Quân đội Iran
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lực lượng Vũ trang của Iran (tiếng Ba tư: نيروهای مسلح جمهوری اسلامی ايران) gồm Quân đội Iran (tiếng Ba tư: ارتش جمهوری اسلامی ایران) , Quân bảo vệ Cách mạng Hồi giáo (tiếng Ba tư: سپاه پاسداران انقلاب اسلامی) , và Cảnh sát Iran [1] (tiếng Ba tư: نيروی انتظامی جمهوری اسلامی ایران).
Có khoảng 545.000 người đang phục vụ chính thức trong Quân đội và Quân bảo vệ Cách mạng Hồi giáo của Iran.[2] Cả hai lực lượng này đều đặt dưới sự chỉ huy của Bộ Quốc phòng và Vũ trang Iran.[3]
- Quân đội Iran gồm Lục quân Iran, Hải quân Iran, Không quân Iran. Lực lượng chính quy có khoảng 420.000 người: Lục quân có 350.000 người; Hải quân có 18.000 người; Không quân có 52.000 người.[4]
- Quân bảo vệ Cách mạng Hồi giáo có khoảng 125.000 người chia làm 5 nhánh: Hải quân (của Quân bảo vệ Cách mạng Hồi giáo), Không quân, Lục quân; Lực lượng Quds (Lực lượng đặc nhiệm), và Basij (Lực lượng dân quân tự vệ?).[5]
Lực lượng Basij (hoặc Baseej) là lực lượng tình nguyện bán vũ trang được điều hành bởi Quân bảo vệ Cách mạng Hồi giáo; Nó có khoảng 90.000 phục vụ chính thức, trên 300.000 là lính dự bị, thêm vào đó có khoảng 11 triệu nam và nữ có thể động viên bất cứ thời điểm nào.[6]
Lực lượng Vũ trang của Iran là lực lượng có khả năng giữ được bí mật nhất. Trong những năm gần đây, các báo cáo chính thức đáng được chú ý là việc phát triển của các loại vũ khí như Fajr-3 (MIRV), Kowsar, Fateh-110, ngư lôi Hoot, Hệ thống tên lửa Shahab-3 và các phương tiện bay không người lái, ít nhất một trong các phương tiện này, theo tuyên bố của Israel, đã được sử dụng để do thám trên lãnh địa của Israel. [7] Năm 2006, Iran đã do thám phía trên của tầu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ trong khoảng 25 phút mà không bị phát hiện trước khi trở về căn cứ một cách an toàn (video). [8][9]. Một vài nước phương Tây cho rằng Iran đang phát triển các vũ khí hạt nhân. [10] Tuy nhiên theo Báo cáo của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) của Liên Hợp Quốc vào tháng 2 năm 2006 về chương trình hạt nhân của Iran, không có chứng cớ cho khẳng định trên. [11] [12]
Theo tướng John Abizaid, một Tư lệnh vùng của Hoa Kỳ, Quân đội của Iran được xem là lực lượng mạnh nhất của Trung Đông . [13]
Mục lục |
[sửa] Đội ngũ chỉ huy
- Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei (Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Iran)
- Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad
- Mostafa Mohammad-Najjar
- Thiếu tướng Hasan Firuzabadi
- Quân đội
- Thiếu tướng Ataollah Salehi (chỉ huy của quân đội)
- Tướng Abdolrahim Mousavi
-
- Tướng Mohammad-Hossein Dadress (tư lệnh lục quân)
- Tướng Karim Ghavami (tư lệnh không quân)
- Đô đốc Sajjad Kouchaki Badlani (tư lệnh hải quân)
- Lực lượng Bảo vệ Cách mạng Hồi giáo
- Tướng Yahya Rahim Safavi (chỉ huy của Quân bảo vệ Cách mạng Hồi giáo)
- Tướng Mohammad Hejazi
- Tướng Mohammad-Reza Zahedi
- Tướng Hossein Salami
- Đô đốc Morteza Saffari
- Tướng Mohammad Hejazi
- Tướng Qassem Soleimani (Lực lượng Qods)
- Tướng Abdol-Ali Najafi (Lực lượng đặc nhiệm)
- Lực lượng cảnh sát
- Tướng Esmaeil Ahmadi-Moghaddam
[sửa] Ngân sách
Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế thuộc Anh, Ngân sách quốc phòng năm 2005 của Iran được ước tính là 6,3 tỷ USD. Ngân sách trên, tương đương 91 USD/đầu người, một con số thấp hơn so với các quốc gia Vùng Vịnh khác, cũng chiếm tỉ lệ GDP thấp hơn so với các nước trong Vùng Vịnh ngoại trừ Tiểu vương quốc A-rập.[14] The same institute contends that Israel spends 19 times more per capita on its military than Iran.[15]
[sửa] Công nghiệp quốc phòng
Năm 1973 Công ty Công nghiệp Điện tử Iran (IEI) được thành lập. [16] Công ty này thuộc sở hữu quốc doanh, lúc đầu được thành lập để lắp ráp và sửa chữa các vũ khí được được chuyển giao từ nước ngoài. [17] Tổ hợp Công nghiệp Quốc phòng của Iran đã thu được những thành công đầu tiên trong bước phát triển để trở thành một nền công nghiệp quân sự thực thụ nhờ việc sửa chữa, phục hồi các vũ khí, trang bị của Liên Xô như RPG-7, BM21, và các tên lửa SAM-7 vào năm 1979. [18]
Tuy nhiên, hầu hết các vũ khí của Iran trước Cách mạng Hồi giáo đều được nhập từ Hoa Kỳ và Châu Âu. Từ năm 1971 đến năm 1975, Shah đã chi tới 8 tỷ USD cho vũ khí từ Hoa Kỳ. Hoa kỳ vẫn tiếp tục bán một lượng lớn các vũ khí cho Iran đến tận Cách mạng Hồi giáo năm 1979. [19]
Sau Cách mạng Hồi giáo, Iran tự cô lập mình và thiếu các chuyên gia công nghệ. Do lệnh cấm vận kinh tế và cấm buôn bán vũ khí với Iran do Hoa Kỳ áp đặt, Iran buộc phải dựa vào nền sản xuất trong nước cho việc sản xuất hay sửa chữa, thay thế từng phần các vũ khí, các nước cũng ít có ý định buôn bán với Iran. [20]
Từ năm 1992, ngành công nghiệp quân sự Iran đã tự sản xuất được các loại xe tăng, vũ khí, trang bị cá nhân, các tên lửa dẫn hướng, các tầu ngầm, các máy bay chiến đấu.[21]
[sửa] Việc phóng thử tên lửa tháng 11 năm 2006
Vào ngày mồng 2 tháng 11 năm 2006, Iran đã bắn các tên lửa không mang vũ khí để mở đầu cho 10 ngày trong chương trình trò chơi chiến tranh của quân đội. Đài truyền hình quốc gia Iran thông báo "hàng chục tên lửa được bắn gồm các tên lửa Shahab-2 và Shahab-3. Các tên lửa có tầm bắn từ 300 km đến trên 2.000 km...các chuyên gia Iran đã có những thay đổi đối với tên lửa Shahab-3 bằng việc sử dụng phần chiến đấu dạng chùm có khả năng chứa nhiều bom đạn bên trong, có thể mang được 1.400 quả bom."
Iran cũng đựoc tin là đã bắt đầu việc phát triển chương trình tên lửa ICBM/IRBM như Ghadr-110 có tầm bắn hơn 3000 km; chương trình này song song với việc cải tiến, phát triển bệ phóng vệ tinh IRIS.
[sửa] Tham khảo
- ^ http://www.police.ir/
- ^ IISS Military Balance 2006, Routledge for the IISS, London, 2006, p.187
- ^ http://www.mod.ir/
- ^ IISS Military Balance 2006, Routledge for the IISS, London, 2006, p.187
- ^ IISS Military Balance 2006, Routledge for the IISS, London, 2006, p.187
- ^ [1]
- ^ [2]
- ^ [3]
- ^ [4]
- ^ [5]
- ^ [6]
- ^ [7]
- ^ http://www.spacewar.com/reports/Iran_Favors_Asymmetric_Strategy_In_Joust_With_US_999.html
- ^ [8]
- ^ [9]
- ^ [10]
- ^ [11]
- ^ [12]
- ^ [13]
- ^ [14]
- ^ [15]
[sửa] Xem thêm
- Iran
- Lịch sử quân sự của Iran
[sửa] Liên kết ngoài
- The Islamic Republic of Iran Air Force - IRIAF
- Defence Industries Organization
- Iran Electronics Industries
- Iranian Aerospace Industries Organization
- Iran Aircraft Manufacturing Industrial Company
- News on Iranian Military plus Iran Military Pictures and videos
Quân đội ở châu Á | |
---|---|
Afghanistan | Ai Cập | Armenia1 | Azerbaijan1 | Ả Rập Saudi | Ấn Độ | Bahrain | Bangladesh | 2 | Brunei | Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất | Campuchia |2 | Đài Loan (Quân đội Trung Hoa Dân Quốc)4 | Đông Timor | Gruzia1 | Hàn Quốc |3 | Indonesia | Iran | Iraq | Israel | Jordan | Kazakhstan1 | Kuwait | Kyrgyzstan | Lào | Liban |3 | Malaysia | Maldives | Mông Cổ | Myanma | Nepal | Nga1 | Nhật Bản | Oman | Pakistan | Palestin | Philippin | Qatar | Singapore | Síp1 | Sri Lanka | Syria | Tajikistan | Thái Lan | Thổ Nhĩ Kỳ1 | Triều Tiên | Trung Quốc | Turkmenistan | Uzbekistan | Việt Nam | Yemen |
Bài này còn sơ khai. Bạn có thể góp sức viết bổ sung cho bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp để biết thêm về cách sửa đổi bài. |