Nguyễn Phúc Trăn
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nghĩa vương Nguyễn Phúc Trăn (1649-1691, ở ngôi 1687-1691) là chúa Nguyễn thứ 5 trong lịch sử Việt Nam, người gốc Gia Miêu, huyện Tống Sơn, Thanh Hoá, Việt Nam.
[sửa] Thân thế
Nguyễn Phúc Tần có hai bà vợ chính, một người họ Chu sinh được hai trai một gái gồm có Phúc quận công tên Diễn, Hiệp quận công tên Thuần, một công chúa là Ngọc Tào. Bà còn lại họ Tống, quê ở huyện Tống Sơn, Thanh Hoá là con gái của Thiếu phó Tống Phúc Khang, người cùng quê với chúa. Bà này sinh đựoc hai con trai, Nguyễn Phúc Trăn là con thứ hai. Khi người con cả Diễn chết, Nguyễn Phúc Tần cho rằng Trăn tuy là con bà hai xong lớn tuổi lại hiền đức nên phong là làm Tả thủy dinh phó tướng Hoằng Ân Hầu, làm phủ đệ tại dinh Tả thủ, khi Tần mất Trăn đã 39 tuổi được nối ngôi chúa.
[sửa] Sự nghiệp
Nguyễn Phúc Trăn là người nổi tiếng rộng rẫi, giảm nhẹ hình phạt, thuế khoá, trọng dụng quan lại cũ, trăm họ đều vui mừng.
Chúa quy định lại tang phục cho có lợi vì vào thời ấy, mỗi khi có quốc tang thì đều người dân dù người già, trẻ con đều la khóc kêu gào, bỏ việc đồng áng, lao động. Chúa quy định người trong tông thất và thân trần để tang 3 năm; cai đội trở lên để tang 2 tuần; Nội ngoại đội chưởng, văn chức, câu kê để tang đến giỗ đầu; còn quân dân để tang đến Tết Trung Nguyên (Rằm Tháng Bảy).
Quan hệ với người Chân Lạp thời Nghĩa vương khá tốt đẹp vì đã giết được kẻ phá đám là Hoàng Tiến (người Hoa).
Chúa Nghĩa mất năm 1691, thọ 43 tuổi.
Sau này, Nhà Nguyễn truy tôn ông là Anh Tông Hiếu Nghĩa hoàng đế.
[sửa] Xem thêm
Tiền nhiệm: Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần |
Nghĩa Vương 1687-1691 |
Kế nhiệm: Chúa Minh Nguyễn Phúc Chu |
Bài này còn sơ khai. Bạn có thể góp sức viết bổ sung cho bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp để biết thêm về cách sửa đổi bài. |