See also ebooksgratis.com: no banners, no cookies, totally FREE.

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Làng cổ Long Tuyền – Wikipedia tiếng Việt

Làng cổ Long Tuyền

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Mục lục

Làng cổ Long Tuyền là một làng cổ tiêu biểu ở miền đất phía Tây Nam Việt Nam. Làng là một địa điểm tham quan cho du khách khi đến Cần Thơ, làng có đến sáu di tích cấp quốc gia, chiếm gần một phần ba số di tích quốc gia của TP. Cần Thơ.

[sửa] Vị trí

Làng nằm ở phía tây nam vàm sông Cần Thơ, trước khi có Tỉnh Cần Thơ trên bản đồ hành chính (1876) vùng đất này thuộc Lục Ấp rồi dần trở thành làng Bình Hưng (1844- đời Thiệu Trị thứ 13). Đến năm 1852, nhân sự kiện đoàn hải thuyền của tuần phủ Huỳnh Mẫn Đạt thoát hiểm ngay trên con rạch thuộc làng, nên cái tên Bình Thủy ra đời.

[sửa] Di tích tiêu biểu

[sửa] Nơi sinh ra Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa

Mộ và đền thờ Bùi Hữu Nghĩa
Mộ và đền thờ Bùi Hữu Nghĩa
Bài chi tiết: Bùi Hữu Nghĩa

Làng cổ Long Tuyền là nơi sinh ra Bùi Hữu Nghĩa (1807 - 1872), một trong bốn “rồng vàng đất Đồng Nai”.

Đánh giá chung về mặt văn nghiệp, nổi bật hơn cả là lần đầu trong lịch sử văn hóa, Bùi Hữu Nghĩa đã dân gian hóa nghệ thuật tuồng mà trước đó vốn là nghệ thuật cung đình. Vở tuồng nổi tiếng “Kim thạch kỳ duyên” của ông được coi là một trong số những vỡ tuồng cổ nhất nước Việt, đã từng lưu diễn khắp lục tỉnh, trên cả ba miền và cũng là vở tuồng đầu tiên của nước nhà được dịch ra tiếng Pháp.[1]

Và cảm hứng nổi bậc trong thơ Bùi Hữu Nghĩa là nổi niềm chua xót và tấm lòng vàng đá đối với đất nước, sự khao khát được trở lại một thuở thăng bình theo lý tưởng Nho giáo. ông thường vịnh vật để tỏ thái độ khinh thị bọn người có địa vị trong xã hội đương thời, bất tài và hãnh tiến; vịnh các nhân vật lịch sử để bộc bạch tâm sự bất đắc chí, sinh không gặp thời...[1]

Ngoài ra, cùng với những tài năng Nam Bộ thời cận đại khác như Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu, Huỳnh Mẫn Đạt, Lê Quang Chiểu, Phan Hiển Đạo; Bùi Hữu Nghĩa đã góp phần cho “Tao đàn Bà Đồ” tại Làng cổ Long Tuyền được lưu danh hậu thế (bộ Hằng Nga thi tập).

Ngưỡng mộ công đức của Bùi Hữu Nghĩa, nhân dân trong vùng đã lập thần chủ, bài vị tôn thờ ở đình thần Bình Thủy và chùa Nam Nhã. Hàng năm vào ngày 21 tháng giêng đều tổ chức lễ giỗ ông.

Khi xưa (năm 1872) mộ Bùi Hữu Nghĩa được xây bằng đá ong. Toàn bộ khu vực mộ rộng 530 m2, có hàng rào bao bọc. Cách ngôi mộ chính về phía sau khoảng 1m là ngôi đền thờ. Năm 1974 và mấy năm gần đây, nhờ mở rộng đường sá, nên đường dẫn đến khu mộ không còn là con hẽm nhỏ hẹp và nhà cửa của dân vây quanh, cũng đã được sắp xếp lại, nên khu mộ trông đã khang trang, thoáng đãng rất nhiều. Khu mộ cách đường Cách Mạng Tháng 8 khoảng vài trăm mét, thuộc phường An Thới, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ, đã được Bộ VHTT công nhận di tích “Lưu niệm Danh Nhân” vào ngày 25 tháng 01 năm 1994.

[sửa] Đình Bình Thủy

Bài chi tiết: Đình Bình Thủy
Đình Bình Thủy
Đình Bình Thủy

Tức “Long Tuyền cổ miếu”. Nguyên do khi xưa, vùng đất này bị một trận bão lụt hoành hành dữ dội, nhà cửa ruộng vườn tiêu tan, nhân dân đói rét. Sau lần thiên tai đó, nhân dân trở về làng làm ăn ngày càng đông và ngày càng khắm khá. Để cảm tạ thần linh và cũng để cầu nguyện thần linh phù hộ cho mưa thuận, gió hoà luôn giúp bà con được an lành, tất đã chung góp để lập một ngôi đình bằng tre gỗ, lợp lá tại vàm rạch Bình Thủy vào năm Giáp Thìn (1844)

Vào năm 1852, quan tuần phủ Huỳnh Mẫn Đạt đi tuần thú trên một chiếc hải thuyền, khi thuyền gần đến Cồn Linh, nơi đầu vàm rạch Bình Thủy thì gặp một trận cuồng phong lớn, làm mọi người trong thuyền đều hoảng sợ. Khi đó Huỳnh Mẫn Đạt bèn ra lệnh cho thuyền nấp ngay vào vàm rạch Bình Thủy và được an toàn vô sự. Ngay sau khi thoát nạn, ông cho tổ chức tiệc mừng để vui cùng nhân dân địa phương và cho đổi lại tên rạch và tên đất này là Bình Thủy. Đồng thời ông tấu trình lên vua Tự Đức xin ban sắc phong thần cho làng. Vào ngày 29 tháng 11 năm 1852 (năm Nhâm Tý), nhà vua hạ chỉ phong thần là Bổn Cảnh Thành Hoàng

Sau khi có sắc phong, dân địa phương đã cùng nhau cất lại đình lần thứ hai. Lần này lợp ngói phía trước đình, xây thêm một nhà võ ca, để hát bộ mỗi khi cúng tế. Vào năm 1904, quan tri phủ Nguyễn Đức Nhuận thấy đình sắp sập, đề nghị cất lại đình ở ngã tư trên sở đất của làng rộng 2,9 ha.

Chẳng may quan tri phủ qua đời, công việc bị đình trệ. Năm 1909 nhờ ông Nguyễn Doãn Cung cùng sự đóng góp của nhiều người dân địa phương, đã xây dựng lại đình Bình Thủy mới hoàn toàn ngay tại nơi nền cũ, trên khoảnh đất rộng hơn 4000 m². Công việc xây dựng được khởi công từ ngày 12 tháng 7 năm 1909 đến 1910 thì hoàn thành và đình tồn tại cho đến ngày nay. Đình Bình Thủy thuộc loại di tích kiến trúc tôn giáo và công trình nghệ thuật độc đáo. Đình nằm bên vàm rạch Bình Thủy, gần chân cầu Bình Thủy, trên tỉnh lộ Long Xuyên-Cần Thơ.

Bia công nhận di tích ghi:

Long Tuyền cổ miếu tức đình Bình Thủy ngày nay, đã được vua Tự Đức sắc phong Thành Hoàng Bổn Cảnh ngày 29 tháng 11 năm1852.
Ngôi đình hiện tại được xây dựng từ 1909.Đây là một trong những ngôi đình lâu đời của Nam Bộ, còn giữ được khá nguyên vẹn ở tỉnh Cần Thơ.
Đình Bình Thủy là một công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị của dân tộc Việt Nam, nơi sinh hoạt tinh thần của đông đảo quần chúng nhân dân vào những ngày lễ hội truyền thống.
Ngày 05 tháng 9 năm 1989, Bộ Văn hóa Thông tin đã ra quyết định công nhận Đình Bình Thủy là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật.

[sửa] Chùa Nam Nhã

Chùa Nam Nhã
Chùa Nam Nhã

Chùa Nam Nhã, thuộc ấp Bình Nhật, xã Long Tuyền (nay thuộc phường An Thới, TP. Cần Thơ) nổi tiếng về vẻ đẹp kiến trúc bề thế, vững chãi mà hài hòa với thiên nhiên. Trước đây, chùa là tiệm thuốc bắc Nam Nhã Đường, do ông Nguyễn Giác Nguyên đứng ra xây dựng năm 1895, theo tông phái Minh Sư nên còn được gọi là chùa Minh Sư.

Chùa được xây cất trên một khoảnh đất hàng chục mẫu, cổng chùa xây bằng gạch cổ, lợp ngói ta, vững chãi bề thế. Sân chùa được bao quanh bởi một khu vườn lớn trải dài ra tận bờ rạch Bình Thủy. Giữa vườn là hòn non bộ cao trên 2m được đặt trong một bồn nước trong xanh xây bằng gạch tầu đỏ sậm, trong vườn trồng nhiều cây tùng, cây trắc và các cây cổ thụ khác. Đan xen dưới những gốc cây này là những cây kiểng quý giá, tuổi ngót trăm năm được cắt uốn rất công phu. Ngoài những vẻ đẹp vừa kể, chùa Nam Nhã còn nổi tiếng vì là nơi hoạt động của những sĩ phu, của những nhà cách mạng yêu nước.

Bia di tích ghi:

Chùa Nam Nhã được xây dựng năm 1895.Từ năm 1905 chịu ảnh hưởng của phong trào Đông Du, truyền thống yêu nước của các vị lão sư và các phật tử được khởi động.
Chùa trở thành trụ sở kinh tài, ủng hộ học sinh xuất dương du học chống lại chánh sách ngu dân của thực dân Pháp, truyền bá văn thơ yêu nước. Trong những năm khó khăn gian khổ của cách mạng, Đặc ủy Hậu Giang, Xứ ủy Nam Kỳ đã chọn nơi đây làm địa điểm liên lạc với các tổ chức cách mạng trong toàn miền.
Ngày 25 tháng 01 năm 1991 Bộ Văn hóa Thông tin đã ra quyết định công nhận chùa Nam Nhã là Di tích Lịch sử Cách mạng.

[sửa] Nhà cổ Bình Thủy

Nhà cổ Bình Thủy 26/1A
Nhà cổ Bình Thủy 26/1A

Trong số nhiều nhà cổ ở làng cổ Long Tuyền, ngôi nhà cổ ở địa chỉ 26/1A đường Bùi Hữu Nghĩa, P. Bình Thủy, T.P Cần Thơ, được coi là tiêu biểu nhất về văn hóa, về nguồn cội của đất phương Nam. Ngôi nhà 5 gian này đã hơn 130 tuổi, nằm hài hòa trong một khuôn viên rộng, có hòn non bộ, có nhà mát, cửa ra vào theo kiểu xưa rất độc đáo. Trong nội thất, hệ thống vĩ kèo được thiết kế theo lối truyền thống; các tác phẩm điêu khắc, chạm lộng, sơn son thếp vàng bằng gỗ rất tinh xảo tại đầu kèo, thành vọng, bao lam, liễn đối, đòn dong cùng rất nhiều cổ vật, sành sứ quý... Tất cả đã khiến ngôi nhà cổ mang diện mạo của lối kiến trúc giao thời giữa hai thế kỷ 19-20, và buổi đầu giao lưu văn hóa Đông-Tây.

Nhà cổ Bình Thủy 26/1A
Nhà cổ Bình Thủy 26/1A

Và hình như ở vùng đồng bằng sông nước này chưa có chủ nhân ngôi nhà nào lại có dịp tiếp xúc, tạo tình quyến luyến với nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng như chủ nhân nhà cổ Bình Thủy: nhà thơ Xuân Diệu, Xuân Thủy, nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa Trần Văn Giàu, nhà văn Sơn Nam, nhà viết kịch Học Phi, v.v. Đây cũng là ngôi nhà có duyên với “nghệ thuật thứ bảy” nhất bởi đã lọt vào khuôn hình của hàng chục bộ phim như: Chân Trời Nơi Ấy, Những Nẻo Đường Phù Sa, Công tử Bạc Liêu, Cây Tre Trăm Đốt, Tây Đô và Ban Mai, Xương Rồng Cần Thơ..v.v.

Đặc biệt bộ phim nổi tiếng "Người Tình" của đạo diễn người Pháp Annand cũng được quay ở ngôi nhà này, khi ông đến thăm và đã phải thảng thốt:

“Tôi đã choáng mắt trước sự tráng lệ của ngôi nhà tuyệt vời này và mong muốn nhờ điện ảnh cho thế giới biết đến nơi đây”. [2]

Ngoài ra, dãy phố 5 căn liền kề trên đường Bùi Hữu Nghĩa-Bình Thủy nguyên là phố trệt khi mở chợ của Hương Cả Ky; bốn ngôi nhà của anh em họ La nay là bệnh viện lao TP. Cần Thơ, đều là những căn nhà cổ rất đáng để tu sửa, chỉnh trang, biến tất cả thành nơi tham quan, nghiên cứu…

[sửa] Vài nhận xét

Nhà cổ Bình Thủy, nay là bệnh viện lao TP. Cần Thơ
Nhà cổ Bình Thủy, nay là bệnh viện lao TP. Cần Thơ

Phong khí văn hóa Long Tuyền là sự hòa quyện của đất, nước và con người nơi đây; là sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại. Long Tuyền tuy tiếp xúc với nhiều nền văn hóa ( Hoa, Khmer, Pháp, Nhật, Mỹ...) nhưng vẫn tiếp nhận, vẫn gìn giữ được bản sắc "văn minh miệt vườn sông nước" rất riêng, rất độc đáo và đó chính là nội lực, là cội nguồn sức mạnh giúp Long Tuyền đứng vững, phát triển trên vùng đất mới nhiều biến đổi...[3]

Nhà cổ Bình Thủy, nay là quán cafe Phố xưa
Nhà cổ Bình Thủy, nay là quán cafe Phố xưa

[sửa] Chú thích

  1. ^ Từ điển Văn học bộ mới, NXB Thế giới, 2004, tr.166.

[sửa] Liên kết ngoài

Ngôn ngữ khác


aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu -