Tên lửa chống hạm
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tên lửa chống tàu là một tên lửa được thiết kế để chống lại các tàu trên mặt biển của hải quân [1]. Hầu hết các tên lửa chống tàu là loại bay thấp có thể dưới tốc độ âm hay trên tốc độ âm, sử dụng dẫn hướng bằng hệ thống kết hợp giữa hệ dẫn quán tính và ra đa. Loại này có thể ký hiệu theo viết tắt là ASM (anti-ship missile) nhưng thường dùng ký hiệu là AShM để tránh nhầm lẫn với các tên lửa không đối đất cũng có ký hiệu ASM (air-to-surface missile).
Mục lục |
[sửa] Lịch sử
Tên lửa chống tàu là loại điển hình nhất của các loại tên lửa dẫn hướng tầm ngắn sử dụng trong Thế chiến thứ 2. Không quân Đức thời đó đã sử dụng chúng để chống lại các tầu của Đồng minh một cách hiệu quả, đã bắn chìm hoặc làm hỏng một số tầu chiến lớn trước khi quân đồng minh đưa ra biện pháp đối phó (chủ yếu là bằng bẫy sóng vô tuyến).
[sửa] Sử dụng
Các tên lửa chống tầu có thể được phóng từ nhiều trạm phóng khác nhau, gồm:
- Tàu chiến (các loại tầu tham chiến trên mặt nước);
- Tàu ngầm;
- Máy bay cánh cố định;
- Máy bay trực thăng;
- Các phương tiện cơ giới khác.
Tên lửa chống tầu là một mối đe doạ đáng kể đối với các tàu chiến hiện đại, nó được sử dụng rộng rãi từ những năm 1982 trong chiến tranh Falklands. Năm 1987, một tàu khu trục có trang bị tên lửa dẫn hướng USS Stark của Hải quân Hoa Kỳ đã bị bắn trúng bởi một tên lửa chống tầu Exocet của quân Iraq. Tầu Stark đã bị bị hư hỏng nhưng vẫn có thể chạy về đến một hải cảng của đồng minh để sửa chữa. Năm sau, các tên lửa chống tầu AShM đã được bắn bởi cả lực lượng của Hoa Kỳ lẫn lực lượng của Iran trong Vùng Vịnh. Trong các trận chiến hải quân này, một vài tầu chiến của Iran đã bị các tên lửa chống tầu bắn trúng.
Năm 2006, lực lượng Hezbollah đã bắn một tên lửa chống tầu C-802 của Trung Quốc vào tầu hộ tống INS Hanit của Israel gây ra hư hỏng nặng và làm tràn ra một khối lượng lớn dầu trong môi trường biển. Một cái trong loại này cũng đã bắn chìm tầu buôn của Ai cập một cách dễ ràng.
[sửa] Biện pháp đối phó
Các biện pháp đối phó chống lại các tên lửa AShM gồm:
- Tên lửa chống tên lửa (như Sea Sparrow, SA-N-6 Grumble, SA-N-9 Gauntlet, RAM, Standard hay Sea Wolf missile)
- Súng chống máy bay như Mk. 45 hay AK-130
- Hệ thống vũ khí chiến đầu gần (CIWS)
- Các hệ thống làm nhiễu (như SLQ-32)
- Hệ thống bẫy
Các biện pháp bị động để chống lại tên lửa AShM gồm:
[sửa] Danh sách tên lửa AShM điển hình
[sửa] Chiến tranh thế giới II
- Ruhrstahl/Kramer SD 1400 X (Fritz X) - Đức
- Henschel Hs 293 - Đức
- Henschel Hs 294 - Đức
- Blohm + Voss BV 246 (Hagelkorn) - Đức
- Igo - Nhật
- Ohka - Nhật
[sửa] Các nước NATO
- AGM/UGM-84 Harpoon missile – Hoa Kỳ; được sản xuất bởi Boeing/McDonnell Douglas
- AS.34 Kormoran 2 – Đức
- AGM-119 Penguin
- AGM-123 Skipper – Hoa Kỳ; được phá triển bởi Hải quân Hoa Kỳ
- AS.12 – Pháp; thiết kế bởi Aérospatiale/Nord Aviation )
- BGM-109 Tomahawk (loại TASM) – Hoa Kỳ; sản xuất bởi Raytheon/General Dynamics
- RBS15 MK3 – Thuỵ điển/Đức
- Exocet AM-39 – nguyên dạng của Pháp
- Teseo/Otomat – nguyên dạng của Italia
- Martel – Anh/Pháp
- Naval Strike Missile (NSM) &ndash
- Sea Eagle – Anh
- RIM-67 - Hoa Kỳ
[sửa] Liên bang Xô viết/Nga
- P-1 (GRAU: 4K32, NATO gọi là: SS-N-1 Scrubber)
- P-5 (GRAU: 4K34, NATO gọi là: SS-N-3 Sepal/Shaddock)
- P-15 Termit (GRAU: 4K40, NATO gọi là: SS-N-2 Styx)
- P-70 Ametist (GRAU: 4K66, NATO gọi là: SS-N-7 Starbright)
- P-80 Zubr (GRAU: 3M82, NATO gọi là: SS-N-22 Sunburn)
- P-120 Malakhit (GRAU: 4K85, NATO gọi là: SS-N-9 Siren)
- P-270 Moskit (GRAU: 3M80, NATO gọi là: SS-N-22 Sunburn)
- P-500 Bazalt (GRAU: 4K80, NATO gọi là: SS-N-12 Sandbox)
- P-700 Granit (GRAU: 3M45, NATO gọi là: SS-N-19 Shipwreck)
- P-750 Grom (GRAU: 3M25[2], NATO gọi là: SS-N-24 Scorpion)
- P-800 Oniks (GRAU: 3M55, NATO gọi là: SS-NX-26 Oniks/Yakhont)
- P-900 Alfa (GRAU: 3M51 [3], NATO gọi là: SS-N-27 Club) [1])
- R-27K (GRAU: 4K18, NATO gọi là: SS-NX-13)
- RPK-2 Viyuga (NATO gọi là: SS-N-15 Starfish) (ASW)
- RPK-3 Metel (NATO gọi là: SS-N-14 Silex)
- RPK-6 Vodopad (NATO gọi là: SS-N-16 Stallion) (ASW)
- RPK-7 Vorobei (NATO gọi là: SS-N-16 Stallion) (ASW)
- RPK-9 Medvedka (NATO gọi là: SS-N-29) (ASW) [2]
- X-35 Uran (GRAU: 3M24, NATO gọi là: SS-N-25 Switchblade)
- Buk (GRAU: 9K37, NATO gọi là: SA-N-7 Gadfly) (Secondary role)
- M-11 Shtorm (GRAU: 4K60, NATO gọi là: SA-N-3 Goblet)
- S-300 (NATO gọi là: SA-N-6 Grumble)
- Tor (GRAU: 9K330, NATO gọi là: SA-N-9 Gauntlet)
[sửa] Ấn Độ và Nga
- BrahMos
[sửa] Pakistan
- Babar Cruise Missile
[sửa] Cộng hoà nhân dân Trung Hoa
- SY-1 (SS-N-2)[3]
- HY-1 (CSS-N-1 & CSS-N-2 Silkworm) [4]
- Silkworm missile
- HY-2 (CSS-C-3 Seersucker) [5]
- HY-3 (CSS-C-6 Sawhorse) [6]
- HY-4 (CSS-C-7 Sadsack) [7]
- YJ-6 (CAS-1 Kraken) [8]
- YJ-7 (C-701)[9]
- YJ-8 (CSS-N-4 Sardine) [10] [11]
- YJ-62 [12]
[sửa] Đài Loan
- Hsiung Feng I
- Hsiung Feng II
- Hsiung Feng III
[sửa] Nhật Bản
- Type 80 Air-to-Ship Missile (ASM-1)
- Type 88 Surface-to-Ship Missile (SSM-1)
- Type 90 Ship-to-Ship Missile (SSM-1B)
- Type 91 Air-to-Ship Missile (ASM-1C)
- Type 93 Air-to-Ship Missile (ASM-2)
[sửa] Iran
- Noor (ASM)
- Raad (ASM)
- Kowsar (ASM)
- Kosar1 (ASM)
- Kosar3 (ASM)
- C-801 (ASM)
- C-802 (ASM)
[sửa] Xem thêm
[sửa] Liên kết ngoài
|
|
---|---|
Tổng thể | Thời gian biểu hàng không · Máy bay · Hãng chế tạo máy bay · Động cơ máy bay · Hãng chế tạo động cơ máy bay · Sân bay · Hãng hàng không |
Quân sự | Không quân · Vũ khí máy bay · Tên lửa · Phương tiện bay không người lái (UAV) · Máy bay thử nghiệm |
Biến cố và tai nạn |
Hàng không quân sự · Hàng không dân dụng · Hoạt động hàng không chung · Thiệt hại nhân mạng liên quan đến hàng không |
Kỷ lục | Kỷ lục tốc độ bay · Kỷ lục quãng đường bay · Kỷ lục bay cao · Kỷ lục thời gian bay · Máy bay sản xuất với số lượng lớn |