Phân họ Người
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phân họ Người | ||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tinh tinh lớn
tại Province du Sud, Cameroon |
||||||||||||||
Phân loại khoa học | ||||||||||||||
|
||||||||||||||
Các tông | ||||||||||||||
Gorillini |
Phân họ Người (danh pháp khoa học: Homininae) là một phân họ của họ Người (Hominidae), bao gồm Homo sapiens (người) và một số họ hàng gần đã tuyệt chủng, cũng như gôrila và tinh tinh. Phân họ này bao gồm toàn bộ các loài còn lại của họ Người, chẳng hạn như Australopithecus, và phát sinh sau khi có sự chia tách với các loại khỉ dạng người lớn mà trong đó hiện nay chỉ còn vượn người (phân họ Ponginae) là nhóm còn sinh tồn.
Cho tới năm 1980, họ Hominidae chỉ chứa duy nhất các loài người, còn các loại khỉ dạng người lớn khác nằm trong họ Pongidae.[1] Các phát hiện sau này đã dẫn tới sửa đổi trong phân loại, với các loài khỉ dạng người lớn (hiện nay là phân họ Ponginae) và người (phân họ Homininae) hợp nhất trong họ Hominidae.[2] Nhưng các phát hiện sau đó lại chỉ ra rằng gôrila và tinh tinh có quan hệ họ hàng gần gũi với người hơn là với vượn người, vì thế vị trí hiện tại của chúng cũng là nằm trong phân họ Homininae.[3] Phân loại cuar siêu họ Hominoidea cũng đã có các sửa đổi trong những năm gần đây.
Phân họ Homininae có thể chia tiếp ra thành các tông Gorillini (gôrila) và Hominini (tinh tinh và người). Loài Nakalipithecus nakayamai từng tồn tại vào đầu Hậu Miocen, được miêu tả năm 2007, và có thể là cả chi đương thời với nó (Ouranopithecus), là các thành viên cơ sở của nhánh này, và không được gán vào cả dòng dõi chứa gôrila lẫn dòng dõi chứa tinh tinh-người. Điều này gợi ý rằng các tông của phân họ Homininae đã rẽ ra không sớm hơn khoảng 8 triệu năm trước[4].
Thuật ngữ hominin được dùng để chỉ các thành viên của tông Hominini, thuật ngữ hominine là các thành viên của phân họ Homininae, hominid là các thành viên của họ Hominidae, còn thuật ngữ hominoid là các thành viên của siêu họ Hominoidea.
[sửa] Tham khảo
- ^ M. Goodman (1964). “Man’s place in the phylogeny of the primates as reflected in serum proteins”, S. L. Washburn Classification and human evolution, 204–234, Aldine, Chicago.
- ^ M. Goodman (1974). “Biochemical Evidence on Hominid Phylogeny”. Annual Review of Anthropology 3: 203–228.
- ^ M. Goodman, D. A. Tagle, D. H. Fitch, W. Bailey, J. Czelusniak, B. F. Koop, P. Benson, J. L. Slightom (1990). “Primate evolution at the DNA level and a classification of hominoids”. Journal of Molecular Evolution 30: 260–266.
- ^ McBrearty S.; N. G. Jablonski (1-9-2005). "First fossil chimpanzee". Nature 437: 105-108. Entrez PubMed 16136135.