngoài ra còn cước phí để nhà cung cấp nối đường điện thoại của bạn vào trạm ADSL ở tổng đài, tuy nhiên bạn có thể được khuyến mãi phần này. Với tính năng always-on, tức là lúc nào cũng hoạt động của ADSL, và việc không phải quay số để kết nối, hi vọng nhà cung cấp dịch vụ không tính tiền theo phút như với kết nối quay số. Lý tưởng nhất là bạn trả cước thuê bao cố định và có tốc độ tối đa của đường truyền cho phép cũng như băng thông hàng tháng lớn tùy thích. Tình huống lý tưởng này, tiếc thay, chỉ có một vài nước trên thế giới mới có, ví dụ như ở Hồng Kông. Đa số các nhà cung cấp ADSL hiện nay cung cấp đường kết nối với tốc độ được giới hạn, phổ biến là ở mức 512 Kbps tải xuống và 128 Kbps tải lên, và băng thông hàng tháng cũng được giới hạn: bạn chỉ được tải xuống/tải lên một lượng dữ liệu tính bằng GB nhất định. Bạn trả thuê bao cố định hàng tháng. Nếu bạn dùng nhiều băng thông hơn, bạn sẽ phải trả thêm nhưng thường là họ tính rất đắt, 1 GB ra ngoài giới hạn có giá đắt hơn rất nhiều so với 1 GB ở trong giới hạn. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ có phần mềm thích hợp để đo băng thông sử dụng của bạn và phần mềm này cũng chạy ngay trên máy bạn. Nó đo là một chuyện, còn đo chính xác hay không lại là chuyện khác, và vấn đề này đôi khi gây đau đầu cho người sử dụng. Chắc chắn bạn không muốn bị choáng nặng hay ngất xỉu khi nhận được hóa đơn hàng tháng phải không? Việc cạnh tranh trên thị trường ADSL cũng là vấn đề nan giải. Nền tảng của ADSL chính là hệ thống cáp điện thoại và các trạm chuyển đặt ở các tổng đài. Công ty nào nắm quyền kiểm soát những cơ sở hạ tầng ấy thì sẽ có độc quyền trên thị trường ADSL. Các công ty khác sẽ không đủ điều kiện tài chính cũng như cơ sở pháp lý để tự lập ra hệ thống cáp điện thoại và tổng đài riêng, và sẽ phải trở thành đại lý của công ty kia. Đây là tình hình của thị trường ADSL tại Úc, nơi mà công ty Telstra nắm gần như toàn bộ hệ thống cáp điện thoại và 100% các trạm chuyển ADSL ở các tổng đài. Sự độc quyền ấy hiện đang làm Internet băng thông rộng ở Úc chết dần chết mòn
Kết
Sự giới thiệu Internet băng thông rộng, hay cụ thể là ADSL ở Việt Nam sẽ thúc đẩy công nghệ thông tin cũng như nền kinh tế và giáo dục của nước ta đuổi theo các nước khác. Một điểm rất dễ nhận trong việc áp dụng ADSL trên thế giới là ở các nước châu Á (cụ thể là Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc ….), ADSL được dùng rộng rãi và có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác như Úc, Mĩ hay Tây Âu. Hi vọng Việt Nam sẽ phát triển ADSL theo con đường của các nước châu Á anh em để tạo nên cuộc cách mạng Internet trong nước, góp phần lớn hỗ trợ nền kinh tế và giáo dục đào tạo