Hệ ngôn ngữ H'mông-Miên
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hệ ngôn ngữ Mèo-Dao hay Hệ ngôn ngữ H'mông-Miên là một họ ngôn ngữ nhỏ phân bố tại Nam Trung Quốc và Đông Nam Á. Chúng được sử dụng ở các vùng miền núi các tỉnh phía Nam Trung Quốc như Hồ Nam, Vân Nam, Tứ Xuyên, Quảng Tây, Hồ Bắc, và tỉnh Hải Nam, nơi chúng chưa từng có cơ hội để phát triển. Khoảng 300-400 năm gần đây, một bộ phận người H'mông và người Miên di cư xuống Thái Lan, Lào, Việt Nam và Myanma. Trong và sau khoảng thời gian nổ ra Chiến tranh Đông Dương, nhiều người H'mông đã rời Đông Nam Á đến Úc, Mỹ và các nước khác.
Trước đây, hệ này được xếp loại như một bộ phận của hệ Hán-Tạng, và hiện vẫn tồn tại tại các bảng phân loại của Trung Quốc, nhưng các nhà ngôn ngữ học phương Tây đã thống nhất xếp chúng vào một hệ riêng.
Một số phỏng đoán cho rằng hệ H'mông-Miên có thể là một phần của liên họ ngôn ngữ Austric, nhưng việc tìm bằng chứng chứng minh diễn ra vô cùng chậm chạp. Dù sao, cũng sẽ là thú vị khi biết rằng bảng di truyền gen Y (Y-haplogroup O) tiêu biểu cho người H'mông-Miên (O3a3, O3a4) rất giống với O3a5 của những ngưới sử dụng ngôn ngữ thuộc hệ Hán-Tạng.
Tuy vậy, Mèo (H'mông) và Dao (Miên) là hai ngôn ngữ rất khác biệt, dù chúng có quan hệ họ hàng với nhau.
Cũng giống như nhiều ngôn ngữ khác ở phía Nam Trung Quốc, hệ H'mông-Miên thuộc loại ngôn ngữ đơn âm tiết. Và chúng được xếp vào một trong những ngôn ngữ đa thanh điệu nhất trên thế giới.
Mục lục |
[sửa] Nguồn gốc
Hệ H'mông-Miên bắt nguồn ở phía Nam Trung Quốc, thậm chí ở trung tâm của Trung Hoa đại lục. Hiện tại, chúng phân bố trên một vùng rộng lớn giữa sông Dương Tử và sông Mekong, nhưng người ta có lý do để tin rằng họ ngôn ngữ này có nguồn gốc xa hơn về phía Bắc, dần chuyển về phía Nam do sự mở rộng của người Hán.
[sửa] Tên gọi
Các từ "H'mông" và "Miên" đều có nghĩa là "người", do đó chúng có họ hàng với nhau. Trong tiếng Trung Quốc, nơi phân bố chủ yếu của họ ngôn ngữ này, chúng có tên là Miáo và Yáo. Các từ "Mèo", "Hmu", "Mong", "H'mông" chỉ là tên địa phương của Miáo.
Mặt khác, tên gọi Yao để chỉ người Dao chỉ đơn thuần mang tính văn hóa nhiều hơn là một thuật ngữ trong ngôn ngữ học. Nó bao gồm cả những người nói tiếng Miên, các tiếng trong hệ Tai-Kadai, tiếng Di và tiếng H'mông. Vì thế từ "Miên" rõ nghĩa va ít mơ hồ hơn.
[sửa] Phân loại
Các nhà ngôn ngữ học chia hệ này thành 35 ngôn ngữ khác nhau, trong đó có nhiều ngôn ngữ có thể hiểu qua lại lẫn nhau[1]. Dưới đây là sự phân loại của Matisoff 2001.
- Nhóm H'mông (Mèo)
- ? 'Gelo'
- Nhánh Bắc H'mông
- Mèo Đỏ (Xiangxi Miao)
- Nhánh Tây H'mông
- Libo Miao
- Weining Miao
- Yi Miao
- H'mông chính (bao gồm Mèo xanh (Hmong Njua), Mèo trắng (Hmong Daw) và Magpie Miao)
- Nhánh H'mông Trung tâm
- Mèo đen (Qiandong Miao)
- Longli Miao
- Nhánh Đông Quý Châu
- Nhánh Patengic
- Pa-Hng
- Yongcong
- Nhóm Miên (Dao)
- Iu Mien
- Kim Mun
- Ba Pai
Ngoài ra, một ngôn ngữ (không rõ thông tin) gọi là tiếng Ho Nte, được phỏng đoán là có họ hàng với tiếng Miên. Do có rất ít thông tin về ngôn ngữ này nên hiện người ta vẫn chưa xác định được vị trí của nó trong họ.
Xem thêm Bryce Schroeder's Hmong page.