See also ebooksgratis.com: no banners, no cookies, totally FREE.

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Andrey Andreyevich Voznesensky – Wikipedia tiếng Việt

Andrey Andreyevich Voznesensky

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hình:Andrey Voznesensky.jpg
Andrey Voznesensky

Andrey Andreyevich Voznesensky (tiếng Nga: Андре́й Андре́евич Вознесе́нский; sinh ngày 12 tháng 5 năm 1933) là một nhà văn, nhà thơ Nga.

Mục lục

[sửa] Tiểu sử

Andrey Voznesensky sinh ở Moskva trong gia đình một kĩ sư thủy điện. Năm lên 14 tuổi viết những bài thơ gửi nhà thơ Boris Leonidovich Pasternak (giải Nobel Văn học năm 1958), và nhận được bức thư trả lời: “Sự tham gia của bạn vào văn học rất mạnh mẽ và hào hứng, tôi rất vui mừng được sống đến ngày này”. Chính Pasternak đã có sự ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp văn học của Andrey Voznesensky. Năm 1957 ông tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Moskva, nhận bằng tốt nghiệp là kiến trúc sư nhưng sự nghiệp chính của ông là văn học. Từ năm 1958 thơ ông liên tục xuất hiện trên các báo và tạp chí được hàng triệu độc giả yêu mến. Cũng chính thời gian này Andrey Voznesensky, cùng với Yevgeny Aleksandrovich Yevtushenko, Bella Akhatovna Akhmadulina bị coi là những nhà thơ có vấn đề. Tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã trực tiếp gọi điện cho Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Sergeyevich Khrushchyov đề nghị cho phép Andrey Voznesensky được sang Mỹ đọc thơ. Năm 1961, ông sang Mỹ, trở thành nhà thơ Nga nổi tiếng nhất ở Mỹ, kết bạn với nhà thơ Allen Ginsberg, nhà viết kịch Athur Miller và nữ diễn viên điện ảnh huyền thoại Marilyn Monroe.

Trường ca Antimiry của ông trở thành một vở kịch nổi tiếng thế giới của nhà hát Taganka năm 1965. Rất nhiều bài thơ của ông được phổ nhạc và trở thành những bài hát nổi tiếng. Riêng đối với bạn đọc Việt Nam, có lẽ ai cũng biết bài hát Triệu bông hồng (Миллион алых роз) phổ thơ của Andrey Voznesensky, đã được dịch sang tiếng Việt từ lâu và trở thành bài hát được nhiều người yêu thích. Andrey Voznesensky là bạn của Martin Heidegger, Jean-Paul Sartre... Năm 1978 ông được tặng giải thưởng Nhà nước Liên Xô. Ông là thành viên danh dự của hàng chục viện hàn lâm trên thế giới, trong số đó có Viện Hàn lâm Giáo dục Nga, Viện Hàn lâm Văn học Nghệ thuật Mỹ, Viện Hàn lâm Nghệ thuật Bavaria, Viện Hàn lâm Goncourt và nhiều viện hàn lâm khác. Ông được tặng nhiều giải thưởng của Liên Xô, Nga và các nước. Andrey Voznesensky hiện sống và làm việc ở Moskva.

[sửa] Tác phẩm

Các tuyển tập:

  • «Мозаика» (1960)
  • «Парабола» (1960)
  • «Треугольная груша» (1962)
  • «Антимиры» (1964)
  • «Ахиллесово сердце» (1966)
  • «Тень звука» (1970)
  • «Ров. Стихи и проза» (1987)
  • «Взгляд» (1972)
  • «Дубовый лист виолончельный» (1975)
  • «Витражных дел мастер»(1976; Giải thưởng Nhà nước Liên Xô, 1978)
  • «Соблазн» (1978)
  • «Избранная лирика» (1979)
  • «Безотчётное» (1981)
  • «Прорабы духа» (1984)
  • «Ров» (1986)
  • «Аксиома самоиска» (1990)
  • «Видеомы» (1992)
  • «Casino „Россия“» (1997)
  • «На виртуальном ветру» (1998)
  • «Страдивари сострадания» (1999)
  • «Девочка с персингом»
  • «Жуткий кризис „Суперстар“»
  • «Гадание по книге»

Trường ca:

  • «Мастера» (1959)
  • «Лонжюмо» (1963)
  • «Оза» (1964)
  • «Авось» (1972)
  • «Ров» (1986)

Văn xuôi:

  • Мемуарная проза, публицистика
  • книга «Прорабы духа» (1984)

[sửa] Một số bài thơ

Đừng trở lại với người yêu ngày cũ
 
Đừng trở lại với người yêu ngày cũ
Người yêu xưa không hề có trên đời.
Chỉ bản sao – như ngôi nhà mất rồi
Nơi hai người sống mấy năm ở đó.
 
Con chó trắng đón bạn bằng tiếng sủa
Nằm trên đồi là hai cánh rừng con
Bên phải, bên trái – hai khu rừng nhỏ
Lặp lại trong sương tiếng sủa của mình.
 
Hai tiếng vọng riêng lẻ ở trong rừng
Dường như trong hai loa âm thanh nổi
Những gì hai người đã làm ngày ấy
Chúng mang âm thanh đi khắp thế gian.
 
Tiếng vọng trong nhà làm rơi cốc chén
Tiếng vọng dối gian mời uống nước trà
Tiếng vọng dối gian bỏ lại đêm qua
Khi mà đêm, đáng lẽ, cần lên tiếng:
 
“Đừng quay trở lại hỡi người yêu mến
Người yêu xưa không hề có trên đời
Hai nét duyên thầm kỳ diệu, tuyệt vời
Dù uốn thẳng câu trả lời cho bạn…”
 
Và chiều mai, khi bạn bước ra tàu
Những chìa khóa bạn đem vứt xuống suối
Cả rừng bên phải, cả rừng bên trái
Bằng giọng của mình cho bạn sẽ kêu:
 
“Đừng từ giã những người yêu của mình
Người yêu xưa trên đời không hề có…”
 
Nhưng mà bạn đâu có nghe lời khuyên.
 
Tại vì sao
 
Tại vì sao có hai nhà thơ lớn
Những người cố xúy tình yêu muôn đời
Lại không lấp loé như hai khẩu súng?
Thơ kết bạn, thế mà người – than ôi!
 
Tại vì sao có hai dân tộc lớn
Lạnh lẽo trên bờ vực của chiến tranh
Dưới dưỡng khí mái lều không bền vững?
Người kết bạn, còn đất nước thì không…
 
Hai đất nước như hai bàn tay nặng
Hai bàn tay sinh ra để cho tình
Lại đi ôm lấy đầu trong khiếp đảm
Quỉ sứ làm gì ở chốn trần gian!
Saga
 
Em thức anh dậy buổi bình minh
Rồi tiễn anh, em đi chân đất.
Em sẽ không bao giờ quên được anh
Hai chúng mình sẽ không còn gặp mặt.
 
Anh muốn che giùm em cơn gió độc
Và anh nghĩ rằng: “Lạy Chúa lòng lành!
Anh sẽ không bao giờ quên được em.
Hai chúng mình sẽ không còn gặp mặt.
 
Dòng nước sủi bọt ngầu trong bể nước
Và Admiranteistvo và Birzha
Anh đã không quên được chúng bao giờ
Và anh đã không bao giờ còn gặp.
 
Không chớp mắt, những cây anh đào khóc
Những cây anh đào vô vọng, sẫm màu.
Quay trở lại – có tốt đẹp gì đâu.
Hai chúng mình sẽ không còn gặp mặt.
 
Và ngay cả khi ta quay về đất
Theo như Hafiz, thì trong lần này
Anh và em, tất nhiên, sẽ nhũn người
Hai chúng mình sẽ không còn gặp mặt.
 
Nên thành ra, sẽ là điều nhỏ nhất
Sự không hiểu nhau của cả hai người
Trước sự không hiểu còn ở sau này
Của người sống và khoảng không đã chết.
 
Hai câu nói giữa trời xanh tròng trành
Bay từ đây vào trời xanh mất hút:
“Anh sẽ không bao giờ quên được em
Hai chúng mình sẽ không còn gặp mặt”.
 
Xảy ra như vậy
 
Thơ không phải viết – mà xảy ra như vậy
Giống như tình cảm hay buổi hoàng hôn.
Còn người cùng tham gia – là tâm hồn.
Không phải viết – mà xảy ra như vậy.
Bản dịch của Nguyễn Viết Thắng

[sửa] Liên kết ngoài

Tiếng Việt:

Tiếng Nga:

Tiếng Anh:


aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu -