Tổng thống Ấn Độ
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ấn Độ |
Bài này nằm trong loạt bài: |
|
Chính phủ Liên bang |
|
|
|
Bầu cử ở Ấn Độ
|
|
|
Other countries • Portal:Chính trị Portal:Government of India |
Tổng thống Ấn Độ là nguyên thủ quốc gia, là đệ nhất công dân của Ấn Độ và là Tư lệnh tối cao của các lực lượng vũ trang. Vai trò của tổng thống phần lớn là mang tính lễ nghi, với quyền hành pháp thực sự được trao cho Hội đồng Bộ trưởng, do thủ tướng đứng đầu. Quyền hạn của tổng thống Ấn Độ có thể so sánh với quyền lực của quốc vương, vua hay nữ hoàng của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Tổng thống cũng được gọi là Rashtrapati.
Tổng thống Ấn Độ trú ngụ tại một dinh được gọi alf Rashtrapati Bhavan, tạm dịch là Nhà Tổng thống. Tổng thống được bầu bởi các thành viên của các Vidhan Sabha, Lok Sabha, và Rajya Sabha, và có nhiệm kỳ cầm quyền 5 năm (mặc dù tổng thống có thể ra tái tranh cử). Một thể thức được sử dụng để phân bổ phiếu bầu và vì thế có một cách cân bằng giữa dân số của mỗi bang và số lượng phiếu bầu mà các nghị sỹ từ mỗi bang có thể bỏ và đưa ra một cân bằng ngan bằng giữa số lượng nghị sỹ quốc hội bang và Quốc hội Ấn Độ. Nếu không có ứng cử viên nào nhận được đa số phiếu bầu thì có một chế độ mà theo đó các ứng cử viên thất bại được loại trừ khỏi cuộc chạy đua và phiếu bầu bỏ cho những ứng cử viên này được chuyển cho các ứng cử viên khác cho đến khi một người đạt đa số. Phó Tổng thống được bầu chọn bằng cuộc bỏ phiếu trực tiếp của tất cả các nghị sỹ được bầu cử và được chỉ định của Lưỡng viện quốc hội là Lok Sabha và Rajya Sabha.
Mục lục |
[sửa] Lịch sử
Ấn Độ chính thức độc lập từ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland vào ngày 15 tháng 8 năm 1947. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn là một Vương quốc khối thịnh vượng chung và đã tiếp tục một mối quan hệ personal union với các quốc gia khác mà mỗi quốc gia xem cùng một người là vua và nguyên thủ quốc gia của họ. Quốc vương của Ấn Độ đã được đại diện bởi Toàn quyền Ấn Độ, ngày nay được bổ nhiệm bởi vua Anh quốc theo lời khuyên của Thủ tướng Ấn Độ, thay vì chính phủ Anh quốc.
Tuy nhiên, đã có một biện pháp tạm thời do sự tồn tại tiếp tục của một vị quốc vương chia sẻ ở trong chế độ chính trị Ấn Độ không được xem là phù hợp cho một quốc gia có chủ quyền thật sự. Toàn quyền đầu tiên của Ấn Độ, Lord Mountbatten, cũng là Tổng trấn Anh của Ấn Độ trước khi độc lập. Ông đã sớm giao quyền lực cho C. Rajagopalachari, người đã trở thành toàn quyền người Ấn Độ (và duy nhất). Trong lúc đó, Quốc hội Lập hiến do B. R. Ambedkar lãnh đạo đã sọan thảo một bản dự thảo hiến pháp Ấn Độ độc lập. Bản dự thảo này đã được hoàn tất vào ngày 26 tháng 11 năm 1949, và Hiến pháp đã được chính thức áp dụng ngày 26 tháng giêng năm 1950—một ngày có tầm quan trọng mang tính biểu tượng vì vào ngày 26 tháng giêng năm 1930, Đảng Quốc đại đã lần đầu phát hành lời kêu gọi độc lập hoàn toàn khỏi Anh quốc. Khi hiến pháp có hiệu lực, Toàn quyền và Quốc vương đã được thay thế bằng một vị tổng thống được bầu cử, với sự kiện Rajendra Prasad làm tổng thống đầu tiên của Ấn Độ. Bước tiến này đã chấm dứt tình trạng của Ấn Độ là một Vương quốc thuộc Khối thịnh vượng chung, nhưng nước cộng hòa này vẫn ở trong Khối thịnh vượng chung Anh (Commonwealth of Nations). Nehru lập luận rằng một quốc gia nên được cho ở lại trong Khối thịnh vượng chung đơn giản bằng cách xem vua Anh như "Nguyên thủ Khối thịnh vượng chung" nhưng không nhất thiết phải là nguyên thủ quốc gia. Đây đã là một quyết định tiên phong đã đặt ra một tiền lệ trong nửa cuối của thế kỷ 20 cho nhiều thuộc địa Anh ở trong Khối thịnh vượng chung sau khi đã trở thành các nước cộng hòa mới độc lập.
[sửa] Các tư cách cần thiết để trở thành một tổng thống
Một công dân của Ấn Độ từ 35 tuổi hoặc cao hơn có thể thành một ứng cử viên tổng thống. Ứng cử viên tổng thống nên có tư cách để trở thành một nghị sĩ của Lok Sabha và không nên giữ một chức vụ nào hoặc có lợi íhc nào dưới chính quyền. Tuy nhiên, một số người giữ một số chức vụ nhất định có thể được phép ra làm ứng cử viên tổng thống, đó là:
- Đương kim Phó Tổng thống.
- Thống đốc của bất kỳ bang nào.
- Là một bộ trưởng của một Liên minh hay bất kỳ bang nào.
Trong trường hợp Phó Tổng thống, một Thống đốc Bang hoặc một bộ trưởng được bầu làm Tổng thống, ông ta/bà ta được xem là đã xin thôi chức cụ trước đó của mình vào ngày ông ta/bà ta bắt đầu nhậm chức tổng thống.
[sửa] Bầu cử tổng thống
Tổng thống Ấn Độ đươc bầu cử khi chức vụ này trở nên khuyết, thông qua một đại hội đại biểu cử tri bao gồm các nghị sỹ thuộc hai viện của Quốc hội và các nghị sỹ được bầu của Các Nghị viện bang (Vidhan Sabha). Cuộc bầu cử sử dụng phương pháp lá phiếu có thể chuyển cho người ứng cử khác đơn bầu đại biểu tỷ lệ. Bầu cử theo thể thức bỏ phiếu kín.
Mỗi cử tri bỏ một số phiếu bầu khác nhau. Nguyên tắc chung là tổng số phiếu bầu được các nghị sỹ Quốc hội bỏ ngang bằng với tổng số phiếu do các nhà lập pháp các bang bỏ. Ngoài ra, nghị sỹ các Nghị viện bang các bang lớn hơn được nhiều phiếu hơn các bang nhỏ hơn. Cuối cùng, số lượng các nghị sỹ bang trong một bang mới là vấn đề; nếu một bang có ít nghị sỹ hơn, thì mỗi nghị sỹ sẽ có tương đối nhiều phiếu hơn; nếu một bang có nhiều nghị sỹ bang hơn, thì mỗi nghị sỹ bang ít phiếu bầu hơn.
Cách tính toán thực tếc cho số lượng phiếu bầu cho mỗi bang riêng biệt được bỏ được tính bằng cách chia dân số bang đo cho 1000, which is divided again by the number of legislators from the State voting in the electoral college. This number is the number of votes per legislator in a given state. For votes cast by those in Parliament, the total number of votes cast by all state legislators is divided by the number of members of both Houses of Parliament. This is the number of votes per member of either house of Parliament.
Tổng thống được bầu một nhiệm kỳ 5 năm. Lương tổng thống là 50.000 Rs/tháng và tiền lương cho ông ta/bà ta không thể giảm trong suốt nhiệm kỳ tổng thống.
[sửa] Danh sách các tổng thống Ấn Độ (1950 đến nay)
STT. | Tên | Nhậm chức | Rời chức | Tiểu sử | Học vấn | |
---|---|---|---|---|---|---|
01 | Tiến sĩ Rajendra Prasad | 30 tháng giêng năm 1950 | 13 tháng 5 năm 1962 | Nhà đấu tranh cho tự do, Luật sư | Đại học Calcutta | |
02 | TS. Sarvepalli Radhakrishnan | 13 tháng 5 năm 1962 | 13 tháng 5 năm 1967 | Nhà triết học, Nhà giáo dục | Đại học Madras | |
03 | TS. Zakir Hussain | 13 tháng 5 năm 1967 | 13 tháng 5 năm 1969 | Nhà giáo dục | Đại học Hồi giáo Aligarh; Đại học Berlin | |
* | Varahagiri Venkata Giri | 3 tháng 5 năm 1969 | 20 tháng 7 năm 1969 | Nhà họat động công đoàn, Nhà chính trị | University College, Dublin | |
* | Muhammad Hidayatullah | 20 tháng 7 năm 1969 | 24 tháng 8 năm 1969 | Thẩm phán | Đại học Nagpur; Trinity College, Cambridge ; Lincoln's Inn | |
04 | Varahagiri Venkata Giri | 24 tháng 8 năm 1969 | 24 tháng 8 năm 1974 | Nhà họat động công đoàn, Nhà chính trị | University College, Dublin | |
05 | Dr. Fakhruddin Ali Ahmed | 24 tháng 8 năm 1974 | 1 tháng 2 năm 1977 | Nhà chính trị | St. Stephen's College, Delhi; St. Catharine's College, Cambridge | |
* | Basappa Danappa Jatti | 11 tháng 2 năm 1977 | 25 tháng 7 năm 1977 | Luật sư, Nhà chính trị | Sykes Law College, Kolhapur | |
06 | Neelam Sanjiva Reddy | 25 tháng 7 năm 1977 | 25 tháng 7 năm 1982 | Nhà nông học, Nhà chính trị | Government Arts College, Anantapur | |
07 | Giani Zail Singh | 25 tháng 7 năm 1982 | 25 tháng 7 năm 1987 | Nhà đấu tranh cho tự do, Nhà chính trị | (unknown) | |
08 | Ramaswamy Venkataraman | July 25, 1987 | July 25, 1992 | Nhà hoạt động công đoàn, Nhà chính trị | Đại học Madras | |
09 | TS. Shankar Dayal Sharma | 25 tháng 7 năm 1992 | 25 tháng 7 năm 1997 | Nhà đấu tranh cho tự do, Nhà chính trị | St Johns College, Agra; Đại học Allahabad; Đại học Lucknow; Fitzwilliam College, Cambridge; Lincoln's Inn; Harvard Law School | |
10 | Kocheril Raman Narayanan | 25 tháng 7 năm 1997 | 25 tháng 7 năm 2002 | Nhà ngoại giao, Nhà chính trị | Đại học Travancore; London School of Economics | |
11 | TS. A. P. J. Abdul Kalam | 25 tháng 7 năm 2002 | 25 tháng 7 năm 2007 | Technocrat, Scientist | Học viện Công nghệ Madras | |
12 | Pratibha Patil | 25 tháng 7 năm 2007 | Luật sư, Nhà chính trị | Mooljee Jaitha College, Jalgaon; Government Law College, Mumbai |
[sửa] Quyền hạn
Bài này hoặc đoạn này đang được viết. Bạn có thể viết thêm cho bài này được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp để biết thêm về cách sửa đổi bài. |