Rồng
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài hoặc đoạn này cần được wiki hóa theo các quy cách định dạng và văn phong Wikipedia. Xin hãy giúp phát triển bài này bằng cách liên kết trong đến các mục từ thích hợp khác. |
Rồng hay còn gọi là Long là một loài sinh vật không có thật, là sản phẩm của trí tưởng tượng con người, rồng có mình rắn, vảy cá, bờm sư tử, sừng hươu và biết bay.
Rồng là một trong bốn linh vật mà Lễ Ký 禮記 (thiên Lễ Vận 禮運) chép: "Long, lân, quy, phụng vị chi tứ linh" 麟鳳龜龍謂之四靈 (Long, lân, quy, phụng gọi là tứ linh). Bốn linh vật này chỉ có rùa là có thực.
Mục lục |
[sửa] Rồng Với người Việt Nam
Con rồng Việt Nam là trang trí kiến trúc, điêu khắc và hội họa hình rồng mang bản sắc riêng, theo trí tưởng tượng của người Việt.Rồng là con thằn lằn. Nó khác với rồng trong trang trí kiến trúc và hội họa Trung Hoa và ở quốc gia khác. Các di tích về con rồng Việt Nam còn lại khá ít do các biến động thời gian và sự Hán hóa của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, nhà Nguyễn. Con rồng ở Việt Nam cũng tuỳ theo thời kỳ. Như hình ở trên là con rồng thời lý, thể hiện sự nhẹ nhàng[cần dẫn chứng]. Còn con rồng thời trần thì mạnh mẽ hơn, thânh hình to và khoẻ khoắn, vì thời trần 3 làn chống quân nguyên mông[cần dẫn chứng].
Rồng Việt Nam luôn có một mô-típ rõ ràng đặc trưng đó là:
- Thân rồng uốn hình sin 12 khúc, đại diện 12 tháng trong năm. Thân mềm mại uốn lượn thể hiện sự biến hóa. Trên lưng có vây nhỏ liền mạch và đều đặn.
- Đầu rồng có bờm dài, râu cằm, không sừng. Mắt lồi to, hàm mở rộng có răng nanh ngắt lên. Đặc biệt là cái mào ở mũi, sun sóng đều đặn chứ không phải là cái mũi thú như rồng Trung Hoa. Lưỡi mảnh rất dài.
- Miệng rồng luôn ngậm viên châu (ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc rồng hay cầm ngọc bằng chân trước).
Thường được tạc vào đá như biểu tượng linh thiêng canh giữ chùa chiền, lâu đài.
[sửa] Rồng với người Trung Quốc
Tuy xếp hàng thứ tư trong tứ linh nhưng rồng có ảnh hưởng không nhỏ trong đời sống tâm linh của người dân Trung Quốc. Cuối năm 1987 tại huyện Bộc Dương (濮陽) tỉnh Hà Nam, người ta khai quật được một con rồng bằng gốm, giám định là có 6 ngàn năm tuổi.
1. Như vậy điều này càng chứng minh thêm sự sùng bái rồng trong xã hội nguyên thủy chiếm địa vị trọng yếu trong tín ngưỡng linh vật hay vật tổ (totemism: Đồ đằng sùng bái 圖騰崇拜)
2. Và liên quan mật thiết đến chính trị, kinh tế, văn học nghệ thuật, phong tục dân gian từ đời Hạ, đời Thương và ảnh hưởng này kéo dài mấy ngàn năm không suy giảm.
3. Rồng luôn hiện hữu trong các chuyện thần thoại Trung Quốc, trong các cổ vật, tranh vẽ, lời bói trên mai rùa xương thú khai quật được, và trong các thư tịch cổ như Chu Dịch, Sơn Hải Kinh, Tả Truyện, v.v... Rồng chữ Hán viết là 龍 với các cách phiên thiết như:
- a. Khang Hi 康熙: lực chung thiết 力鍾切, như vậy đọc là lung; lô dung thiết âm lung 盧容切音籠, như vậy cũng đọc là lung.
- b. Chu Dịch Đại Từ Điển 周易大辭典 (căn cứ Thuyết Văn Giải Tự 說文解字): lực chung thiết chung vận 力鍾切鍾韻, như vậy đọc là lung.
- c. Từ Hải 辭海: lư dung thiết âm lung 閭容切音籠, như vậy đọc là lung.
Theo các cách phiên thiết trên thì chữ 龍 nên đọc là «lung». Nhưng từ trước đến nay người Việt vẫn đọc là «long», có lẽ căn cứ vào thanh phù đồng 童 (giản lược thành chữ lập 立 trên đầu).
Thuyết Văn Giải Tự giảng về rồng (long) là: «Lân trùng chi trưởng, năng u năng minh, năng tế năng cự, năng đoản năng trường, xuân phân nhi đăng thiên, thu phân nhi tiềm uyên.» 鱗蟲之長, 能幽能明, 能細能巨, 能短能長, 春分而登天, 秋分而潛淵 (Rồng đứng đầu các loài có vẩy, có thể ẩn hiện, có thể biến hóa nhỏ hoặc lớn, dài hoặc ngắn; tiết xuân phân thì bay lên trời, tiết thu phân thì lặn sâu đáy vực).
4. Đoàn Ngọc Tài chú: «Mao Thi - Liệu Tiêu truyện viết: Long sủng dã. Vị long tức sủng chi giả tá dã. Chước truyện viết: Long hoà dã. Trường phát đồng. Vị long vi ung hoà chi giả tá tự dã.» 毛詩蓼蕭傳曰: 龍寵也. 謂龍即寵之假借 也.勺傳曰: 龍和也. 長發同. 謂龍為邕和之假借字也 (Truyện Liệu Tiêu trong Mao Thi viết: Long tức là sủng (bằng vinh diệu, yêu mến). Nói long tức là nói chữ giả tá của sủng. Chước truyện nói: Long tức là hoà. Đồng nghĩa với trường phát (bằng phát triển lâu dài). Nói long tức là nói chữ giả tá của ung hoà (bằng hoà mục, hoà hiệp).
5. Theo lời chú của Đoàn Ngọc Tài, trong cổ văn, chữ long ngoài ý nghĩa là một linh vật còn được dùng như chữ giả tá của sủng và hoà với các ý nghĩa đã nêu trên. ).
Rồng ở Trung Quốc có thể chia làm ba hệ thống: Rồng đầu lợn ở phía Bắc, rồng đầu rắn mình người ở vùng trung tâm và rồng đầu cá sấu ở phía Đông. Truyền thống tôn thờ rồng của Trung Quốc được những người cổ xưa giữ gìn và phát huy. Họ là những người sống bằng nghề săn bắt và đánh cá nên họ rất sùng kính những nguồn thức ăn chính của mình như lợn, nai, chim và rắn.
Hình ảnh của rồng được kết hợp giữa đầu thú với mình rắn từ nền văn hóa Hongshan và không đổi cho đến khoảng 4.000 năm sau đó. Rồng Honshan là hình ảnh sớm nhất và hoàn chỉnh nhất về rồng được tìm thấy ở Trung Quốc.
Phát hiện lớn nhất và quan trọng nhất là tượng rồng đầu lợn bằng ngọc dài 26cm và cuộn lại như chữ “C”. Tượng có đầu lợn, thân rắn, môi mím, mắt lồi và có lỗ ở phía sau. Ngoài ra họ còn tìm thấy rất nhiều xương lợn được chôn cùng với người chết ở khu Hongshan. Điều này chứng minh rằng lợn từng có vị trí rất quan trọng và có thể là biểu tượng cho sự thịnh vượng.
Người ta vẫn còn đang tranh cãi các giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của rồng. Một số tin rằng thân rồng bắt nguồn từ thằn lằn, rắn hoặc cá sấu, đầu thì giống ngựa hay 1 loại động vật có sừng nào đó. Nhưng bây giờ người ta lại tìm thấy tượng rồng đầu lợn tại vùng Hongshan, trải dài từ Đông Nam khu tự trị Mongolia đến phía Tây tỉnh Liaoning, Đông Bắc Trung Quốc.
Tượng rồng đầu lợn tìm thấy ở Hongshan là bằng chứng khảo cổ đầu tiên cho một hệ thống tín ngưỡng nguyên thủy từng được nghiên cứu
[sửa] Rồng ở phương Tây
Trong truyện cổ tích Nga hay của một số dân tộc ở châu Âu, rồng thường được miêu tả như một loài bò sát có vảy, đuôi dài, thường có ba đầu thổi ra lửa và biết bay. Các đầu này có khả năng tự mọc ra nếu bị chặt mất đầu cũ. Một số rồng chỉ có 1 dầu và có một cái mõm ngắn, quặp như mỏ đại bàng.
Cũng theo những truyện kể trên, rồng thường được giao nhiệm vụ canh giữ kho báu, lâu đài hay người đẹp, song thường tỏ ra là loài "hữu dũng vô mưu" vì thường chịu thua và thiệt mạng dưới tay của một tráng sĩ.
[sửa] Lịch sử ra đời
Hình tượng của rồng bao gồm các loài: thân rắn, đùi thằn lằn, móng vuốt của chim ưng, đuôi rắn, sừng hươu, vẩy cá. Có người cho rằng sau khi Hoa Hạ thống nhất các bộ tộc trung nguyên đã kết hợp vật tổ của mình cùng với vật tổ của các bộ tộc đó thành con rồng
[sửa] Liên kết ngoài
Bài này còn sơ khai. Bạn có thể góp sức viết bổ sung cho bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp để biết thêm về cách sửa đổi bài. |