Trường bộ kinh
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thánh điển Phật giáo |
Luận
|
Trường bộ kinh (zh. 長部經, sa. dīrghāgama, pi. dīgha-nikāya) là bộ đầu tiên của năm Bộ kinh trong Kinh tạng (pi. sutta-piṭaka) văn hệ Pali. Trường bộ kinh văn hệ Pali của Thượng toạ bộ bao gồm 34 bài kinh. Trường bộ kinh của Đại thừa được viết bằng văn hệ Phạn ngữ, được dịch ra chữ Hán với tên gọi Trường a-hàm (sa. dīrghāgama) với 30 bài kinh. Trường bộ kinh của hai văn hệ này không giống nhau hoàn toàn, có 27 kinh là giống nhau. Các kinh này tương đối dài nên được mang tên này.
Các kinh quan trọng nhất của kinh Trường bộ Pali là:
- Phạm võng kinh (sa., pi. brahmajāla, nghĩa là "tấm lưới của Phạm thiên"), nói về các quan điểm triết học và siêu hình thời Phật giáo sơ khai;
- Sa-môn quả kinh (pi. sāmaññaphala), nói về giáo lí của sáu đạo sư ngoại đạo thời Phật giáo sơ khai và về kết quả của đời sống Sa-môn;
- Ma-ha-bát-đà-na (pi. mahāpadāna), tích truyện về sáu vị Phật đã ra đời trước vị Phật lịch sử;
- Đại nhân duyên (pi. mahānidāna), luận giảng về giáo lí Duyên khởi (sa. pratītya-samutpāda);
- Đại bát-niết-bàn kinh (pi. mahāparinibbāna), kể lại những ngày tháng cuối cùng trước khi Phật Thích-ca nhập diệt;
- Giáo thụ thi-ca-la-việt (pi. singālovāda), đặc biệt quan trọng cho giới cư sĩ, nhắc nhở bổn phận của cha mẹ, thầy dạy, học trò v.v…
[sửa] Tham khảo
- Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ Điển. Phật Quang Đại Từ Điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
- Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
- Dumoulin, Heinrich:
- Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
- Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Bảng các chữ viết tắt |
---|
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Hàn Quốc | pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán |