Đại học Tokyo
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
U-tokyo logo.png
|
|
Thành lập | 1877 |
---|---|
Loại hình | Trường công lập (Cấp Quốc gia) |
Tài trợ | N/A |
Hiệu trưởng | Hiroshi Komiyama |
Giảng viên | 2.429 toàn thời gian 175 bán thời gian [1] |
Nhân viên | 5.779 |
Sinh viên | 28.071[2] |
Đại học | 14.471 |
Cao học | 13.600 |
Nghiên cứu sinh | 12.668 |
SV chuyên nghiệp | 932 |
Địa điểm | Bunkyo, Tokyo, Nhật Bản |
Khuôn viên | Thành thị |
Athletics | 46 varsity teams |
Màu | Xanh da trời nhạt |
Biệt hiệu | Những chiến binh, etc. |
Linh vật | Không có |
Thành viên | 6 Đại học Tokyo, IARU |
Trang chủ | www.u-tokyo.ac.jp |
Đại học Tokyo (tiếng Nhật: 東京大学 Tōkyō daigaku), viết tắt Todai (東大 Tōdai), là một trong những trường đại học nghiên cứu ở Nhật Bản. Trường có 10 khoa với tổng cộng 30.000 sinh viên, trong đó có 2100 sinh viên nước ngoài. 5 cơ sở của trường (campus) là ở Hongo, Komaba, Kashiwa, Shirokane và Nakano.
Mục lục |
[sửa] Lịch sử
Trường được thành lập bởi chính phủ Minh Trị vào năm 1877 với tên như hiện nay bằng cách hợp nhất các trường Tây y cũ của chính phủ. Trường đã được đổi tên thành Đại học Đế quốc (帝國大學 Teikoku daigaku) năm 1886, và sau đó là Đại học Đế quốc Tokyo (東京帝國大學 Tōkyō teikoku daigaku) năm 1887 khi hệ thống đại học đế quốc được hình thành.
Năm 1947, sau khi Nhật thất bại ở Thế chiến thứ hai, trường lấy lại tên ban đầu. Với sự bắt đầu của hệ thống đại học mới năm 1949, Todai sáp nhập trường trước đó là Trường trung học đệ nhất (ngày nay là Khu đại học Komaba) và cựu Trường trung học Tokyo, là trường mà từ đó chịu trách nhiệm giảng dạy sinh viên đại học năm đầu và năm hai, trong khi các khoa của campus Hông chính chịu trách nhiệm các sinh viên năm thứ 3 và thứ 4. Từ năm 2004, Đại học Tokyo đã được hợp nhất vào Liên đoàn đại học quốc gia theo sắc luật áp dụng cho các trường đại học quốc gia. Trường hiện chịu quản lý một phần của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản.
[sửa] Học thuật
[sửa] Thông tin tổng quát
Trong các chuyên ngành học hàn lâm được dạy ở trường, có lẽ trường này nổi danh nhất về các khoa khoa học và công nghệ. Ngoài ra, trường còn là nơi đã đào tạo nhiều chính khách nổi tiếng của Nhật Bản tuy nhiên quyền lực của trường đang giảm dần. Ví dụ: tỷ lệ cựu sinh viên của trường ở chức thủ tướng là 2/3, 1/2, 1/4, 1/5 và 1/6 lần lượt trong thập niên 1950, thập niên 1960, thập niên 1980, thập niên 1990. Đại học Tokyo được xem là một trong những trường danh tiếng nhất, với 6 đối thủ kia thuộc nhóm 7 Đại học, là Đại học Hoàng gia trước Thế chiến thứ hai, đặc biệt là Đại học Kyoto. Trong lĩnh vực khoa học, Đại học Kyoto sản sinh nhiều người đoạt giải Nobel hơn.
[sửa] Các khoa và các trường đào tạo sau đại học
[sửa] Các khoa
- Luật
- Y khoa
- Kỹ thuật
- Văn học
- Khoa học
- Nông nghiệp
- Kinh tế
- Nghệ thuật và Khoa học
- Giáo dục
- Dược khoa
[sửa] Các trường đào tạo sau đại học
- Nhân văn và xã hội học
- Giáo dục
- Luật và chính trị
- Kinh tế
- Nghệ thuật và Khoa học
- Khoa học
- Kỹ thuật
- Khoa học Nông nghiệp và cuộc sống
- Y khoa
- Dược khoa
- Toán học
- Khoa học Quốc phòng
- Công nghệ thông tin
- Interdisciplinary Information Studies/Nghiên cứu thông tin liên ngành (?)
- Chính sách công
[sửa] Các viện nghiên cứu
- Viện y khoa
- Viện nghiên cứu động đất
- Viện văn hoá phương Đông
- Viện khoa học xã hội
- Institute of Socio-Information and Communication Studies
- Viện khoa học công nghiệp
- Viện lịch sử
- Viện Sinh học phân tử và tế bào. (Institute of Molecular and Cellular Biosciences)
- Viện nghiên cứu tia vũ trụ
- Institute for Solid State Physics
- Viện nghiên cứu biển
[sửa] Xếp hạng
Top 100 trường đại học hàng đầu Châu Á - Thái Bình Dương(2005)
theo Viện đào tạo đại học, Đại học Shanghai Jiao Tong, Trung Quốc
- Đại học Tokyo
- Đại học Kyoto
- Đại học Quốc gia Úc
- Đại học Osaka
- Đại học Tohoku
- Đại học Do Thái Jerusalem
- Đại học Melbourne
- Viện kỹ thuật Tokyo
còn lại xem tại[1]
[sửa] Khu đại học
Khu đại học chính Hongo nằm trên vùng đất cũ của gia đình Maeda, thời Edo, lãnh chúa tỉnh Kaga. Điểm mốc nổi tiếng nhất của trường, Akamon (Cổng Đỏ) là một di tích sót lại của thời kỳ này. Biểu tượng của trường là lá cây bạch quả, loại cây mọc rất nhiều trong khu vực.
[sửa] Ao Sanshiro
[sửa] Các cựu sinh viên nổi tiếng
[sửa] Các thủ tướng
- Shigeru Yoshida (吉田茂; 1946-1947, 1948-1954)
- Nobusuke Kishi (岸信介; 1957-1960)
- Eisaku Sato (佐藤栄作; 1964-1972)
- Takeo Fukuda (福田赳夫; 1976-1978)
- Yasuhiro Nakasone (中曽根康弘; 1982-1987)
- Kiichi Miyazawa (宮沢喜一; 1991-1993)
[sửa] Các nhà toán học
- Tadatoshi Akiba
- Kiyoshi Itō
- Kenkichi Iwasawa
- Kunihiko Kodaira, Đạt huân chương Fields
- Mikio Sato
- Goro Shimura
- Yutaka Taniyama
- Teiji Takagi
- Kentaro Yano
- Tsuyoshi Mori
- Maxi Aoi
[sửa] Kiến trúc sư
- Kenzo Tange
- Fumihiko Maki
- Arata Isozaki
- Toyo'o Ito
[sửa] Tác gia
- Kobo Abe
- Akutagawa Ryunosuke
- Yasunari Kawabata, Giải Nobel
- Dhan Gopal Mukerji
- Yukio Mishima
- Wafu Nishijima, Thiền sư
- Mori Ogai
- Natsume Soseki
- Kenzaburo Oe, Giải Nobel
- Tatsuhiko Shibusawa
- Otohiko Kaga
- Shiga Naoya
- Junichiro Tanizaki
- Atsushi Nakajima
- Shiki Masaoka
- Shinichi Hoshi
[sửa] Giải trí
- Isao Takahata, đạo diễn phim anime
- Mayuko Takata, diễn viên nữ
- Rei Kikukawa, diễn viên nữ
- Towa Oshima, Mangaka
- Yoji Yamada, đạo diễn phim
- Koichi Sugiyama, soạn nhạc
- Tokiko Kato, ca sĩ
- Kenji Ozawa, nhạc sĩ
- Santana Metew, vũ công
- Pek, người chơi trống
[sửa] Khác
- Aoyama Tanemichi (青山胤通)
- Inokuchi Arika (井口在屋)
- Furuichi Kohi (古市公威)
- Hakuo Yanagisawa, Chính trị gia, Bộ trưởng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Xã hội Nhật Bản.
- Wilson Tan, Founder of Japanese Electric Pole
- Hisashi Owada, Tòa án Công lý Quốc tế.
- Toshihiko Fukui, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nhật Bản
- Tadatoshi Akiba, Thị trưởng Hiroshima
- Leo Esaki, Nhà vật lý, giải Nobel
- Masatoshi Koshiba, Nhà vật lý, giải Nobel
- Hiroo Mori, Nhà kinh doanh bất động sản.
- Kitaro Nishida, Nhà triết học
- Koganei Yoshikiyo (小金井良精) Anatomist and anthropologist in Meiji era
- Yoshiaki Gondokusumo, Nhà hải dương học tại ECORD
- Ong Iok-tek, Nhà ngôn ngữ học
- Princess Masako, Thái tử Nhật bản.
- Stanford Ouzora, Nhà sáng lập của OGC và GGB
- Eiji Toyoda, Industrialist
- Daisetz Teitaro Suzuki, Học giả phật giáo.
- Manshi Kiyozawa, Nhà tư tưởng phật học
- Watsuji Tetsuro, Triết gia
- Kazuhide Uekusa, Nhà kinh tế học
- Takashi Yuasa Luật sư, Nhà kinh tế
- Yoshiro Nakamatsu, Nhà phát minh