Thủy lôi
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thủy lôi còn gọi là mìn Hải Quân là một loại mìn được đặt trong nước để tiêu diệt các loại tàu thuyền. Từ khi thả xuống nước chúng sẽ nằm chờ đến khi, do tàu thuyền đến gần, sẽ tự bị kích nổ. Thủy lôi có thể sử dụng để tấn công nhờ việc cản trở tàu thuyền của đối phương phải nằm lại cảng; hoặc để phòng thủ nhằm bảo vệ các tàu thuyền của đồng minh và tạo ra một khu vực "an toàn".
Do được thả trong nước, để tránh sự dịch chuyển do tác động của các dòng nước xô đẩy từ các phía, thủy lôi thường có dạng tròn. Ngoài ra, để gia tăng tính cố định cho thủy lôi, một số dây cột được sử dụng giữ thủy lôi lơ lửng trong nước, không nổi lên bề mặt để dễ bị phát hiện nhưng cũng không chìm dưới đáy sông hay biển khiến hiệu quả bị suy giảm. Cũng vì được thả ngầm trong nước, xác xuất để va chạm với tàu thuyền khá nhỏ, thủy lôi hiện đại phải thiết kế thêm thiết bị cảm ứng để tự bị kích nổ khi tàu thuyền đến gần, và thường có kích thước lớn, chứa một lượng nổ rất mạnh. Các đầu nổ của thủy lôi thường dựa vào cảm ứng với tác động mạnh của làn nước, với kim loại, với từ trường khi tàu thuyền đi qua v.v.
Thủy lôi thường được thả nhiều, tạo thành những bãi mìn ngầm dưới mặt nước biển rất nguy hiểm, nhằm phong tỏa các khu vực trọng yếu, như các luồng tàu thuyền của đối phương, các bến cảng.
Bài này còn sơ khai. Bạn có thể góp sức viết bổ sung cho bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp để biết thêm về cách sửa đổi bài. |