Trần Văn Tuyên
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Luật sư Trần Văn Tuyên (1913-1976) là một cựu dân biểu Hạ viện, cựu Phó thủ tướng Việt Nam Cộng hòa, một trong các trưởng thuộc thế hệ sáng lập Hướng đạo Việt Nam và là một trong các lãnh tụ của Việt Nam Quốc dân Đảng. Ông đã bị chính quyền cộng sản bắt ngay sau khi Sài Gòn thất thủ và đã chết trong trại tù[1].
[sửa] Tiểu sử
- Ông sinh năm 1913
- Gia nhập đoàn thiếu nhi Việt Nam Quốc dân Đảng năm 1929
- Chứng kiến sự hy sinh của anh hùng Nguyễn Thái Học và các đồng chí năm 1930
- Thập niên 1940, ông tham gia phát động phong trào truyền bá chữ Quốc Ngữ và bình dân giáo dục
- Là phụ tá cho Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Tường Tam trong Chính phủ Liên hiệp năm 1946.
- Năm 1948, ông ủng hộ giải pháp Bảo Ðại làm Quốc trưởng, và làm tổng trưởng Thông tin trong chính phủ Sài Gòn.
- Năm 1954 là thành viên của phái đoàn miền Nam đi dự Hội nghị Genève
- Tháng 6 năm 1960, ông sinh hoạt trong tổ chức Tự do Tiến bộ (nhóm Caravelle) cùng với Phan Khắc Sửu, Trần Văn Văn, Trần Văn Hương, Phan Huy Quát, Lê Ngọc Chấn và một số chiến hữu. Ông là đồng tác giả bản tuyên ngôn của nhóm.
- Ông bị giam giữ 3 năm tại trại mật vụ Võ Tánh. Tháng 7 năm 1963 tòa án quân sự Sài Gòn thụ lý truy tố ông nhưng sau khi Nguyễn Tường Tam tuẫn tiết, tòa tha bổng cho tất cả 19 bị cáo.
- Năm 1965 Trần Văn Tuyên được mời làm Phó thủ tướng Đặc trách Kế hoạch trong chính phủ Phan Huy Quát; Phan Khắc Sửu là Quốc trưởng.
- Năm 1971 đắc cử vào Hạ nghị viện Việt Nam Cộng hòa, được bầu làm trưởng Khối Đối lập Dân tộc Xã hội tại Hạ nghị viện.
- Năm 1975 sau khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ, ông bị bắt, đưa vào trại cải tạo. Ông mất trong trại giam [2].
[sửa] Tham khảo
- ^ Ông Tuyên chết trong trại cải tạo năm 1976. Đầu thập niên 1990s, dưới áp lực của Hoa Kỳ và quốc tế, CSVN đồng ý thả các tù nhân chính trị này ra để họ đoàn tụ với gia đình và di dân sang Hoa Kỳ qua chương trình H.O.
- ^ Luật sư Trần Văn Tuyên, Cựu Dân biểu Hạ viện VNCH, cựu Phó Thủ tướng và là một trong số Lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng đã bị bắt sau khi Sài Gòn thất thủ. Ông đã chết trong tù khoảng giữa hai năm 1977 và 1978