Cathay Pacific
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cathay Pacific Airways 國泰航空公司 |
||
---|---|---|
Hình:CX Logo.PNG | ||
IATA CX |
ICAO CPA |
Tên hiệu CATHAY |
Thành lập | 1946 | |
Các trạm trung chuyển chính | Sân bay quốc tế Hồng Kông | |
Các điểm đến quan trọng | Sân bay Quốc tế Suvarnabhumi Bangkok Sân bay quốc tế Đào Viên Đài Loan |
|
Chương trình hành khách thường xuyên | Asia Miles Marco Polo Club |
|
Phòng khách dành cho thành viên | First / Business Class Lounge (Phía cánh của Sân bay Quốc tế Hồng Kông) | |
Liên minh | Oneworld | |
Số máy bay | 103(+33 đơn đặt hàng) | |
Số điểm đến | 105 | |
Công ty mẹ | Swire Group (Swire Pacific) | |
Tổng hành dinh | Hong Kong | |
Nhân vật then chốt | Philip Chen (CEO) Christopher Dale Pratt (Chủ tịch) |
|
Trang Web: http://www.cathaypacific.com |
Cathay Pacific, Hán-Việt: Quốc Thái Hàng Không, tiếng Anh: Cathay Pacific Airways Limited (Phồn thể: 國泰航空有限公司, Giản thể: 国泰航空有限公司; Bính âm: Guótài Hángkōng Yŏuxiàn Gōngsī; viết tắt: 國泰/国泰) là một hãng hàng không châu Á, trụ sở tại Hồng Kông, vận chuyển hàng hóa và khách đến 102 điểm đến khắp thế giới. Đây là hãng hàng không chính thức của Hồng Kông, hoạt động chính tại Sân bay Quốc tế Hồng Kông. Đây là một trong 5 hãng được Skytrax xếp hạng "5 sao".
Đây là một trong năm hãng hàng không được Skytrax bầu chọn là “5 sao” cùng với các hãng hàng không Asiana Airlines, Malaysia Airlines, Qatar Airways và Singapore Airlines. Cathay Pacific Airways cũng được IATA cấp chứng chỉ IOSA (Kiểm tra An toàn vận hành IATA) do hãng hoạt động an toàn.[1]
Mục lục |
[sửa] Lịch sử
Cathay Pacific Airways đã được thành lập tại Hồng Kông vào ngày 2 tháng 9 năm 1946 bởi Roy Farrell người Mỹ và một người Úc Sydney de Kantzow, cả hai là cựu phi công quân lực quen với tuyến trên Dãy Himalaya, mỗi người bỏ ra 1 dollar Hồng Kông để đăng ký thành lập hãng. Cả hai đóng căn cứ tại Thượng Hải nhưng cuối cùng dời đến Hồng Kông để khởi đầu hãng Cathay Pacific. Theo truyền thuyết, hãng này đã được Farrel và một vài phóng viên tưởng tượng tại quán bar của Khách sạn Manila. Họ đã đặt tên hãng là "Cathay" vì đây là một tên cũ được phương Tây gọi nước Trung Hoa và "Thái Bình Dương" vì họ tin răng một ngày nào đó họ sẽ bay vượt Thái Bình Dương đến Mỹ.[2] Trong chuyến bay đầu tiên, Roy Farrell và Sydney de Kantzow đã bay từ Hồng Kông đến Manila và sau đó là đến Thượng Hải. Họ đã có một chiếc Douglas C-47. Công ty ban đầu bay các tuyến giữa Hồng Kông, Sydney, Manila, Singapore, Thượng Hải, và Quảng Châu, trong khi các tuyến bay theo lịch trình chỉ giới hạn đến Manila, Singapore và Bangkok.
Năm 1948 Butterfield & Swire đã mua 45% cổ phần của Cathay Pacific, với việc Australian National Airways nắm giữ 35% và Farrell và de Kantzow mối người nắm 10% cổ phần. Công ty mới bắt đầu hoạt động ngày 1 tháng 7 năm 1948 và đăng ký với tên Cathay Pacific Airways (1948) Ltd ngày 18 tháng 10 năm 1948[3]. Swire sau đó nắm giữ 52% cổ phần của Cathay Pacific và ngày nay hãng này vẫn còn 40% cổ phần do Swire Group nắm giữ thông qua Swire Pacific.
Hãng này đã phát triển thịnh vượng vào thập niên 1980, mua hãng đối thủ Hong Kong Airways năm 1959, đạt được mức tăng trưởng hai con số cho đến năm 1967, có được máy bay phản lực đầu tiên (Convair 880), và bắt đầu các tuyến quốc tế đến Nhật Bản. Đến năm 1966 hãng này đã vận chuyển 1 triệu hành khách. Việc mở rộng vẫn tiếp tục suốt thập niên 1970 và đặc biệt vào thập niên 1980 khi một sử bùng nổ trong toàn ngành đã khuyến khích sự tăng tuyến đi đến các trung tâm châu Âu và khi Cathay Pacific cổ phần hóa và bán cho công chúng năm 1986. Tháng giêng năm 1990, Cathay Pacific và công ty mẹ của hãng, Swire Pacific, đã giành được một tỷ lệ cổ phần đáng kể của hãng Dragonair, và 60% cổ phần của hãng hàng không vận chuyển hàng hóa Air Hong Kong. Cathay Pacific đã bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 và đã đã trãi qua một cuộc tái tổ chức và phát triển một thân phận mới.
Năm 1996, CITIC của Trung Quốc mua 25% cổ phần của Cathay Pacific. Tỷ lệ nắm giữ của Tập đoàn Swire Group giảm xuống còn 44% khi hai công ty Trung Quốc khác là CNAC và CTS cũng mua một số cổ phiếu đáng kể. Tháng 9 năm 1998, Cathay Pacific đã trở thành một thành viên sáng lập của liên minh Oneworld.
Năm 2004 hãng có doanh thu 39.065 triệu dollar Hong Kong và lợi nhuận 4.417 triệu dollar Hong Kong. Ngày 9 tháng 6 năm 2006, Cathay Pacific đã trải qua một sự sắp xếp lại việc nắm giữ cổ phiếu mà theo đón Dragonair sẽ là một công ty thuộc sở hữu hoàn toàn của Cathay Pacific nhưng tiếp tục họat động dưới thương hiệu riêng, Air China, và công ty con của nó là CNAC Limited, sẽ nắm 17,% cổ phần của Cathay Pacific, và Cathay Pacific gấp đôi số cổ phần mà hãng nắm giữ trong Air China lên 20%. CITIC giảm tỷ lệ cổ phần xuống còn 17.5%, và Swire giảm tỷ lệ cổ phần xuống 40%.
[sửa] Các giải thưởng
Cathay Pacific đã được điều tra của Skytrax cho kết quả là Hãng hàng không toàn bộ tốt nhất thế giới trong năm 2003 và 2005. Hãng này cũng được bình chọn giải Hạng nhất tốt nhất, Sản hạng nhất tốt nhất (Hồng Kông) và Sảnh hạng thương gia tốt nhất bởi Skytrax. Source Hãng được bầu chọn Hãng hàng không của năm 2006 Bởi Air Transport World (ATW). Source
Hãng cũng được bình chọn Hãng hàng không của năm 2006 by OAG. Source
[sửa] Destinations
- Xem thêm thông tin: Các điểm đến của Cathay Pacific
[sửa] Đội tàu bay
[cần chú thích] Cathay Pacific có một đội tàu bay 103 chiếc, 36 trong số đó được phân chia 3 hạng dịch vụ (Hạng nhất, thương gia đường dài và tiết kiệm) đối với các tuyến bay đường dài và 47 chiếc được chia ra hai hạng dịch vụ (Thương gia Đường dài/Khu vực và tiết kiệm) đối với các tuyến bay ngắn và một số chuyến bay đường dài. Đội bay này cũng bao gồm 19 tàu bay chở hàng.
Tàu bay | Tổng | Số khách | Ghi chú |
---|---|---|---|
Airbus A330-300 | 26 (5 đơn hàng) |
311 (44/267) 251 (8/32/211) |
New Regional Business Class on select aircraft New interior will be added in May 2007
Seven A330s are in 3-class configuration. |
Airbus A340-300 | 15 | 287 (30/257) 243 (8/30/205) |
With Long Haul Business Class Replacement aircraft: Boeing 777-300ER Standard Five A340s are in 3-class configuration. New interior will be added in May 2007 |
Airbus A340-600 | 3 | 286 (8/60/218) | With First, Long Haul Business Class and Enhanced Economy Class. New interior will be added in May 2007 |
Boeing 747-400 | 4 (Premium) 17 (Standard) |
Premium: 345 (12/65/268) Standard: 383 (12/47/324) |
With First and Long Haul Business Class
New interior will be added in May 2007 |
Boeing 777-200 | 5 | 336 (45/291) | New interior will be added in May 2007 |
Boeing 777-300 | 12 | 385 (59/326) | New Regional Business Class on select aircraft New interior will be added in May 2007 |
Boeing 777-300ER | (18 đơn hàng) | Được gia hàng giữa năm 2007 và 2009 với nội thất mới | |
Tổng cộng số tàu bay | 84 (23 đơn hàng) |
Cập nhật: tháng 3 năm 2007 |
Đến tháng 4 năm 2006, tuổi trung bình của đội tàu Cathay Pacific là 7 năm.
[sửa] Hàng hóa
Tàu bay | Tổng | Ghi chú |
---|---|---|
Boeing 747-200F | 7 | |
Boeing 747-400F | 6 | |
Boeing 747-400BCF | 6 |
|
Boeing 747-400ERF | (6 orders) | |
Tổng cộng số tàu bay | 84 (23 đơn hàng) |
Cập nhật: tháng 3 năm 2007 |
[sửa] Các loại tàu bay đã vận hành trước đây
Kể từ khi thành lập năm 1946, Cathay Pacific đã vận hành nhiều loại bay:
- Douglas DC-3
- Douglas DC-4
- Douglas DC-6
- Lockheed L-188 Electra
- Convair 880
- Boeing 707-320
- Boeing 747-200
- Boeing 747-300
- Airbus A340-200 (thuê từ Philippine Airlines trong ba năm trước khi giao A340-300)
- Lochkeed L-1011-100 TriStar.
Cathay Pacific có các thỏa thuận chia chỗ với các hãng hàng không sau đây cho đến tháng 3 năm 2007:
- Air China
- Aeroflot
- American Airlines
- British Airways
- Comair
- Dragonair
- Iberia Airlines
- Japan Airlines
- Malaysia Airlines
- Mexicana Airlines
- Philippine Airlines
- Qantas
- Vietnam Airlines
[sửa] References
- ^ Cathay Pacific Airways IOSA Operators Profile
- ^ "Fly away with Cathay Pacific", Air Highways, retrieved 8 March 2006
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênFI