See also ebooksgratis.com: no banners, no cookies, totally FREE.

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Trận Rạch Gầm - Xoài Mút – Wikipedia tiếng Việt

Trận Rạch Gầm - Xoài Mút

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trận Rạch Gầm - Xoài Mút

Tượng đài kỷ niệm chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút trong khu di tích lịch sử Rạch Gầm-Xoài Mút, Mỹ Tho
Thời gian 19 tháng 1, 1785 - 20 tháng 1, 1785[1]
Địa điểm Rạch Gầm - Xoài Mút, Miền Nam nước Đại Việt
Kết quả Tây Sơn thắng tuyệt đối. Xiêm La rút lui hoàn toàn khỏi Đại Việt, Nguyễn Ánh tạm lánh theo.
Tham chiến
Tây Sơn (Đại Việt) Xiêm La
Chỉ huy
Nguyễn Huệ
Trương Văn Đa
Chiêu Tăng
Chiêu Sương
Nguyễn Ánh
Chu Văn Tiếp[2]
Lục Côn
Sa Uyển[3]
Lực lượng
ít nhất 50.000 quân thủy bộ[1]
Quân phòng thủ tại Gia định là vài nghìn người
20.000[4][5]~50.000[6] cùng 3.000-4.000 quân Nguyễn Ánh
~200 chiến thuyền[5]
Thương vong
Không rõ gần như bị tiêu diệt hoàn toàn[6][7][8][9].

Trận Rạch Gầm-Xoài Mút là một trận chiến lớn trên sông diễn ra vào năm 1785 giữa quân Xiêm La và quân Tây Sơn ở miền Nam nước Đại Việt.

Đây là một trận đánh lớn, có tác dụng đẩy lui ý chí chiến đấu của Xiêm La, buộc họ phải chấm dứt can thiệp quân sự vào Đại Việt. Thắng lợi thu được từ cuộc chiến có tác dụng bảo đảm an ninh cho nhà Tây Sơn ở miền Nam trong một khoản thời gian nhất định. Ngoài ra, nó được ghi nhận là một trong những chiến thắng lớn nhất của dân tộc Việt Nam trước ngoại xâm.[10]

Mục lục

[sửa] Tiền đề

Nguyễn Ánh, một người thừa kế còn sót lại của các chúa Nguyễn, sau nhiều thất bại trước nhà Tây Sơn, nẩy sinh ý định cầu viện ngoại bang.

Nguyễn Ánh quen biết giám mục người Pháp là Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine), bèn nhờ giám mục mang thư cầu viện nước Pháp[11]. Nhưng vì trái mùa gió nên Bá Đa Lộc chưa khởi hành được. Nguyễn Ánh chưa nhất quyết cầu viện nước Pháp, và lại có ý nhờ Xiêm La.

Xiêm La cũng có ý định mở rộng ảnh hưởng của mình ra Đại Việt[6]. Chân Lạp và Gia định đều nằm trong tầm ngắm của họ[3].

Đại quân Nguyễn Huệ đang đóng ở Quy Nhơn, chỉ có một cụm quân nhỏ do phò mã Trương Văn Đa chỉ huy đóng ở Gia Định.

[sửa] Lực lượng

Xiêm La: 3 vạn quân bộ dưới sự chỉ huy của hai tướng Lục Côn và Sa Uyển, 2 vạn thủy binh với 200 chiến thuyền dười sự chỉ huy của Chiêu Tăng và Chiêu Sương (cháu vua Xiêm La)[3][5]. Có trang bị đại bác của Tây phương mới mua[12]

Nguyễn Ánh: không rõ nhưng chủ yếu là bộ binh[12] ước chừng vài nghìn. Với tướng chỉ huy cùng Ánh là Chu Văn Tiếp[2].

Tây Sơn: quân tại chỗ gồm khoảng vài nghìn người dưới sự chỉ huy của Trương Văn Đa đóng tại Gia Định[13]. Lực lượng của Nguyễn Huệ chỉ huy trực tiếp có ít nhất 5 vạn di chuyển bằng đường thủy và đường bộ từ Quy Nhơn vào, số quân bao gồm cả số quân Nguyễn Huệ tuyển lựa được khi ông đến Gia Định[1].

[sửa] Trước trận chiến

Tháng 2 năm Giáp Thìn (1784), Nguyễn Ánh từ Hà Tiên sang Xiêm La hội kiến với vua Xiêm La là Chất Tri (Chakri, Rama I) tại Vọng Các (Bangkok). Vua Xiêm sai hai tướng là Chiêu Tăng, Chiêu Sương đem 2 vạn quân thủy cùng 300 chiếc thuyền sang giúp[5]. Ngoài ra còn có 3 vạn quân bộ tiến sang Chân Lạp với danh nghĩa giúp vua Chân Lạp, nhưng thực chất ý đồ nhằm tạo gọng kìm phía Tây, chờ cơ hội tiêu diệt quân Tây Sơn.

Quân Xiêm tiến quân và nhanh chóng lấy được các tỉnh miền Tây Gia Định. Tuy nhiên, do ỷ thế nên đi đến đâu cũng quấy nhiễu dân sự, làm nhiều điều tàn ác, cho nên quân Xiêm bị dân chúng oán hận[6][14][4]. Họ đóng quân tại Ba Vạc, Mang Thít, Trà Ôn, Sa Đéc[15][14].

Tướng Tây Sơn giữ đất Gia Định là phò mã Trương Văn Đa[16], thấy quân Xiêm sang đánh phá, thế lực mạnh, bèn cố thủ tại Gia Định và sai người về Qui Nhơn báo[14]. Vua Tây Sơn sai Nguyễn Huệ đem 50.000 quân thủy bộ[1] từ Quy Nhơn vào chống giữ.

Sau khi vào Gia Định,Nguyễn Huệ đóng đô ở Mĩ Tho[15] đồng thời Nguyễn Huệ dùng lực lượng nhỏ thăm dò đánh vài trận không có kết quả khả quan[8] cử người mang của cải để cầu hòa với Chiêu Tăng, sau đó cho bố trí trận địa và nhử quân Xiêm đến gần Rạch Gầm và Xoài Mút (ở phía trên Mỹ Tho) để đánh một trận lớn tiêu diệt quân Xiêm[15].

[sửa] Trận đánh

Đêm 19 rạng 20 tháng 1 năm 1785 (đêm 9 rạng 10 tháng 12 năm Giáp Thìn), quân Xiêm lợi dụng thủy triều xuôi theo dòng sông để tấn công Mỹ Tho nhằm phá vỡ đội thuyền phòng thủ của Tây Sơn. Quân Tây Sơn giả thua rút dần về hướng Mỹ Tho, nhử đối phương lọt vào trận địa mai phục đoạn Rạch Gầm-Xoài Mút. Khi quân Xiêm lọt vào trận mai phục, bất ngờ quân Tây Sơn sử dụng pháo bắn uy hiếp dữ dội ở cù lao Thới Sơn và bờ sông Tiền, khóa chặt hai đầu, dồn quân Xiêm vào thế "tiến thoái lưỡng nan"[17]. Bên cạnh đó, hỏa hổ ở hai bên bờ nã đạn tới tấp vào đội hình làm quân Xiêm rối loạn, tinh thần hoang mang rồi bỏ chạy. Cùng lúc đó, một đội thuyền cảm tử chở đầy rơm và những vật liệu dễ cháy đâm thẳng vào thuyền quân Xiêm làm cho số bị chìm, số bị cháy. Trong khi đó, cánh quân bộ Xiêm La ngay từ đầu đã bị quân Tây Sơn chặn đánh không cho cứu viện.

[sửa] Kết quả

Một trận quyết chiến diễn ra trong không đầy một ngày đã tiêu diệt gần như hoàn toàn số quân Xiêm-Nguyễn[7][6][8][9], số còn sống sót chỉ được vài nghìn người[8][9] chạy theo đường thượng đạo trốn về nước. Các tướng Chiêu Tăng, Chiêu Sương và Nguyễn Ánh phải bỏ chạy theo đường bộ về phía Xiêm La.[8][18]

Sau trận đánh này, quân Xiêm khiếp đảm trước sức mạnh của Tây Sơn, "sợ Tây Sơn như sợ cọp"[19][8].

Đánh dẹp xong, Nguyễn Huệ đem quân về Quy Nhơn để đô đốc là Đặng Văn Trấn ở lại trấn đất Gia Định. Nguyễn Ánh đành giục Bá Đa Lộc đem hoàng tử Cảnh sang Pháp[18] cầu viện[11].

Các vũ khí, di vật sử dụng trong trận đánh được tìm thấy



[sửa] Chú thích

  1. ^ a b c d Nguyễn Phan Quang, tr.84
  2. ^ a b Nguyễn Phan Quang, tr.70 - 82
  3. ^ a b c Phan Huy Lê-Bùi Đăng Dũng-Phan Đại Doãn-Phạm Thị Tâm-Trần Bá Chí, trang 293.
  4. ^ a b Phạm Văn Sơn. "Việt sử toàn thư" (pdf) các trang 370. Được truy cập ngày 2008-06-24.
  5. ^ a b c d Tạ Chí Ðại Trường. "Lịch Sử Nội Chiến Việt Nam 1771-1802" (pdf) các trang 123. Được truy cập ngày 2008-06-24.
  6. ^ a b c d e Nguyễn Phan Quang, tr.82
  7. ^ a b Phan Huy Lê-Bùi Đăng Dũng-Phan Đại Doãn-Phạm Thị Tâm-Trần Bá Chí, Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc ta, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân (1998). Chương V CHIẾN THẮNG RẠCH GẦM - XOÀI MÚT ghi Và trận đánh kết thúc rất nhanh chóng trong ngày hôm đó, ngày 19 tháng 1 năm 1785. Chỉ trong khoảng một ngày, khoảng 2 vạn quân Tây Sơn đã giao chiến và đánh tan tành hơn 5 vạn quân Xiêm - Nguyễn, tiêu diệt gần 4 vạn quân Xiêm và hàng nghìn quân Nguyễn.
  8. ^ a b c d e f Tạ Chí Ðại Trường. "Lịch Sử Nội Chiến Việt Nam 1771-1802" (pdf) các trang 125. Được truy cập ngày 2008-06-24.
  9. ^ a b c Quân Tiêm xoay trở không kịp, chết và bị thương mười phần chỉ còn một hai chạy về nước. Phạm Văn Sơn. "Việt sử toàn thư" (pdf) các trang 370. Được truy cập ngày 2008-06-24.
  10. ^ Trận Rạch Gầm - Xoài Mút là một trong những trận thủy chiến lớn nhất và lừng lẫy nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Phan Huy Lê, Bùi Đăng Dũng, Phan Đại Doãn, Phạm Thị Tâm, Trần Bá Chí, Tr. 295-305
  11. ^ a b Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, Tự Chủ Thời Đại (Thời kỳ Nam Bắc phân tranh), Chương VIII "Vận trung suy của Chúa Nguyễn", mục 6 "Nguyễn Vương định cầu viện nước Pháp Lan Tây".
  12. ^ a b Phan Huy Lê-Bùi Đăng Dũng-Phan Đại Doãn-Phạm Thị Tâm-Trần Bá Chí, trang 295.
  13. ^ Phan Huy Lê-Bùi Đăng Dũng-Phan Đại Doãn-Phạm Thị Tâm-Trần Bá Chí, trang 295-296.
  14. ^ a b c Tạ Chí Ðại Trường. "Lịch Sử Nội Chiến Việt Nam 1771-1802" (pdf) các trang 124. Được truy cập ngày 2008-06-24.
  15. ^ a b c Nguyễn Phan Quang, tr.72
  16. ^ Con rể của Nguyễn Nhạc
  17. ^ Khu di tích chiến thắng Rạch Gầm -Xoài Mút,NetCenter, truy cập ngày 3-4-2008
  18. ^ a b Tucker, Spencer C. (1999). Vietnam, tr. 24, Routledge. ISBN 1857289226.
  19. ^ Ngô Giáp Đậu, Hoàng Việt Long hưng chí

[sửa] Tham khảo

  • Nguyễn Phan Quang, Theo dòng Lịch sử Dân tộc (tập 2) ,Nhà xuất bản Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh (2005).
  • Phan Huy Lê-Bùi Đăng Dũng-Phan Đại Doãn-Phạm Thị Tâm-Trần Bá Chí, Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc ta, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân (1998).

[sửa] Liên kết ngoài

Ngôn ngữ khác


aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu -