Điều
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Điều | ||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Điều sắp thu hoạch tại Guinea-Bissau
|
||||||||||||||
Phân loại khoa học | ||||||||||||||
|
||||||||||||||
Tên hai phần | ||||||||||||||
Anacardium occidentale L. |
Điều hay còn gọi là đào lộn hột (danh pháp khoa học: Anacardium occidentale L.; đồng nghĩa: Anacardium curatellifolium A.St.-Hil.) là một loại cây công nghiệp dài ngày thuộc họ Đào lộn hột. Cây này có nguồn gốc từ đông bắc Brasil, nơi nó được gọi bằng tiếng Bồ Đào Nha là Caju (nghĩa là "quả") hay Cajueiro ("cây"). Ngày nay nó được trồng khắp các khu vực khí hậu nhiệt đới để lấy nhân hạt chế biến làm thực phẩm.
Mục lục |
[sửa] Miêu tả
Cây cao từ khoảng 3m đến 9m. Lá mọc so le, cuống ngắn. Hoa nhỏ, màu trắng có mùi thơm dịu. Quả khô, không tự mở, hình thận, dài 2-3m, vỏ ngoài cứng, mặt hõm vào, cuống quả phình to thành hình trái lê hay đào, màu đỏ, vàng hay trắng. Do vậy người ta thường có cảm tưởng phần cuống quả phình ra là quả, còn quả thật đính vào là hạt, do dó mà có tên đào lộn hột (tức đào có hột nằm ngoài quả). Hạt hình thận, có chứa dầu béo.
[sửa] Sử dụng
- Quả giả (cuống quả) rất giàu vitamin C, có thể ăn tươi, hoặc ép lấy dịch cho lên men làm rượu nhẹ, nước giải khát lên men. Tuy nhiên không nên ăn nhiều trái tươi vì gây tưa lưỡi.
Rượu chế biến từ quả giả này có thể dùng xoa bóp khi đau nhức? súc miệng chữa viêm họng, chống nôn mửa.
- Nhân là sản phẩm chính của cây Điều do có giá trị cao, sử dụng đa dạng, sau khi loại hết vỏ, được rang hoặc dùng tươi hoặc dùng trong chế biến bánh, kẹo .
- Bôm đào lộn hột dung chữa chai, loét, nẻ chân.
- Dầu nhân dùng để chế thuốc.
[sửa] Ở Việt Nam
Việt Nam là nước có sản lượng hạt điều xuất khẩu lớn nhất thế giới.[1] Cây điều được trồng rất nhiều ở các tỉnh miền núi phía nam như Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Phước...
[sửa] Hình ảnh
Cây Điều trong mô hình Nông Lâm kết hợp ở Buôn Đôn |
Hoa của cây điều vào mùa xuân Tây Nguyên. |
[sửa] Liên kết ngoài
Bài này còn sơ khai. Bạn có thể góp sức viết bổ sung cho bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp để biết thêm về cách sửa đổi bài. |