Wisława Szymborska
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Wislawa Szymborska (2 tháng 7 năm 1923 - ) là nhà thơ người Ba Lan đoạt Giải Nobel Văn học năm 1996.
Mục lục |
[sửa] Tiểu sử
Wisława Szymborska sinh tại Bnin (nay là Kurnik, gần Poznan); năm 1929 gia đình chuyển đến Krakow. Bà học xong tiểu học năm 1935 và trung học năm 1941, khi Ba Lan còn bị Đức chiếm đóng. Trong một thời gian ngắn Szymborska làm công nhân đường sắt. Từ khoảng 1945-1947, bà học văn học Ba Lan và xã hội học tại Đại học Jagielloński. Năm 1945 bà khởi đầu sự nghiệp sáng tác với bài thơ Szukam słowa (Tôi tìm lời); năm 1952 in tập thơ đầu tiên Dlatego żyjemy (Vì lẽ này chúng ta đang sống) và được kết nạp vào Hội Nhà văn Ba Lan.
Phong cách thơ của Szymborska thời kì này mang tính hiện thực truyền thống, viết về chiến tranh, quân đội, tổ quốc. Năm 1957, Szymborska xuất bản tập thơ thứ ba Wolanie do yeti (Lời kêu gọi đối với người tuyết) được dư luận quan tâm (trong nguyên tác sử dụng từ "yeti" có nghĩa là "người tuyết", ám chỉ thủ lĩnh của "xứ tuyết" láng giềng). Thời kì này bà thường viết lối thơ tự do, đặc trưng cho các nhà thơ Tây Âu đương đại, nhưng thơ Szymborska không trừu tượng mà cụ thể và dễ hiểu.
Trong những năm 1953-1981, bà là biên tập viên thơ và là người viết xã luận trên tuần báo Życie Literackie (Đời sống văn học), các tiểu luận của bà về sau được tập hợp xuất bản dưới dạng sách tái bản nhiều lần. Trong khoảng 1952-1996, bà đã xuất bản 16 tập thơ. Ngoài ra, bà còn dịch thơ tiếng Pháp, tiếng Nga ra tiếng Ba Lan.
Szymborska được tặng nhiều giải thưởng văn học. Năm 1954 bà được tặng giải thưởng của thành phố Krakow; năm 1963 bà đoạt giải Văn học của Bộ trưởng Văn hóa Nghệ thuật Ba Lan; năm 1997 giải thưởng Goethe của Đức và năm 1995 giải thưởng Herder của Áo. Bà được trao bằng Tiến sĩ danh dự của Đại học Adam Mickiewicz tại Poznan (1995) và giải thưởng Hội Văn bút Ba Lan (1996). Năm 1996, Szymborska được trao giải Nobel cho "những tác phẩm thơ tái hiện chân thực một thế giới trong đó cái thiện và cái ác đan xen, giành giật nhau chỗ đứng cả lẫn trong tư duy và hành động của con người, thể hiện tấm lòng một công dân, một nghệ sĩ có nhân cách lớn và đầy trách nhiệm trước những thực trạng các giá trị tinh thần bị đảo lộn, trước nguy cơ suy đồi đạo đức trong cuộc sống hiện đại". Thơ của Wislawa Szymborska được dịch ra gần 40 thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt.
[sửa] Tác phẩm
- Dlatego zyjemy (Vĩ lẽ này chúng ta đang sống, 1952), thơ
- Pytania zadawane sobie (Những câu hỏi cho mình, 1954), thơ
- Wolanie do yeti (Lời kêu gọi đối với người tuyết, 1957), thơ
- Sols (Muối, 1962), thơ
- Sili (1965), thơ
- Poezje wybrane (Tuyển thơ, 1967), thơ
- Sto pociech (Một trăm trò hề, 1967), thơ
- Poezje (Thơ, 1970), thơ
- Wszelki wypadek (Trường hợp bất kì, 1972), thơ
- Tarsjusz i inne wiersze (Tarsius và những bài thơ khác, 1976), thơ
- Wielka liczba (Số lớn, 1976), thơ
- Ludzie na moscie (Những người trên cầu, 1985), thơ
- Wieczúr autorski (Buổi chiều của tác giả, 1992), thơ
- Koniec i poczatek (Kết thúc và mở đầu, 1993), thơ
[sửa] Hai bài thơ
|
|
[sửa] Liên kết ngoài
1976: Bellow | 1977: Aleixandre | 1978: Singer | 1979: Elytis | 1980: Miłosz | 1981: Canetti | 1982: García Márquez | 1983: Golding | 1984: Seifert | 1985: Simon | 1986: Soyinka | 1987: Brodsky | 1988: Mahfouz | 1989: Cela | 1990: Paz | 1991: Gordimer | 1992: Walcott | 1993: Morrison | 1994: Oe | 1995: Heaney | 1996: Szymborska | 1997: Fo | 1998: Saramago | 1999: Grass | 2000: Cao Hành Kiện |