Hội nghị Tehran
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hội nghị Tehran là một cuộc hội đàm giữa 3 nhà lãnh đạo Joseph Stalin, Franklin D. Roosevelt và Winston Churchill từ ngày 28 tháng 11 đến 1 tháng 12 năm 1943 tại Tehran, Iran. Đây là hội nghị bàn về Đệ nhị thế chiến đầu tiên giữa Tam đại gia (Liên bang Xô Viết, Mỹ và Anh) có sự góp mặt của Stalin.
Đây là hội nghị kế tục Hội nghị Cairo và được nối tiếp bởi bởi Hội nghị Yalta và Hội nghị Potsdam. Chủ đề bàn thảo chính của hội nghị Tehran là việc mở mặt trận thứ hai ở Đông Âu. Ngoài ra, một nghị định thư riêng rẽ cam kết rằng ba cường quốc sẽ công nhận độc lập của Iran.
Quan trọng nhất, hội nghị được tổ chức nhằm lên kế hoạch cuối cùng cho cuộc chiến chống lại Phát xít Đức và đồng minh.
[sửa] Những kết luận chính
- Các bên đạt được thỏa thuận về việc phong trào Partisans của Nam Tư sẽ được cung cấp các công cụ thiết yếu và những chiến dịch biệt kích.
- Các bên nhất trí rằng sẽ là cần thiết nếu Thổ Nhĩ Kỳ tham chiến về phe Đồng Minh trước cuối năm.
- Nếu Thổ Nhĩ Kỳ tham chiến, Liên bang Xô Viết có nhiệm vụ hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ.
- Bản ghi nhớ ngày 30 tháng 11 nêu rõ chiến dịch Overlord sẽ được tiến hành vào tháng 3 năm 1944, kết hợp với một chiến dịch ở miền bắc nước Pháp.
- Các bên nhất trí lực lượng quân đội của ba cường quốc nên giữ một mối liên hệ chặt chẽ hơn.
- Anh và Mỹ hứa với Stalin rằng họ sẽ gửi quân tới mặt trận Đông Âu và được nhất trí sẽ đến vào mùa thu năm 1944.
- Với sự cương quyết của Stalin, biên giới Ba Lan thời hậu chiến sẽ được quyết định dọc theo Đường Oder-Neisse và đường Curzon.
- Một tổ chức Liên hợp quốc được nhất trí thành lập
- Liên bang Xô Viết đồng ý sẽ tuyên chiến với Nhật Bản một khi Đức bị đánh bại.
[sửa] Liên kết ngoài
- The Division of Europe Online Documents Collection
- United States Department of