Trung văn giản thể
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trung văn giản thể | ||
---|---|---|
Được nói tại: | — | |
Địa phương: | — | |
Tổng số người nói: | — | |
Ngữ hệ: | Hán tự giáp cốt văn triện văn lệ văn Trung văn phồn thể Trung văn giản thể |
|
Mã ngôn ngữ | ||
ISO 639-1: | none | |
ISO 639-2: | chưa có thông tin | |
ISO/FDIS 639-3: | — |
Trung văn giản thể hay Giản thể tự, Giản thể Trung văn (tiếng Trung giản thể: 简体中文 hay 简体字; Phồn thể: 簡體中文 hay 簡體字; Bính âm: jiǎntǐzhōngwén hay Tiêu bản:Translit-zh2) là một trong hai cách viết tiêu chuẩn của chữ Hán hiện nay, được Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa giản hóa từ Trung văn phồn thể nhằm tăng tỷ lệ biết chữ và đơn giản hóa cách viết chữ Hán. Trung văn giản thể được sử dụng ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Singapore, và Malaysia. Tuy nhiên, đây là một trong nhiều cách đơn giản hóa chữ Hán đã được thực hiện trong nhiều thế kỷ qua.
Trung văn phồn thể được sử dụng ở Hồng Kông, Macau và Đài Loan, và bởi nhiều cộng đồng Hoa kiều, nhưng Trung văn giản thể dần dần giành được sử phổ biến trong cộng đồng Hoa kiều do ngày càng có nhiều người Hoa di cư ra nước ngoài.
Chữ Hán giản thể được tạo ra bằng cách giảm số nét đơn giản hóa cách viết của nhiều chữ Hán truyền thống. Nhiều chữ được đơn giản hóa bừang cách áp dụng các quy luật thông thường, ví dụ như cách bằng cách thay thế một số bộ bằng bộ khác gần với chữ cần đơn giản hóa (theo cách mà chữ Hán đã được sáng tạo ra, đặc biệt là chữ biểu thị âm và ý nghĩa). Nhiều chữ được đơn giản hóa không theo quy tắc và nhiều chữ được đơn giản hóa thì không đồng dạng với chữ truyền thống.
Tiêu bản:Table Hanzi
Bài này hoặc đoạn này đang được viết. Bạn có thể viết thêm cho bài này được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp để biết thêm về cách sửa đổi bài. |