Cải cách ruộng đất
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung và quan điểm của bài hoặc đoạn này có thể thể hiện một tầm nhìn hẹp. Xin cải thiện bài này hoặc thảo luận về vấn đề này tại trang thảo luận. |
Cải cách ruộng đất là chính sách mà một chính phủ đề ra để phân phối lại hoặc chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp. Thông thường thuật ngữ này để chỉ sự chuyển quyền sở hữu từ thiểu số những cá nhân hay tập thể sở hữu quá nhiều đất ruộng hay đồn điền sang các cá nhân làm việc trên những khu đất đó. Việc chuyển quyền sở hữu đó có thể được bồi thường hoặc không, và cũng có thể được hay không được tán thành. Thuế đất là một hình thức cải cách ruộng đất điều hòa hơn.
Mục lục |
[sửa] Tại Việt Nam
Do hoàn cảnh chia cắt của đất nước, tại Việt nam đã có hai cuộc cải cách ruộng đất tiến hành song song và riêng biệt là
[sửa] Cải cách ruộng đất (sau năm 1976)
Trong thời đổi mới, một số ruộng đất của các hợp tác xã đã được chia thành ruộng tư canh. Sau 1975, chính sách di dân có kế hoạch của nhà nước đã đưa nhiều dân cư miền Bắc vào Nam. Riêng vùng Tây Nguyên, đã có gần 1,8 triệu người di cư theo kế hoạch và hàng chục vạn dân di cư tự do [1] . Chính phủ cũng thành lập những vùng kinh tế mới tại miền Trung để di dân lên lập nghiệp.
Từ thập niên 90, Đảng và Nhà nước Việt Nam có chủ trương lớn là thực hiện đồn điển đổi thửa, dưới tên gọi “dồn ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn” với mục đích là cho xuất hiện những vùng chuyên canh lớn, đầu tiên là tại Hà Tây, tuy nhiên cuộc tiến hành còn nhiều chậm chạp và không đạt được tác dụng lớn, vì những vướng mắc từ cơ chế[2] . Từ năm 1998, với Nghị quyết 6 của Bộ Chính trị, kinh tế trang trại chính thức được công nhận như một loại hình sản xuất của thời kỳ "hậu khoán 10". Đến nay, cả nước có gần 100.000 trang trại, với tổng diện tích hơn nửa triệu hécta, thu hút trên 400.000 lao động nông thôn, trong đó gần 70% là lao động thuê [3] .
Hiện nay, cả nước đang có tới 70 triệu thửa ruộng manh mún, bình quân mỗi hộ nông dân chỉ có 0,7 ha đất canh tác [4] . Do thiếu kỹ thuật canh tác, thiếu vốn nên nhiều nông dân không đất sản xuất vì sang nhượng cho người khác, rồi sau đó lại làm thuê trên đất của mình [5].
[sửa] Xem thêm
Bài này còn sơ khai. Bạn có thể góp sức viết bổ sung cho bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp để biết thêm về cách sửa đổi bài. |
[sửa] Chú thích
- ^ Hạn hán Tây Nguyên bao giờ có thể khắc phục
- ^ Bài 2: Vì sao vẫn tốc độ... rùa?
- ^ Khi khoán hộ "đụng trần"
- ^ Thời hội nhập, tư duy “hạn điền” phải đổi mới
- ^ Nông nghiệp hậu WTO: Xuất hiện tư duy mới?