Giấy can
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Giấy can (gốc từ tiếng Pháp: Papier Calque) là giấy có khả năng thấu quang cao, nghĩa là có thể cho ánh sáng đi qua.
Mục lục |
[sửa] Sản xuất
Giấy thu được sau một quá trình lọc đặc biệt kỹ càng bột giấy trong quá trình simili sunphua hóa. Bột giấy để sản xuất giấy can thường là bột ngâm bi-sun-phat; các sợi giấy được cán nát, thủy phân lâu trong nước. Quy trình sản xuất giấy này tương tự như giấy giả da gốc thực vật (giấy sunphua hóa, giấy giả da) là loại giấy được tạo ra bằng cách ngâm trong vài giây một tờ giấy chất lượng tốt, không hồ cũng không phủ, trong một bể axit sunphuaric để thủy phân xenlulo từng phần sang amyloit, gelatin và không thấm nước hoặc mỡ. Giấy can bao gồm cả giấy can trong tự nhiên (thường là không tráng) và giấy can màu (thường là giấy tráng).
Lý do giấy can trong: Sợi cellulose nguyên thủy là trong suốt. Màu đục của giấy là do không khí lẫn giữa các sợi giấy khúc xạ ánh sáng tạo nên. Khi bột giấy được lọc, nghiền kỹ thì phần bọt khí sẽ được tách ra, và giấy sẽ trong.
[sửa] Ứng dụng
Ứng dụng nhiều nhất của giấy can hiện nay là tạo ra bản phim (Offset Printing plates) trong quy trình in offset, cho những bản in không cần độ chính xác và độ nét cao, do ưu điểm giá thành rẻ hơn bản phim. Giấy can cũng được dùng để can (căn ke, vẽ lại) các bản vẽ, đặc biệt là trong xây dựng, kiến trúc, thiết kế cấp-thoát nước. Ngoài ra, giấy can còn được dùng làm phong bì cưới, thiếp, giấy mời, tờ lót trong sách, vỏ hộp đĩa CD, danh thiếp, làm giấy gói hàng, bao bì...
Ứng dụng của giấy can được quyết định bởi quá trình gia keo bề mặt (en:Sizing). Giấy can chuyên cho in laser có mức độ gia keo riêng biệt so với giấy can thông thường, là loại được dùng cho nhiều quy trình in ấn: in offset, in laser và in phun màu. Nói chung, giấy can chuyên cho in laser thì không thích hợp với in phun.
[sửa] Phân loại HS
Trong Hệ thống phân loại hàng hóa quốc tế HS, giấy can được phân loại vào nhóm 4806.30
[sửa] Chỉ số kỹ thuật thông dụng
Định lượng | Trọng lượng riêng | Độ ẩm | Độ sần | Độ trong | Độ bền xé | Độ kiềm |
---|---|---|---|---|---|---|
ISO 536 (g/m²) | (kg/m³) | ISO 287 (%) | ISO 8791-2 (ml/min) | ISO 2469 (%) | ISO 1974 (mN) | ISO 6588 (pH) |
42 | 1,200÷1,235 | 7 | 100-300 | 79+/-5 | 220-440 | 6-7 |
53 | 1,200÷1,235 | 7 | 100-300 | 77+/-5 | 220-440 | 6-7 |
63 | 1,220÷1,250 | 7 | 100-300 | 75+/-5 | 220-440 | 6-7 |
73 | 1,220÷1,250 | 7.5 | 100-300 | 75+/-5 | 220-440 | 6-7 |
83 | 1,220÷1,250 | 7.5 | 100-300 | 75+/-5 | 220-440 | 6-7 |
93 | 1,220÷1,250 | 7.5 | 100-300 | 75+/-5 | 220-440 | 6-7 |
100 | 1,220÷1,250 | 7.5 | 100-300 | 75+/-5 | 220-440 | 6-7 |
112 | 1,220÷1,250 | 8 | 100-300 | 73+/-5 | 220-440 | 6-7 |
130 | 1,220÷1,250 | 8 | 100-300 | 69+/-5 | 220-440 | 6-7 |
150 | 1,220÷1,250 | 8 | 100-300 | 65+/-5 | 220-440 | 6-7 |
160 | 1,220÷1,250 | 8 | 100-300 | 61+/-5 | 220-440 | 6-7 |
170 | 1,220÷1,250 | 8 | 100-300 | 59+/-5 | 220-440 | 6-7 |
190 | 1,220÷1,250 | 8 | 100-300 | 55+/-5 | 220-440 | 6-7 |
200 | 1,220÷1,250 | 8 | 100-300 | 53+/-5 | 220-440 | 6-7 |
240 | 1,220÷1,250 | 8 | 100-300 | 47+/-5 | 220-440 | 6-7 |
280 | 1,220÷1,250 | 8 | 100-300 | 45+/-5 | 220-440 | 6-7 |
Nói chung, giấy can có tỷ trọng lớn hơn nước. Đa phần các loại giấy viết, giấy in (copy, laser, offset...) có tỷ trọng nhẹ hơn nước, trừ một số loại như giấy can, giấy in phun mặt bóng, chịu nước, giấy cuse (giấy phấn, giấy láng), giấy tổng hợp (giấy Yupo, giấy Tyvek, giấy polymer...) là chìm trong nước.
Giấy can có bề mặt mịn hơn giấy viết, ít sợi và do đó, ít bắt bụi hơn.
[sửa] Khổ giấy
[sửa] Xem thêm
|
|
[sửa] Liên kết ngoài
- Giấy can Đức
- Giấy can Anh
- Thông tin về giấy can trên trang Hải quan Đồng Nai
- Các khái niệm về Giấy
- Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giấy
- Hướng dẫn về giấy can-PDF, tiếng Anh