See also ebooksgratis.com: no banners, no cookies, totally FREE.

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Chủ nghĩa duy vật – Wikipedia tiếng Việt

Chủ nghĩa duy vật

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trong triết học, chủ nghĩa duy vật là một hình thức của thực hữu luận (physicalism) với quan niệm rằng thứ duy nhất có thể được thực sự coi là tồn tạivật chất; rằng, về căn bản, mọi sự vật đều có cấu tạo từ vật chất và mọi hiện tượng đều là kết quả của các tương tác vật chất. Khoa học sử dụng một giả thuyết, đôi khi được gọi là thuyết tự nhiên phương pháp luận, rằng mọi sự kiện quan sát được trong thiên nhiên được giải thích chỉ bằng các nguyên nhân tự nhiên mà không cần giả thiết về sự tồn tại hoặc không-tồn tại của cái siêu nhiên. Với vai trò một học thuyết, chủ nghĩa duy vật thuộc về lớp bản thể học nhất nguyên. Như vậy, nó khác với các học thuyết bản thể học dựa trên thuyết nhị nguyên hay thuyết đa nguyên. Xét các giải thích đặc biệt cho thực tại hiện tượng, chủ nghĩa duy vật đứng ở vị trí đối lập hoàn toàn với chủ nghĩa duy tâm.

Mục lục

[sửa] Tổng quan

Miêu tả chi tiết đầu tiên về triết học xuất hiện trong bài thơ khoa học De Rerum Natura của Lucretius khi ông nói về triết học cơ giới (mechanistic) của DemocritusEpicurus. Theo quan niệm này, tất cả những gì tồn tại là vật chất và hư vô, và mọi hiện tượng là kết quả của các chuyển động và sự kết hợp khác nhau của các hạt vật chất cơ bản gọi là các "nguyên tử". De Rerum Natura cung cấp các giải thích cơ học đặc biệt thấu đáo cho các hiện tượng như sự xói mòn, bay hơi, gió và âm thanh, những cách giải thích mà đến 1500 năm sau mới được công nhận. Các nguyên lý nổi tiếng như "không có gì có thể sinh ra từ hư vô" và "không có gì có thể chạm vào cơ thể trừ cơ thể" đã lần đầu tiên xuất hiện trong tác phẩm nổi tiếng bậc nhất này của Lucretius.

Có lẽ quan niệm này được hiểu rõ nhất trong vị trí đối lập của nó đối với các học thuyết về chất phi vật chất áp dụng cho tâm thức trong lịch sử, và nổi tiếng nhất là bởi René Descartes. Tuy nhiên,chủ nghĩa duy vật tự nó không nói gì về việc các chất vật chất có những đặc điểm nào. Trong thực tiễn, nó thường được đồng hóa với dạng này hay dạng khác của thực hữu luận.

Đôi khi, chủ nghĩa duy vật được liên minh với nguyên lý phương pháp luận của thuyết hoàn nguyên (reductionism), theo đó, các đối tượng hay hiện tượng được định rõ tại một mức miêu tả, nếu chúng là xác thực, phải có thể được giải thích bằng các đối tượng hoặc hiện tượng tại một mức miêu tả nào đó khác -- thường là một mức tổng quát hơn mức đã bị suy giảm. Tuy nhiên, chủ nghĩa duy vật bất hoàn nguyên (Non-reductive materialism) loại bỏ khái niệm này và cho rằng cấu tạo vật lý của mọi chi tiết đều nhất quán với sự tồn tại của các đối tượng, tính chất hay hiện tượng có thật mà không giải thích được một cách tương xứng theo các thành phần vật chất cơ bản. Jerry Fodor đã bảo vệ quan điểm này, theo ông, các qui tắc và giải thích kinh nghiệm trong "các khoa học đặc biệt" như tâm lý học hay địa chất học là vô hình khi nhìn từ góc độ của vật lý cơ bản. Nhiều tác phẩm tranh luận sôi nổi đã nảy sinh quanh mối quan hệ giữa các quan điểm này.

Chủ nghĩa duy vật điển hình đối lập với thuyết nhị nguyên, hiện tượng luận, chủ nghĩa duy tâm, và thuyết sức sống (vitalism). Định nghĩa của "vật chất" chủ nghĩa duy vật hiện đại mở rộng cho tất cả các thực thể quan sát được bằng khoa học, chẳng hạn như năng lượng, lực, và sự uốn cong của không gian. Theo nghĩa đó, người ta có thể nói về "thế giới vật chất".

Chủ nghĩa duy vật đã thường được xem là toàn bộ thế giới quan duy lý và khoa học, đặc biệt bởi các nhà tư tưởng tôn giáo chống đối nó, họ xem nó là một tôn giáo trống rỗng về tinh thần. Chủ nghĩa Marx cũng sử dụng chủ nghĩa duy vật để nói tới một thế giới quan khoa học. Nó nhấn mạnh một "quan niệm vật chất về lịch sử", quan niệm này không liên quan đến siêu hình học mà lấy trọng tâm là thế giới kinh nghiệm của các hoạt động thực của con người và các thể chế được xây dựng, tái tạo hoặc phá hủy bởi các hoạt động đó (xem quan niệm vật chất về lịch sử).

[sửa] Các nhánh của chủ nghĩa duy vật

  • Chủ nghĩa duy vật Kitô giáo
  • Chủ nghĩa duy vật văn hóa
  • Chủ nghĩa duy vật biện chứng (Xem thêm Triết học tự nhiên Marx)
  • Chủ nghĩa duy vật lịch sử
  • Chủ nghĩa duy vật tiêu trừ (Eliminative materialism)
  • Chủ nghĩa duy vật cách mạng
  • Chủ nghĩa duy vật Pháp
  • Chủ nghĩa duy vật hoàn nguyên / Thuyết hoàn nguyên (Reductive materialism)
  • Chủ nghĩa duy vật Descartes
  • Charvaka

[sửa] Lịch sử chủ nghĩa duy vật

Các triết gia Hy Lạp cổ như Thales, Parmenides, Anaxagoras, Democritus, Epicurus, và cả Aristotle là các tiền bối của các nhà duy vật sau này. Sau đó, Thomas Hobbes và Pierre Gassendi đại diện cho truyền thống duy vật, để đối lập với nỗ lực của René Descartes khi ông cung cấp các nền tảng nhị nguyên cho các ngành tự nhiên học. Các nhà duy vật thời kỳ sau bao gồm Denis Diderot và các triết gia Khai sáng Pháp, cũng như nhà triết học Ludwig Feuerbach.

Schopenhauer đã viết rằng "...chủ nghĩa duy vật là triết học của chủ thể mà người đó quên không tính đến bản thân mình." (The World as Will and Representation, II, §1). Ông cho rằng một chủ thể quan sát chỉ có thể biết các đối tượng vật chất qua trung gian là bộ não và tổ chức đặc biệt của nó. Cách thức bộ não nhận biết quyết định cách thức các đối tượng vật chất được trải nghiệm. "Chủ nghĩa duy vật coi bất cứ thứ gì khách quan, mở rộng, chủ động, nghĩa là tất cả những gì vật chất, đều là một cơ sở cho các giải thích về nó, và cơ sở đó vững chắc đến mức một phép suy giảm về nó có thể chẳng để lại cái gì mong muốn, đặc biệt nếu cuối cùng nó sẽ dẫn đến lực và phản lực. (Nhưng) đó lại là cái gì đó mà ta chỉ nhận được một cách rất gián tiếp và phụ thuộc điều kiện, và do đó chỉ hiện hữu một cách tương đối. Bởi vì nó đã đi qua bộ máy và sự chế tác của bộ não, nên đã bước vào các dạng không gian, thời gian, và luật nhân quả, và do đó nó được thể hiện trước hết là một vật mở rộng trong không gian và hoạt động trong thời gian." "Everything objective, extended, active, and hence everything material, is regarded by materialism as so solid a basis for its explanations that a reduction to this (especially if it should ultimately result in thrust and counter-thrust) can leave nothing to be desired. (But) [a]ll this is something that is given only very indirectly and conditionally, and is therefore only relatively present, for it has passed through the machinery and fabrication of the brain, and hence has entered the forms of time, space, and causality, by virtue of which it is first of all presented as extended in space and operating in time." (ibid., I, §7)

Karl MarxFriedrich Engels, khi lật ngược phép biện chứng duy tâm của Georg Hegel, đã mang lại cho chủ nghĩa duy vật một quan niệm về các quá trình thay đổi chất và lượng, được gọi là chủ nghĩa duy vật biện chứng, và một quan niệm duy vật về tiến trình của lịch sử, được biết đến với tên chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Trong những năm gần đây, Paul và Patricia Churchland đã đề xuất chủ nghĩa duy vật tiêu trừ (eliminativist materialism), trong đó khẳng định rằng các hiện tượng tinh thần (mental) đơn giản là không hề tồn tại -- những thuyết về tinh thần (mental) phản ánh một ngành tâm lý học dân gian (folk psychology) hoàn toàn giả tạo mà thực tế không hề có cơ sở, một cái gì đó tương tự như cách khoa học dân gian nói về các kiểu bệnh tật do tà ma gây ra.

[sửa] Tham khảo

  • Churchland, Paul (1981). Eliminative materialism and the Propositional Attitudes. The philosophy of science. Boyd, Richard; P. Gasper; J. D. Trout. Cambridge, Massachusetts, MIT Press.
  • Flanagan, Owen (1991). The Science of the Mind. 2nd edition Cambridge Massachusetts, MIT Press.
  • Fodor, J.A. (1974) Special Sciences, Synthese, Vol.28.
  • Kim, J. (1994) Multiple Realization and the Metaphysics of Reduction, Philosophy and Phenomenological Research, Vol. 52.
  • Lange, Friedrich A.,(1925) The History of Materialism. New York, Harcourt, Brace, & Co.
  • Moser, P. K.; J. D. Trout, Ed. (1995) Contemporary Materialism: A Reader. New York, Routledge.
  • Schopenhauer, Arthur, (1969) The World as Will and Representation. New York, Dover Publications, Inc.
  • Vitzthum, Richard C. (1995) Materialism: An Affirmative History and Definition. Amhert, New York, Prometheus Books.
  • Buchner, L. (1920). Force and Matter. New York, Peter Eckler Publishing CO.
  • La Mettrie, Man The machine.


aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu -