Tục ngữ Việt Nam
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
|
Văn học dân gian | |
---|---|
Văn học viết | |
|
|
Tác giả và tác phẩm | |
Tục ngữ là những câu nói đúc kết kinh nghiệm của dân gian về mọi mặt như: tự nhiên, lao động sản xuất và xã hội, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói và khuyên răn.
Nó ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, có nhịp điệu, có hình ảnh. Đây là một thể loại văn học dân gian.
Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác; được tách ra từ tác phẩm văn học dân gian hoặc ngược lại; được rút ra tác phẩm văn học bằng con đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp hoặc từ sự vay mượn nước ngoài.
Giữa hình thức và nội dung, tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ...
Đa số tục ngữ đều có vần, gồm 2 loại: vần liền và vần cách. Các kiểu ngắt nhịp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca... Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục ngữ. Hình thức đối: đối thanh, đối ý. Tục ngữ có thể có 1 vế, chứa 1 phán đoán, nhưng cũng có thể có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán.
Các kiểu suy luận: liên hệ tương đồng, liên hệ không tương đồng, liên hệ tương phản, đối lập, liên hệ phụ thuộc hoặc liên hệ nhân quả.
Đầu tiên là các bản ghi chép tục ngữ bằng chữ Nôm vào thế kỷ 19 như Nam phong ngữ ngạn thi của Đình Thái, Đại Nam Quốc Túy của Ngô Giáp Đậu...
Bản ghi tục ngữ bằng chữ quốc ngữ có Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn của Huỳnh Tịnh Của (1897), Tục ngữ cách ngôn của Hàn Thái Dương (1920)...
Một số bản sưu tập, chú thích nghĩa và dịch tục ngữ Việt Nam sang tiếng Pháp như Tục ngữ An Nam dịch sang tiếng Tây của V. Barbier (Triệu Hoàng Hòa), Đông Tây ngạn ngữ cách ngôn của H. Délétie và Nguyễn Xán (1931)...
Một số bản khác như Tục ngữ phong dao của Nguyễn Văn Ngọc (1942), [Tục ngữ dân ca Mường Thanh Hóa]] của Minh Hiệu sưu tầm (1970), Ca dao, ngạn ngữ Hà Nội do Triều Dương sưu tầm và biên soạn (1971), Tục ngữ Thái (1978), Tục ngữ ca dao dân ca của Vũ Ngọc Phan (1956), Tục ngữ Việt Nam của Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Chi (1975)...
[sửa] Một số câu tục ngữ thông dụng
-
- Anh em như thể tay chân
-
- Anh em xa thua láng giềng gần.
-
- Đời cha ăn mặn đời con khát nước.
-
- Cha mẹ sinh con, trời sinh tính.
-
- Có công mài sắt có ngày nên kim.
-
- Có tiền mua tiên cũng được.
-
- Con có cha như nhà có nóc, con không cha như nòng nọc đứt đuôi
-
- Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà.
-
- Cười người chớ khá cười lâu
- Cười người hôm trước hôm sau người cười.
-
- Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
-
- Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn, đồng tiền đi sau là đồng tiền dại.
-
- Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
-
- Họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai.
-
- Khôn ba năm dại một giờ.
-
- Không thầy đố mày làm nên.
-
- Một cây làm chẳng lên non
- Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
-
- Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
-
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương
- Người trong một nước thì thương nhau cùng.
-
- Một điều nhịn chín điều lành.
-
- Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi.
-
- Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
-
- Thức lâu mới biết đêm dài
- Ở lâu mới biết lòng người thẳng ngay.
-
- Thương thì trái ấu cũng tròn, không thương thì quả bồ hòn cũng méo.
-
- Vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp.
-
- Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
-
- Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn
-
- Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
-
- Trẻ cậy cha, già cậy con
-
- Trai khôn tìm vợ chợ đông, gái khôn tìm chồng giữa chốn ba quân
-
- Gió sao gió mát sau lưng, bụng sao bụng nhớ người dưng thế này
-
- Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm
-
- Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
-
- Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.
-
- Chớp đông nhay nháy gà gáy thì mưa.
[sửa] Liên kết ngoài
- [1] Kho tàng ca dao, tục ngữ VN
- tục ngữ Việt Nam, Bộ sưu tập về tục ngữ Việt Nam
- Giáo trình của Đại học Cần Thơ