Gió mậu dịch
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Gió mậu dịch (tiếng Anh: trade wind hay passat do xuất xứ từ passar trong tiếng Bồ Đào Nha) là gió thổi thường xuyên trong những miền Cận Xích đạo. Gió mậu dịch thổi từ những miền áp cao ở các vĩ độ ngựa về vùng áp thấp xung quanh xích đạo. Ở Việt Nam, thuật ngữ thường được sử dụng rộng rãi để chỉ gió mậu dịch là tín phong (ngọn gió đáng tin).
Trên Bắc bán cầu thì đây là những luồng gió thổi chủ yếu theo hướng (chiều) đông bắc-tây nam, còn trên Nam bán cầu là hướng (chiều) đông nam-tây bắc (do ảnh hưởng của lực Coriolis).
Trong những miền cận xích đạo, gió mậu dịch đến từ hai bán cầu gặp nhau tạo thành những dòng đối lưu bốc lên cao (vì vậy mà ở sát mặt đất thì yên lặng, hoặc gió thổi yếu).
Gió mậu dịch thường xuất hiện vào mùa hè, thổi về hướng đông ở tầng có độ cao trên 2 cây số phía trên xích đạo. Còn ở tầng cao hơn nữa thì lại có những luồng gió "mậu dịch ngược" thổi về hướng tây. Đây là hệ quả của sự tuân thủ theo định luật bảo toàn động lượng trong chuyển động quay.
[sửa] Xem thêm
- Gió mùa đông bắc
- Gió mùa đông nam
- Gió mùa chí tuyến
- Bơi thuyền buồm
- Hiệu ứng Coriolis
Bài này còn sơ khai. Bạn có thể góp sức viết bổ sung cho bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp để biết thêm về cách sửa đổi bài. |