Hấp thụ
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thông tin trong bài (hay đoạn) này không thể kiểm chứng được do không được chú giải từ bất kỳ nguồn tham khảo nào. Xin bạn hãy cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn uy tín. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì hãy chuyển nguồn tham khảo từ phiên bản đó cho bài này. Nếu không, những câu hay đoạn văn không có chú giải nguồn gốc có thể bị thay thế hoặc xóa đi bất cứ lúc nào. |
Hấp thụ trong hóa học là hiện tượng vật lí hay hóa học mà ở đó các phân tử, nguyên tử hay các ion bị hút khuếch tán và đi qua mặt phân cách vào trong toàn bộ vật lỏng hoặc rắn. Khác với quá trình hấp phụ các phân tử chỉ bám trên bề mặt phân cách pha.
Nếu quá trình hấp thụ vật lí đơn thuần thường tuân theo định luật phân bố Nernst.
Trường hợp hấp thụ chất khí, nồng độ chất khí được tính theo định luật khí lí tưởng c=p/RT hoặc có thể dùng đại lượng áp suất riêng phần thay cho nồng độ.
Trong các quá trình công nghệ quan trọng, hấp thụ hóa học thường được sử dụng thay cho hấp thụ vật lí như: Hấp thụ CO2 bằng NaOH, quá trình này không tuân theo định luật Nernst. Người ta cũng thường sử dụng hấp thụ để tách hỗn hợp khí hoặc điều chế các chất, chẳng hạn nước (H2O)hấp thụ khí sunfurơ (SO2) sinh ra axit sunfurơ (H2SO3).
Ngoài ra khái niệm hấp thụ cũng được sử dụng cho một số lĩnh vực khác như hấp thụ ánh sáng, hấp thụ âm thanh, hấp thụ sóng... là sự tiếp nhận năng lượng của ánh sáng, âm thanh, sóng... bởi toàn bộ khối của môi trường hấp thụ.
Bài này còn sơ khai. Bạn có thể góp sức viết bổ sung cho bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp để biết thêm về cách sửa đổi bài. |