Đấu tranh bất bạo động
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài hoặc đoạn này cần được wiki hóa theo các quy cách định dạng và văn phong Wikipedia. Xin hãy giúp phát triển bài này bằng cách liên kết trong đến các mục từ thích hợp khác. |
Thông tin trong bài (hay đoạn) này không thể kiểm chứng được do không được chú giải từ bất kỳ nguồn tham khảo nào. Xin bạn hãy cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn uy tín. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì hãy chuyển nguồn tham khảo từ phiên bản đó cho bài này. Nếu không, những câu hay đoạn văn không có chú giải nguồn gốc có thể bị thay thế hoặc xóa đi bất cứ lúc nào. |
Đấu tranh bất bạo động (nhiều khi được biết tới như sức mạnh nhân dân, thách thức chính trị và cách mạng bất bạo động) là một phương pháp đấu tranh sử dụng hình thức phản đối tượng trưng, bất hợp tác và thách thức, nhưng không dùng bạo lực, để tạo ra sức mạnh trong các cuộc xung đột. Đấu tranh bất bạo động có thể bao gồm:
- Hành động không tuân thủ: Tức là người tham gia đấu tranh có thể từ chối thực hiện những việc mà họ vẫn thường làm, hoặc được trông đợi sẽ làm, hoặc bắt buộc phải làm theo yêu cầu của luật pháp.
- Hành động cố ý thực hiện: Tức là người tham gia đấu tranh có thể thực hiện những việc mà họ thường không làm, hoặc không được trông đợi sẽ làm, hoặc bị cấm thực hiện; hoặc
- Sự pha trộn của cả hai loại hành động trên.
Là một phương pháp, đấu tranh bất bạo động không thụ động. Nó không phải là không hành động. Nó là hành động nhưng không bạo lực.
[sửa] Các ứng dụng của đấu tranh bất bạo động
Đấu tranh bất bạo động có thể và đã được dùng để:
- Hạ bệ những kẻ độc tài
- Ngăn chặn các cuộc đảo chính
- Phòng vệ chống lại sự xâm lược từ nước ngoài
- Đẩy quân xâm lược nước ngoài khỏi bờ cõi
- Cung cấp giải pháp thay thế cho bạo lực trong các cuộc xung đột sắc tộc nghiêm trọng
- Thách thức các hệ thống xã hội và kinh tế không công bằng
- Phát triển, bảo vệ và mở rộng việc thực hành dân chủ, nhân quyền, tự do cá nhân và tự do tôn giáo
- Chống lại thảm họa diệt chủng.
[sửa] Các biện pháp của đấu tranh bất bạo động
Có vô số các biện pháp cụ thể cho đấu tranh bất bạo động hay còn gọi là "những vũ khí bất bạo động". Gần 200 biện pháp đã được xác định cho tới ngày nay, và không nghi ngờ rằng nhiều biện pháp khác đang tồn tại và sẽ xuất hiện trong các cuộc xung đột tương lai. Phân loại các biện pháp này như sau:
- Thuyết phục và phản đối bất bạo động
- Bất hợp tác, và
- Can thiệp bất bạo động
[sửa] Những phương cách hành động
• Nêu tội danh (Naming): Các tổ chức không chinh phủ, các cơ quan truyền thông, các quốc gia đơn lẻ, các tổ chức quốc tế có thể đóng vai trò quyết định trong việc nêu rõ nhưng vi phạm nhân quyền và việc không thực thi dân chủ của những tên độc tài. Họ có thể thu thập tin tức, trình bày từng trường hợp cá biệt và gây chú ý cho quần chúng. Amnesty International (Ân xá Quốc tế), Human Rights Watch và các tổ chức nhân quyền khác đóng một vai trò đặc biệt can đảm và quan trong lãnh vực này.
• Lên án (Shaming): Vào thời buổi văn hóa trở thành toàn cầu, các tên độc tài ít nhất cũng mong muốn bày tỏ tính cách chính thống của họ. Các thế lực quốc tế có thể phơi bày những hành động sấu xa của các bạo chúa và phủ nhận công khai những hành vi của họ.
• Cố vấn chiến lược (Strategic advice): Không phải tất cả mọi phương thức nào cũng áp dụng cho tất cả mọi trường hợp. Phần tìm hiểu học tập về những phương thức sẵn có giúp khai mở những đường hướng mới cho một phong trào. Những tổ chức bất bạo động đề nghị một số những phương thức phân phối thông tin, trong đó kể đến việc tán phát một tập san về chiến lược đấu tranh bất bạo động và chương trình phát thanh hướng dẫn đối kháng dân sự. Việc huấn luyện có tính cách quyết định.
• Vật liệu hỗ trợ cho những dự án đặc biệt (Material assistance for specific projects): Trong giai đoạn khởi sự, hỗ trợ là cần thiết, ví dụ để trang bị vật liệu in ấn và phân phối tin tức. Hỗ trợ tài chánh và các hỗ trợ vật chất khác để giúp các tổ chức xã hội dân sự làm việc và vận hành tốt là một việc làm cần thiết.