Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (viết tắt là AFTA từ các chữ cái đầu của ASEAN Free Trade Area) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương giữa các nước trong khối ASEAN. Theo đó, sẽ thực hiện tiến trình giảm dần thuế quan xuống 0-5%, loại bỏ dần các hàng rào phi thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước.
Sáng kiến về AFTA vốn là của Thái Lan. Sau đó hiệp định về AFTA đượcđược ký kết vào năm 1992 tại Singapore. Ban đầu chỉ có sáu nước là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan (gọi chung là ASEAN-6). Các nước Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam (gọi chung là CLMV) được yêu cầu tham gia AFTA khi được kết nạp vào khối này.
Mục lục |
[sửa] Mục đích
Mục đích của AFTA là nâng cao năng lực cạnh tranh của ASEAN với tư cách là một cơ sở sản xuất trên thế giới, đồng thời tăng cường tính hấp dẫn đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài.
[sửa] Cắt giảm thuế quan
Theo Hiệp định về Thuế quan Ưu đãi có Hiệu lực Chung (CEPT), sáu quốc gia gia nhập ASEAN trước sẽ xóa bỏ khoảng 98% tổng số dòng thuế của mình đối với các quốc gia thành viên khác vào năm 2006. Thời hạn dành cho bốn quốc gia gia nhập sau là năm 2013. Các sản phẩm được xem xét giảm thuế quan được nêu trong bốn danh mục, đó là: (i) danh mục các sản phẩm giảm thuế ngay, (ii) danh mục các sản phẩm tạm thời chưa giảm thuế, (iii) danh mục các sản phẩm nông sản chưa chế biến nhạy cảm, và (iv) danh mục các sản phẩm loại trừ hoàn toàn.
[sửa] Xóa bỏ hàng rào phi thuế quan
[sửa] Hài hòa thủ tục hải quan
[sửa] Xem thêm
- ASEAN
- Cộng đồng Kinh tế ASEAN
- Khu vực Đầu tư ASEAN
- Kế hoạch Hợp tác Công nghiệp ASEAN
- Hiệp định Khung ASEAN về Dịch vụ
[sửa] Liên kết ngoài
Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) và quá trình gia nhập AFTA của Việt Nam (Bộ Tài chính) (Tài liệu theo định dạng MS Word)