Chi Mướp đắng
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chi Mướp đắng | ||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Quả mướp đắng (Momordica charantia)
|
||||||||||||
Phân loại khoa học | ||||||||||||
|
||||||||||||
Các loài | ||||||||||||
Xem văn bản. |
Chi Mướp đắng (Momordica) là một chi của khoảng 45 loài cây thân thảo dạng dây leo sống một năm hay lâu năm, thuộc về họ Bầu bí (Cucurbitaceae), có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Phi và miền nam châu Á.
Mục lục |
[sửa] Trồng và sử dụng
Một số loài trong chi Momordica được trồng để làm cây cảnh hay lấy quả có nhiều cùi thịt, quả có dạng hoặc là tròn, thuôn dài hay hình trụ, có màu từ da cam tới đỏ khi chín, có gai hay bướu ở lớp vỏ.
Mướp đắng hay khổ qua ( Momordica charantia) có vị đắng, theo Đông y tính hàn, giúp giải nhiệt. Mướp đắng thường được dùng làm thức ăn hay nấu nước trị rôm sảy cho trẻ em.
Gấc (Momordica cochinchinensis) có nạc thường dùng để nhuộm thức ăn.
[sửa] Một số loài
- Momordica balsamina
- Momordica cardiospermoides
- Momordica charantia - Mướp đắng
- Momordica cochinchinensis - Gấc
- Momordica dioica
- Momordica foetida
- Momordica involucrata
- Momordica rostrata
- Momordica subangulata
[sửa] Tác dụng thực dưỡng theo khoa học:
+ Kích thích ăn uống, tiêu viêm, thoái nhiệt: Mướp đắng giúp kiện tỳ khai vị (kích thích chức năng tiêu hóa); Alkaloid trong mướp đắng có công hiệu lợi niệu hoạt huyết (lợi tiểu, máu lưu thông); tiêu viêm thoái nhiệt (chống viêm, hạ sốt); thanh tâm minh mục (mát tim sáng mắt). + Phòng chống ung thư: Thành phần protein và nhiều lượng vitamin C trong mướp đắng giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, làm cho tế bào miễn dịch có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư; Nước cốt mướp đắng chứa thành phần protein tựa như hoạt chất Alkaloid, giúp tăng cường chức năng nuốt của các thực bào. + Giảm thấp đường huyết: Nước cốt mướp đắng tươi, có tác dụng hạ đường huyết tốt, là món ăn lý tưởng cho người bệnh tiểu đường.
[sửa] Món ăn - bài thuốc từ mướp đắng:
Tên khoa học: Momordica charantia L., thuộc họ Hồ lô (Cucurbitaceae). Miền Nam gọi là khổ qua. - Mướp đắng tính mát, không nên dùng cho người tỳ vị hư hàn (rối loạn chức năng tiêu hóa do lạnh). - Mướp đắng trộn rau cần: Mướp đắng 150g; rau cần 150g, tương mè; tỏi nhuyễn mỗi thứ với lượng vừa. Trước tiên gọt bỏ vỏ, ruột mướp đắng cắt thành sợi nhỏ, trần qua nước sôi, rồi lại dùng nước lạnh dội qua, để ráo nước, sau đó trộn mướp đắng với rau cần, nêm thêm các vật liệu. Món ăn có tác dụng mát gan giảm huyết áp, thích hợp dùng cho người bệnh cao huyết áp. - Trà mướp đắng: Mướp đắng 1 quả, trà xanh với lượng vừa. Mướp đắng cắt bỏ một phần trên, móc bỏ ruột, nhét trà xanh vào, treo trái mướp đắng ở nơi thoáng gió; một thời gian sau, lấy xuống, rửa sạch, cùng trà cắt nhuyễn, trộn đều, mỗi lần lấy 10g cho vào một tách, hãm với nước sôi. Món trà này có tác dụng thanh nhiệt giải thử (làm mát chống say nắng); miệng khát phiền nhiệt. - Nước mướp đắng: Mướp đắng tươi 500g. Trước tiên rửa sạch mướp đắng, cắt lát, cho vào nồi, thêm 250ml nước, nấu khoảng 10 phút. Nước nấu mướp đắng có công hiệu thanh nhiệt sáng mắt, thích hợp dùng cho người bệnh can hỏa (gan nóng) bốc lên, mắt đỏ sưng đau
Bài này còn sơ khai. Bạn có thể góp sức viết bổ sung cho bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp để biết thêm về cách sửa đổi bài. |