Tự do ngôn luận
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Một phần của loạt bài về |
Tự do |
Theo định nghĩa |
Tự do triết học |
Theo hình thức |
---|
Tự do lập hội |
Các loại khác |
Kiểm duyệt |
Tự do ngôn luận, hoặc tự do phát biểu, bao gồm quyền phát biểu và phổ biến ý kiến của mỗi công dân, là một trong những nhân quyền cơ bản được qui định trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Quyền tự do ngôn luận cho phép mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp vào.
Quyền tự do ngôn luận cũng bao gồm cả quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi loại tin tức, ý kiến, không phân biệt ranh giới, hình thức tuyên truyền miệng, hoặc bằng bản viết, in, hoặc bằng hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua mọi phương tiện đại chúng khác tùy theo sự lựa chọn của họ.
Tự do ngôn luận hiểu một cách thông thường là việc một người có quyền phát biểu và giữ ý kiến, quan điểm của mình trước người khác.
Tự do ngôn luận thường được hiểu là quyền phát biểu nhưng không vi phạm quyền tự do của người khác. Tại một số quốc gia, những người đưa thông tin sai lạc có thể sẽ bị kiện hay khởi tố, từ ngữ tục tĩu hay mang tính phân biệt trên truyền thông có thể bị hạn chế. Trong hiến pháp một số quốc gia, quyền tự do ngôn luận bị hạn chế bởi một số điều lệ khác, như "theo quy định của pháp luật" hay "an ninh quốc gia".
[sửa] Liên kết ngoài
Bài này còn sơ khai. Bạn có thể góp sức viết bổ sung cho bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp để biết thêm về cách sửa đổi bài. |