Streymoy
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiêu bản:Đảo của Quần đảo Faroe
Streymoy là đảo lớn nhất và đông dân nhất của Quần đảo Faroe. Về mặt hành chính, đảo được chia thành 2 vùng: vùng Bắc và vùng Nam. Thành phố Tórshavn - thủ phủ của quần đảo - nằm ở phía đông nam của đảo. Tên Streymoy có nghĩa là "Đảo của các dòng nước".
Mục lục |
[sửa] Địa lý
Đảo Streymoy có dạng hình thuôn, chiều dài 47 km, chiều rộng khoảng 14 km, diện tích là 373,5 km². Có hai vịnh hẹp khoét sâu vào đất liền ở phía đông nam. Đảo Streymoy có nhiều núi, nhất là ở phía tây bắc. Ngọn cao nhất là núi Kopsenni (789 m). Vùng này có vách đá thẳng đứng chìa ra biển cao hơn 500 m. Phía đông của Streymoy là đảo Eysturoy (đảo lớn thứ nhì). Phía tây là đảo Vágar (nơi có phi trường Vágar, phi trường duy nhất của quần đảo). Phía nam là đảo Sandoy.
[sửa] Dân số
Đảo Streymoy có khoảng 21.900 cư dân (năm 2007) tức khoảng 40% dân số của quần đảo Faroe, mật độ 58,7/km². Phần lớn cư ngụ tại thành phố Tórshavn (khoảng 17.000 người), đây cũng là thành phố (theo đúng nghĩa) duy nhất của đảo, nơi là trung tâm hành chính, thương mại, văn hóa và kỹ nghệ của quần đảo.
[sửa] Giao thông
Hiện nay có một cầu bắc qua eo biển Sundini nối giao thông giữa đảo Streymoy với đảo Eysturoy ở phía đông và một đường hầm dưới lòng biển dài 4,9 km nối với đảo Vágar ở phía tây. Như vậy, có trục giao thông nối liền giữa 3 đảo chính của quần đảo. Năm 2004, chính phủ tự trị của Quần đảo Faroe đã công bố một dự án làm một đường hầm tới đảo Sandoy ở phía nam.
Cũng có các chuyến tàu phà thường xuyên tới các đảo Sandoy và Suduroy ở cựa nam. Về mùa hè có các chuyến tàu phà tới Hanstholm (Đan Mạch), Lerwick (Quần đảo Shetland), Bergen (Na Uy) và Iceland.
[sửa] Văn hóa
Trung tâm văn hóa của đảo (và cả quần đảo) nằm ở thành phố Tórshavn, nơi có một trường đại học, các nhà bảo tàng cùng các cơ sở vân hóa khác. Đặc biệt, ngôi làng cổ Kirkjubøur ở tây nam có tên trong danh sách di sản văn hóa thế giới của UNESCO. Đây là nơi đặt trụ sở giáo phận Công giáo từ thế kỷ thứ 11, có nhà thờ thánh Olav (từ thế kỷ thứ 12, hiện còn tồn tại) và di tích nhà thờ thánh Magnus (đầu thế kỷ thứ 14). Sau thời cải cách (đổi sang đạo Tin Lành) thì khu trụ sở giáo phận Công giáo và chủng viện được biến thành Khu nông trại nhà vua (roystovan) (năm 1557), tại đây gia tộc nông dân Patursson đã sống trải qua 17 thế hệ tới nay. Gia tộc này cũng là nơi xuất thân nhiều nhân vật chính trị, văn hóa nổi tiếng của quần đảo.
[sửa] Thành phố và các làng
- Thành phố
- Tórshavn
- Các làng
- Agir
- Haldarsvík
- Hvalvík
- Hósvik
- Hvítanes
- Kaldbak
- Kirkjubøur
- Kollafjørdur
- Kvívik
- Leynar
- Nordradalur
- Saksun
- Skælingur
- Sydradalur
- Tjørnuvík
- Velbastadur
- Vestmanna