See also ebooksgratis.com: no banners, no cookies, totally FREE.

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Phù Cát – Wikipedia tiếng Việt

Phù Cát

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Phù Cát là một huyện miền biển của tỉnh Bình Định.

Mục lục

[sửa] Địa giới hành chính

Diện tích 679 km²

Phù Cát gồm 1 thị trấn: Ngô Mây và 17 xã: Cát Sơn, Cát Minh, Cát Tài, Cát Khánh, Cát Lâm, Cát Hanh, Cát Thành, Cát Hải, Cát Hiệp, Cát Trinh, Cát Nhơn, Cát Hưng, Cát Tường, Cát Tân, Cát Tiến, Cát Thắng và Cát Chánh.

Phù Cát có sân bay Phù Cát, cách thành phố Quy Nhơn 35 km về phía Bắc.

Trường học : THPT Phù Cát 1 , THPT Phù Cát 2 , THPT Phù Cát 3 , THPT Nguyễn Hữu Quang , THPT Ngô Mây . Hiệp hội học sinh Phù Cát được thành lập nhằm tạo một môi trường giao lưu , chia sẻ giữa những người con Phù Cát với nhau. http://www.phucat.net

[sửa] Dân cư

Dân số: 194.100 người, trong đó nữ 100.200 người

Mật độ dân số 286 người/km²

Dân tộc chủ yếu là người Kinh, một số ít là người Bana

[sửa] Du lịch

Du lịch của huyện có suối nước nóng Hội Vân, chùa Ông núi (Nghinh phong Tự) tại xã Cát Tiến, có có bãi biển Cát Hải , Cát Tiến và Đề Gi nổi tiếng, có Hòn Vọng Phu tại núi Bà...

Phù Cát có đặc sản nổi tiếng là chả cả. Dân gian có câu:

Anh đi ngang cửa Đề Gi
Nghe mùi chả cá chân đi không đành

Ngoài ra, Phù Cát còn có các làng nghề truyền thống như: đan lát, gạch ngói, làng muối (Trung An, Gia Thạnh, Đức Phổ- Cát Minh), nước mắm cá cơm (Đề Gi-Cát Khánh),đá mỹ nghệ (Cát Tường, Cát Nhơn, Cát Hưng),...

[sửa] Kinh tế - Xã hội

Với những lợi thế được thiên nhiên ưu đãi, có truyền thống hiếu học, cần cù và yêu nước, an ninh chính trị ổn định, lực lượng lao động dồi dào, giao thông - liên lạc thông suốt và thuận lợi, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền, huyện Phù Cát đã và đang phát huy nội lực, đoàn kết một lòng xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. ́

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo tỉnh Bình Định, kinh tế huyện Phù Cát đã có bước phát triển tích cực. Năm 2004, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 9,2%, thu nhập bình quân đầu người đạt 3,9 triệu đồng, huyện không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7,57%. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch đúng hướng với tỷ trọng nông nghiệp giảm còn 58,76%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, thương nghiệp và dịch vụ tăng lên 41,24%.

Tạo sự đột phá trong phát triển kinh tế nông nghiệp

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII (2001 - 2005) đã khẳng định: "Muốn kinh tế huyện Phù Cát phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác bằng cách chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi". Đồng chí Thái Văn Tài - Bí thư Huyện uỷ Phù Cát - cho biết: "Để chuyển sang nền kinh tế hàng hóa, huyện đặc biệt quan tâm tới vấn đề trồng cây gì, nuôi con gì để tạo ra sản phẩm có thị trường tiêu thụ ổn định và người sản xuất có lãi. Đây là bài toán đòi hỏi huyện phải xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho 5 năm, 10 năm và những năm tiếp theo".

- Với nhận thức đó, trong những năm qua, Phù Cát đã tập trung thực hiện tốt các chỉ tiêu, kế hoạch của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII theo hướng mở rộng quy mô, thâm canh, chuyển từ nông nghiệp số lượng sang chất lượng, hiệu quả để ngày càng đáp ứng yêu cầu của thị trường. Theo đó, huyện đã tập trung trồng các giống lúa có năng suất, chất lượng cao, xây dựng vùng lúa giống đủ cung cấp cho sản xuất. Đến năm 2004, toàn huyện có 88,4% diện tích sử dụng giống lúa cấp I. Trong cơ cấu cây trồng, Phù Cát đã chuyển hơn 1.400 ha đất lúa và mỳ (sắn) năng suất thấp, bấp bênh sang cây trồng cạn như: ngô, lạc, đậu nành, thuốc lá, rau quả,... từng bước hình thành các vùng sản xuất chuyên canh như: vùng ngô lai rộng 876 ha, tăng gấp 7 lần so với năm 2000; vùng sắn cao sản 2.013 ha, tăng 2,3 lần so với năm 2000; vùng lạc 1.849 ha; vùng đậu nành 159 ha; vùng thuốc lá 51 ha, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

- Đồng thời, huyện còn đẩy nhanh việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tăng cường thâm canh, luân canh, xen canh, gối vụ. Ông Đặng Ngọc An - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Phù Cát - cho biết: "Các mô hình khuyến nông, các buổi tập huấn chuyển giao kỹ thuật đã giúp người nông dân tiếp thu và áp dụng nhiều tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, từ đó nâng cao năng suất, sản lượng, tăng thu nhập". Toàn huyện đã xuất hiện nhiều mô hình cho thu nhập từ 50 triệu đồng/ha/năm như: mô hình trồng ớt xen đậu, hành, ngô, lạc ở các xã Cát Tài, Cát Hanh, Cát Hải đem lại doanh thu trên 72 triệu đồng/ha/năm; mô hình trồng thuốc lá sợi vàng (vụ xuân), trồng dưa hấu (vụ hè) và sau đó trồng bắp lai ở các xã Cát Sơn, Cát Lâm, Cát Hanh, mang lại thu nhập trên 90 triệu đồng/ha/năm,...

- Mặc dù diện tích cây lúa giảm, nhưng sản lượng lương thực hàng năm của huyện vẫn tăng nhờ phát triển diện tích cây ngô năng suất cao. Năm 2004, tổng sản lượng lương thực toàn huyện đạt trên 83 nghìn tấn, tăng 4.600 tấn so với năm 2001, đạt chỉ tiêu, kế hoạch năm 2005.

- Cùng với sự phát triển của ngành trồng trọt, Phù Cát còn tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Tập quán chăn nuôi sản xuất nhỏ, coi chăn nuôi là kinh tế phụ trong gia đình nay đã chuyển sang chăn nuôi theo quy mô gia trại, trang trại, tạo sự phát triển nhanh về số lượng và chất lượng vật nuôi, nâng giá trị sản xuất của chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp lên 31% (năm 2004). Thông qua các lớp tập huấn, hướng dẫn cho hàng nghìn nông dân về kỹ thuật nuôi bò thịt, bò sữa và trồng cỏ nuôi bò, năm 2004, đàn bò của huyện tăng lên 53.084 con, vượt 11% so với kế hoạch đã đề ra của năm 2005, trong đó đàn bò lai có trên 13 nghìn con (chiếm 24,6% tổng đàn). Cùng với phong trào nuôi bò lai sind, đàn bò sữa toàn huyện đã có trên 400 con, đem lại nguồn thu nhập khá tốt cho nhiều nông hộ. Đàn lợn có 86 nghìn con, tăng 76% so năm 2000. Toàn huyện có trên 200 hộ nuôi gà công nghiệp, vịt siêu trứng với quy mô tổng đàn hàng trăm nghìn con, tập trung ở thị trấn Ngô Mây và các xã Cát Trinh, Cát Hanh, Cát Minh, Cát Tài, Cát Chánh, Cát Tiến, Cát Nhơn,...


Bản đồ hành chính huyện Phù Cát

Ngoài nông nghiệp, tận dụng lợi thế của một huyện đồng bằng ven biển, trong những năm qua, Đảng bộ và chính quyền Phù Cát đã vận động nhân dân phát huy nội lực phát triển mạnh kinh tế biển, nuôi trồng thuỷ sản để tăng thu nhập và làm giàu chính đáng. Năm 2004, huyện có gần 1.000 thuyền máy với tổng công suất hơn 34 nghìn mã lực, 50 thuyền đánh bắt xa bờ, sản lượng đánh bắt hàng năm trên 13 nghìn tấn, chủ yếu khai thác ở các ngư trường phía nam. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 442 ha, trong đó có 106 ha chuyên nuôi tôm. Một số hộ bước đầu nuôi tôm bằng phương pháp bán thâm canh đã cho năng suất 1,5 - 2 tấn/ha. Dự án nuôi tôm công nghiệp ở xã Cát Hải (quy mô 20 ha) đã mang lại kết quả khả quan: với 3 ao rộng 2 ha/ao nuôi thử nghiệm, năng suất tôm thương phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu tăng từ 1,5 tấn/ha (năm 2002) lên 4 tấn/ha (năm 2004).

Khởi sắc trên nhiều lĩnh vực

- Mặc dù là huyện thuần nông, nhưng trong những năm gần đây, lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và giao thông - vận tải trên địa bàn huyện Phù Cát tiếp tục có bước phát triển khá với giá trị sản xuất tăng bình quân 13,7%/năm. Năm 2004, toàn huyện có 1.767 cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thu hút gần 5 nghìn lao động. Các sản phẩm của nghề sản xuất gạch, khai thác đá chẻ, đóng mới tầu thuyền, chế biến nước mắm, cơ khí,... đã vươn ra thị trường ngoài tỉnh và có sản phẩm đã tiêu thụ ở nước ngoài. Bên cạnh Cụm công nghiệp Gò Mít tại thị trấn Ngô Mây đang hoàn thành và đã có 11 cơ sở đăng ký đầu tư (trong đó có 4 cơ sở đang hoạt động); Cụm công nghiệp Cát Minh đang tiến hành quy hoạch và xây dựng, đã có 19 cơ sở sản xuất gạch ngói đăng ký chuyển vào hoạt động, huyện đang xúc tiến quy hoạch Cụm công nghiệp Hoà Hội - Núi Một có quy mô hàng trăm ha.

- Với mục tiêu phát triển hoạt động vận tải đường bộ, Phù Cát chủ trương huy động vốn trong nhân dân và vốn vay ưu đãi của các chương trình dự án để các xã viên Hợp tác xã vận tải cơ giới mua sắm, trang bị phương tiện mới, hoạt động khắp các miền của đất nước. Ông Đặng Ngọc An cho biết: "Năm 2002, huyện mới có hơn 100 xe lam, xe hãng TOYOTA (loại nhỏ, vận chuyển hành khách trong huyện), thì đến năm 2004 huyện Phù Cát đã trở thành một trong những huyện dẫn đầu về lực lượng vận tải bộ của tỉnh với trên 500 phương tiện. Nhiều hộ gia đình ở xã Cát Hanh mua xe có trọng tải từ 12 tấn trở lên".


Xưởng đóng mới và sửa chữa tàu tại huyện Phù Cát

- Hệ thống thuỷ lợi, điện, đường, trường, trạm cũng có nhiều khởi sắc. Năm 2004, 100% thôn trong huyện có điện, 99% hộ được sử dụng điện. Chương trình bê tông hoá giao thông nông thôn có nhiều tiến bộ với việc hoàn thành hơn 113/120 km kế hoạch đường bê tông xi măng, đảm bảo phục vụ tốt hơn nhu cầu sản xuất và đi lại của nhân dân.

- Về giáo dục - đào tạo, huyện có 5 trường trung học phổ thông, 01 trường dạy nghề nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đóng trên địa bàn. Cơ sở trường lớp từng bước được nâng cấp, số lượng trường kiên cố, cao tầng được đầu tư xây dựng, không còn lớp học ca 3. Đến năm 2004, huyện đã xây dựng kiên cố 13/29 trường tiểu học, 13/17 trường trung học cơ sở. Chất lượng giáo dục được nâng lên, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp học tăng, trong đó bậc tiểu học đạt 94,2%, trung học cơ sở đạt 96,1%. Đội ngũ giáo viên tiếp tục được chuẩn hóa. Năm 2003, huyện đã được công nhận phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Ngoài ra, cơ sở vật chất của mạng lưới y tế cơ sở được củng cố với nhiều trang thiết bị hiện đại; 10 xã, thị trấn có bác sỹ đã góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

Định hướng phát triển đến năm 2010

- Những thành quả mà Phù Cát đạt được trong những năm qua đã khẳng định vai trò lãnh đạo của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện và quyết tâm vượt khó của nhân dân Phù Cát. Mặc dù vậy, theo đồng chí Thái Văn Tài, Phù Cát vẫn còn nhiều thách thức, khó khăn do thiên tai, nguồn lao động nông nghiệp tiếp tục dôi dư và thiếu việc làm sau mùa vụ; đội ngũ cán bộ quản lý vừa thiếu, vừa yếu,... Do đó, nhiệm vụ trước mắt của Phù Cát rất nặng nề. Trong những năm tới, huyện sẽ tiếp tục cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2000 - 2010; Nghị quyết số 39/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 16-8-2004 và Quyết định số 148/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13-8-2004 về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

- Để khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, Đảng bộ, chính quyền huyện đang tập trung lãnh chỉ đạo nhằm chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, thâm canh. Trong đó, huyện sẽ tập trung sản xuất các giống lúa có năng suất, chất lượng cao; chú trọng trồng một số loại cây có thị trường tiêu thụ ổn định như cây điều, keo lai, dừa xiêm, thuốc lá, bông vải.

- Đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản, chú trọng thực hiện tốt dự án nuôi tôm công nghiệp ở xã Cát Hải; đồng thời tiếp tục cải tạo, đầu tư nuôi bán thâm canh vùng nuôi trồng thuỷ sản ở xã Cát Minh, Cát Khánh, Cát Hải; củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác thuỷ sản; đồng thời phát triển và nâng cao chất lượng đàn bò, đàn lợn.

- Thực hiện chủ trương, chính sách thu hút đầu tư của tỉnh, Phù Cát sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên và lực lượng lao động trên địa bàn huyện.

- Bên cạnh đó, huyện cũng sẽ tập trung phát triển mạnh về lực lượng phục vụ giao thông - vận tải ở các xã Cát Hanh, Cát Tân, thị trấn Ngô Mây và các xã phía đông của huyện; nhanh chóng hình thành trung tâm thương mại đầu mối tập trung ở thị trấn Ngô Mây; kêu gọi đầu tư dịch vụ phục vụ tham quan, du lịch ở các điểm danh thắng như: suối khoáng Hội Vân, đầm Đạm Thuỷ, Núi Bà. Đồng thời, huyện sẽ khuyến khích mở rộng các loại hình dịch vụ du lịch sinh thái dọc theo tuyến biển từ Cát Tiến đến Cát Khánh.

- Lịch sử đã sang trang, quê hương Phù Cát đang trên đà đổi mới với những thời cơ và thách thức mới. Cùng với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Phù Cát quyết tâm phát huy truyền thống, nắm vững thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện thắng lợi mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

Những lợi thế phát triển kinh tế - xã hội huyện Phù Cát - Là huyện đồng bằng ven biển, nhưng do cấu tạo của địa hình nên huyện Phù Cát được chia thành 3 vùng sinh thái: trung du, đồng bằng và ven biển. Với điều kiện tự nhiên như vậy, Phù Cát có nhiều thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế trọng điểm gồm: sản xuất lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp dài ngày gắn với chăn nuôi đại gia súc; sản xuất nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực, đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả trên một đơn vị diện tích; nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch sinh thái.

- Bên cạnh đó, trong lòng đất của huyện chứa nhiều khoáng sản như: titan, cao lanh, sắt, đá ốp lát, cát,..., tạo điều kiện cho phát triển ngành công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến thủy tinh. Thế mạnh của Phù Cát còn thể hiện ở nguồn nhân lực dồi dào, có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu về lao động cho phát triển kinh tế trên địa bàn.

- Huyện Phù Cát còn có mạng lưới giao thông liên lạc thông suốt rất thuận lợi cho giao lưu văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội. Phù Cát có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam chạy ngang qua 3 xã và trung tâm huyện lỵ với chiều dài 18 km; các tỉnh lộ 633, 634, 635, 640B và 639 đã được nâng cấp, mở rộng và nhựa hóa. Đặc biệt, huyện có sân bay dân dụng - một trong 5 sân bay lớn của cả nước, nối liền Phù Cát - Bình Định với nhiều vùng, miền của đất nước. Phù Cát còn có bờ biển dài hơn 30 km (đi qua 5 xã), cửa biển Đề Gi (sẽ trở thành cảng cá thứ 2 của Bình Định), đầm Đạm Thuỷ thuận lợi cho tàu thuyền ra vào neo đậu cùng nhiều bãi ngang, đảo san hô ven bờ với những loài hải sản ngon và có giá trị xuất khẩu như: tôm hùm, cá nhám chim, sò huyết, rau câu,... Bên cạnh đó, hệ thống thông tin liên lạc đã được phủ kín toàn huyện, với mật độ điện thoại bình quân đạt 2,34 máy/100 dân, 70% hộ có phương tiện nghe - nhìn.

- Huyện Phù Cát chỉ cách tỉnh lỵ và cảng biển không quá 35 km. Khi tuyến đường Quy Nhơn - Nhơn Hội được đưa vào sử dụng, khoảng cách giữa Phù Cát và thành phố Quy Nhơn sẽ được rút ngắn. Đất đai Phù Cát rộng, bằng phẳng, diện tích đất chưa sử dụng chiếm 32,4% tổng diện tích đất tự nhiên, nên vẫn còn nhiều mặt bằng lý tưởng để xây dựng kết cấu hạ tầng và mở rộng đô thị, khu công nghiệp tập trung, khu du lịch sinh thái, danh lam thắng cảnh,... thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư.

Tiềm năng phát triển du lịch

- Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành du lịch, huyện Phù Cát có nhiều lợi thế để khai thác và phát triển ngành "công nghiệp không khói". ở nơi núi rừng và biển cả gặp nhau, những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú đang chờ được ngành du lịch khai thác.

- Tới Hòn Chè - Hòn Nọc (xã Cát Sơn), du khách sẽ được thăm nơi thường trú của Tỉnh uỷ Bình Định trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ hào hùng của dân tộc. Nơi đây còn có con đường nối Trường Sơn với khu Đông của tỉnh, cửa ngõ tiến về giải phóng thành phố Quy Nhơn. Giữa huyện có dãy núi Bà kéo dài từ tây sang đông chia huyện thành 3 vùng Nam, Bắc, Tây Phù Cát. Ven núi Bà còn có nhiều di tích lịch sử như: Sân Chầu, chùa Phủ Ao, hòn Vọng Phu, gò Kho, đầm Đạm Thuỷ, Tân Phủ Càng Dương, thành Chánh Mẫn, chùa Ông Núi,...

- Trên địa bàn huyện còn có hai suối nước khoáng (Hội Vân, Chánh Thắng), phù hợp cho khai thác nước suối tinh khiết và phát triển du lịch sinh thái. Đó là tiềm năng để Phù Cát phát triển du lịch sinh thái trong tương lai gần.

[sửa] Liên kết ngoài


Việt Nam Các đơn vị hành chính cấp huyện thị trực thuộc tỉnh Bình Định, Việt Nam
Thành phố (1): Quy Nhơn
Huyện (10): An Lão | An Nhơn | Hoài Ân | Hoài Nhơn | Phù Cát | Phù Mỹ | Tuy Phước | Tây Sơn | Vân Canh | Vĩnh Thạnh


aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu -