Tiếng Tây Tạng
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Tây Tạng བོད་ཡིག [bod skad] |
||
---|---|---|
Được nói tại: | Trung Quốc, Ấn Độ | |
Địa phương: | Tây Tạng, Kashmir | |
Tổng số người nói: | 6,150,000 | |
Xếp hạng: | Không trong 100 hạng đầu | |
Ngữ hệ: | Hệ ngôn ngữ Hán-Tạng[1] Tạng-Miến Himalaya Tạng-Kanauri Tiếng Tây Tạng |
|
Mã ngôn ngữ | ||
ISO 639-1: | bo | |
ISO 639-2: | tib/bod | |
ISO/FDIS 639-3: | — |
Tiếng Tây Tạng (༘བད༌སྐད།), tiếng Tạng hay Tạng ngữ, là một ngôn ngữ thuộc nhóm Tạng-Miến của hệ Hán-Tạng. Nhiều thổ ngữ đặc biệt ở miền trung có dấu giọng, nhưng các thổ ngữ phía tây như tiếng Amdo hay phía đông như tiếng Balti không có dấu giọng. Âm vị tiếng Tạng có thể được coi thuộc loại ngôn ngữ chắp dính. Nó được sử dụng bởi khoảng 6 triệu người Tây Tạng khắp cao nguyên Thanh Tạng cũng như khoảng 150.000 người Tạng tha hương, trong đó những người nói các thổ ngữ Tạng khác nhau có thể không hiểu nhau.
[sửa] Chú thích
- ^ Các nhà dân tộc học liệt kê theo trình tự là Himalaya, Tạng-Kanauri, Tạng, rồi mới đến Tạng ngữ. [1]
Bài này còn sơ khai. Bạn có thể góp sức viết bổ sung cho bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp để biết thêm về cách sửa đổi bài. |