Hương Sơn
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
- Xin xem các mục từ khác có tên tương tự ở Hương Sơn (định hướng).
Địa lý | |
Huyện lỵ | Thị trấn Phố Châu |
Vị trí: | |
Diện tích: | 950,2 km² |
Số xã, thị trấn: | 2 thị trấn và 30 xã |
Dân số | |
Số dân: | 119.240 người |
Mật độ: | người/km² |
Thành phần dân tộc: | Kinh |
Hành chính | |
Chủ tịch Hội đồng nhân dân: | |
Chủ tịch Ủy ban nhân dân: | Trần Cao Thanh |
Bí thư Huyện ủy: | {{{HU}}} |
Thông tin khác | |
Điện thoại trụ sở: | 039 875432 |
Số fax trụ sở: | 039 879024 |
Địa chỉ mạng: |
Huyện Hương Sơn là một huyện trung du miền núi nằm về phía tây bắc của tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam.
Mục lục |
[sửa] Vị trí địa lý và tự nhiên
- Phía nam của huyện giáp huyện Vũ Quang, phía bắc giáp các huyện Thanh Chương và Nam Đàn (tỉnh Nghệ An), phía tây giáp tỉnh Bô-li-khăm-xay của Lào, phía đông giáp huyện Đức Thọ. Cách thủ đô Hà Nội, thành phố Vinh, thị xã Hồng Lĩnh và thị xã Hà Tĩnh lần lượt khoảng 365 km, 55 km, 35 km và 70 km.
- Địa hình đồi núi xen đồng bằng thung lũng sông Ngàn Phố, sông Ngàn Sâu và các phụ lưu, dốc từ tây - bắc xuống đông - nam, cao nhất là núi Bà Mụ (1.357 m) trên biên giới Việt Lào.
- Các dãy núi chính: dãy núi Giăng Màn; núi Nầm; dãy núi Mồng Gà; dãy núi Thiên Nhẫn; núi Hoa Bảy,...
[sửa] Lịch sử
- Thời nhà Đinh và nhà Tiền Lê thuộc đất Hoan Châu.
- Thời nhà Lý thuộc châu Nghệ An.
- Thời nhà Trần và thuộc nhà Minh, gọi là huyện Đỗ Gia thuộc Nghệ An phủ;
- Thời nhà Hậu Lê, là huyện Hương Sơn, thuộc phủ Đức Quang, xứ Nghệ An. Lúc bấy giờ huyện Thổ Hoàng (tức huyện Hương Khê và Vũ Quang ngày nay) sáp nhập và huyện Hương Sơn.
- Từ năm 1831-1919, là huyện Hương Sơn, phủ Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
- Năm Tự Đức thứ 21 (1868) huyện Hương Khê tách ra khỏi Hương Sơn.
- Năm 1931, chính quyền thực dân phong kiến bỏ cấp phủ. Huyện Hương Sơn trực thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
- Thời Việt Nam dân chủ cộng hòa (1945-1975): huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
- Năm 1976- 1991: huyện Hương Sơn, tỉnh Nghệ Tĩnh.
- Năm 1976, xã Ân Phú thuộc Hương Sơn chuyển sang huyện Đức Thọ và đổi tên thành xã Đức Ân. Năm 2000 lại chuyển về huyện Vũ Quang và đổi lại tên cũ là xã Ân Phú.
- Từ năm 1991 đến nay: huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
- Năm 2000, xã Sơn Thọ chuyển sang thuộc huyện Vũ Quang.
[sửa] Chính trị và Hành chính
- Huyện ủy:
- Bí thư: Trần Cẩm Tú, Tiến sĩ, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X
- Ủy ban Nhân dân huyện Hương Sơn
- Địa chỉ: Thị trấn Phố Châu - huyện Hương Sơn
- Điện thoại: 039 875432; FAX: 039 879024
- Chủ tịch:Phan Cao Thanh
- 32 đơn vị hành chính: 2 thị trấn là Phố Châu, Tây Sơn và 30 xã: Sơn Tây, Sơn Kim 1, Sơn Kim 2, Sơn Hồng, Sơn Lĩnh, Sơn Diệm, Sơn Quang, Sơn Giang, Sơn Lâm, Sơn Hàm, Sơn Trung, Sơn Phú, Sơn Trường, Sơn Phúc, Sơn Mai, Sơn Thủy, Sơn Bằng, Sơn Ninh, Sơn Thịnh, Sơn Hòa, Sơn An, Sơn Lễ, Sơn Tiến, Sơn Châu, Sơn Bình, Sơn Hà, Sơn Trà, Sơn Long, Sơn Tân, Sơn Mỹ.
- Diện tích: 950,2 km2;
- Dân số: 119.240 người, chủ yếu là dân tộc Kinh, rải rác có vài chục người dân tộc khác;
[sửa] Hệ thống giáo dục và đào tạo
- Huyện Hương Sơn hiện nay có các trường Trung học Phổ thông là:
- Trường THPT Hương Sơn: ở thị trấn Phố Châu
- Trường THPT Cao Thắng: xã Sơn Tây
- Trường THPT Lê Hữu Trác I: xã Sơn Châu
- Trường THPT Lê Hữu Trác II: xã Sơn Hòa
- Trường THPT Dân lập Nguyễn Khắc Viện: xã Sơn Bằng
- Trường THPT Bán công Tây Hồ: xã Sơn Tây.
- Mỗi xã thường có 1 trường THCS và 1 trường tiểu học, riêng thị trấn Phố Châu có 2 trường THCS chất lượng cao mang tên Nguyễn Tuấn Thiện (trường Năng Khiếu cũ) và trường THCS thị trấn Phố Châu và 2 trường Tiểu học Phố Châu I và II.
- Ngoài ra có trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm dạy nghề;
[sửa] Truyền thống văn hóa
Hương Sơn xưa kia thuộc phủ Đức Quang (gồm Hương Sơn, Đức Thọ, Can Lộc, Nghi Xuân, Thanh Chương, Nghi Lộc) được xem là vùng đất học của xứ Nghệ An. Trong thời kỳ phong kiến, Hương Sơn có hơn 20 vị đỗ đại khoa (từ tiến sĩ trở lên) với những dòng họ nổi tiếng khoa bảng như: Đinh Nho, Tống Trần, Hà Huy, Nguyễn Khắc, Lê Xuân, Văn Đình… và các làng giàu truyền thống văn hoá như: Hữu Bằng, Tuần Lễ, Gôi Vị, Thịnh Xá, Ngày nay có nhiều người thành đạt ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và nước ngoài.
Hương Sơn là quê hương của danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Tiến sĩ Đinh Nho Công; Hoàng giáp Đinh Nho Hoàn; Tổng binh đồng tri Đinh Nho Côn; Tiến sĩ Đinh Nho Điển; danh sĩ Lê Hữu Tạo; các danh tướng Nguyễn Tuấn Thiện, Đào Quang Nhiêu, Văn Đình Dận, Cao Thắng... Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm (thượng thư Bộ Lễ triều Nguyễn), nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện, quan tuần phủ Hà Tĩnh Đinh Nho Quang.
Hiện nay, có rất nhiều người con của Hương Sơn thành đạt trong cả nước: nhà cách mạng Hà Huy Giáp; nguyên Thứ trưởng Đinh Nho Liêm Bộ Ngoại giao; Thượng tướng Lê Minh Hương nguyên Bộ trưởng Bộ Công an; Trung tướng, Giáo sư Lê Xuân Lựu nguyên Chính ủy Học viện Quốc phòng; Giáo sư sử học Đinh Xuân Lâm; Giáo sư-nhà ngôn ngữ học Lê Khả Kế; Giáo sư văn học Phong Lê; Giáo sư Lê Xuân Tùng nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội; Giáo sư văn học Nguyễn Khắc Phi; Giáo sư, Viện sĩ y học Phạm Song nguyên Bộ Trưởng Bộ Y tế; Giáo sư, Viện sĩ toán học Hà Huy Khoái Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam; Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Quang Đỗ Thống {giảng dạy tại Đại học Franche-Comté, Bretagne-Pháp; Tiến sĩ Lê Đức Thúy nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Tiến sĩ luật học Đặng Quang Phương Phó chánh án Toà án Nhân dân Tối cao; Nhà hoạt động khoa học công huân, Giáo sư, TSKH toán lý Lê Xuân Anh trường Đại học Bách khoa Sankt-Peterburg, Nga; Nguyễn Minh Quang Ủy viên BCH TW Đảng, Bí thư tỉnh ủy Lai Châu; Giáo sư, TSKH, Nhà giáo Nhân dân Cù Xuân Dần (nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội); Giáo sư, TSKH Hà Huy Khôi Viện trưởng Viện Dinh Dưỡng Bộ Y tế; Giáo sư Đinh Quang Báo nguyên hiệu trưởng trưng Đại học Sư phạm Hà Nội; Giáo sư Đinh Dũng Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội; Giáo sư, Tiến sĩ thần học Nguyễn Khắc Dương Toà thánh Vatican; nhà văn Nguyễn Quang Thân, nhà văn Nguyễn Khắc Phê v.v.
[sửa] Di tích và danh thắng nổi tiếng
- Chùa Tượng Sơn ở làng Yên Hạ, xã Sơn Giang. Được thân mẫu của đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sáng lập và xây dựng từ thời Hậu Lê (đầu thế kỷ 18).
- Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông bao gồm: Nhà thờ Lê Hữu Trác thôn Bầu Thượng, xã Sơn Quang; và mộ Lê Hữu Trác ở núi Minh Từ xã Sơn Trung được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng Di tích Văn hóa cấp Quốc gia.
- Đình Tứ Mỹ ở xã Sơn Châu (Di tích lịch sử- cách mạng thế kỷ 20);
- Mộ và nhà thờ danh nhân Nguyễn Lỗi ở xã Sơn Bình (danh nhân lịch sử thế kỷ 15).
- Nhà thờ danh tướng Nguyễn Tuấn Thiện ở xã Sơn Ninh (danh nhân lịch sử thế kỷ 15)
- Nhà thờ Lê Hữu Tạo ở xã Sơn Lễ (danh nhân lịch sử thế kỷ 18)
- Nhà thờ danh tướng Cao Thắng ở xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn (danh nhân lịch sử thế kỷ 19)
- Khu nghỉ mát Nước Sốt ở xã Sơn Kim
- Khu du lịch thác Xai Phố với những quang cảnh tự nhiên và thơ mộng Sơn Hồng, phía Tây Bắc Hương sơn
- Thành Lục Niên trên dãy núi Thiên Nhẫn [1], xã Sơn Thịnh: Nơi Lê Lợi làm căn cứ chống quân xâm lược nhà Minh.
[sửa] Lễ hội truyền thống
- Hội chợ Tết ở Thịnh Xá, xã Sơn Thịnh vào ngày 19, 20 tháng Chạp.
[sửa] Kinh tế
- Nông nghiệp:
- Chăn nuôi: Trâu, bò, hươu,
- Trồng trọt: Lúa nước, hoa màu, cây ăn quả (Cam bù, chanh, mít, bưởi,...)
- Lâm nghiệp: Trồng rừng, Khai thác và chế biến Lâm sản
- Thương mại: Buôn bán với nước bạn Lào qua cửa khẩu Cầu Treo.
- Công nghiệp:
- Dịch vụ và du lịch:
- Khu nghỉ mát Nước Sốt ở xã Sơn Kim.
[sửa] Đặc sản
Cam bù, nhung hươu, mật ong rừng, trầm hương, gỗ quí, kẹo cu đơ...
Hương Sơn có quốc lộ 8 và đường Hồ Chí Minh chạy qua, có cửa khẩu Cầu Treo thông với nước Lào, có con sông Ngàn Phố thơ mộng đi vào thơ ca:
- ...Đẹp lắm em ơi con sông Ngàn Phố
- Sáng cả đôi bờ hoa bưởi trắng phau...
[sửa] Liên kết ngoài
- Huyện Hương Sơn từng bước thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn
- Làm giàu từ đất Hương Sơn
- Hương Sơn (Hà Tĩnh): Đang kêu gọi đầu tư các dự án
Các đơn vị hành chính cấp huyện thị trực thuộc tỉnh Hà Tĩnh-Việt Nam | ||||||||
|