Hàn (công nghệ)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trong công nghệ chế tạo cơ khí, hàn là danh từ chỉ một quá trình dùng để liên kết các chi tiết (kết cấu) hoặc đắp phủ lên bề mặt vật liệu (kim loại hoặc phi kim) để tạo nên một lớp bề mặt có tính năng đáp ứng yêu cầu sử dụng.
Hàn là quá trình công nghệ để nối các chi tiết với nhau thành liên kết không tháo rời được mang tính liên tục ở phạm vi nguyên tử hoặc phân tử, bằng cách đưa chỗ nối tới trạng thái hàn, thông qua việc sử dụng một trong hai yếu tố là nhiệt và áp lực, hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó. Khi hàn, có thể sử dụng hoặc không sử dụng vật liệu phụ bổ sung.
Bài này còn sơ khai. Bạn có thể góp sức viết bổ sung cho bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp để biết thêm về cách sửa đổi bài. |
Hiện nay, có các phương pháp hàn chính sau đây: 1.Hàn gió (Oxy) đá ( Acetylen hay gas)( gas welding)
Phương pháp này sử dụng các khí trên để gia nhiệt cho chi tiết hàn đạt tới trạng thái nóng chảy và liên kết với nhau. khi hàn có thể dùng vật liệu để điền thêm (filler rod)vào vị trí hàn hoặc không. 2. hàn hồ quang điện ( arc welding) Phương pháp này dùng hồ quang điện được tao ra bởi que hàn để làm nóng chảy kim loại hàn và ngay cả que hàn để điền vào vị trí hàn.
3. Hàn hồ quang dưới khí bảo vệ ( T.I.G :Tungsten inert gas) Phuơng pháp này dùng hồ quang được tạo ra bởi điện cực Tungsten và dùng khí trơ ( khí Argon) để bảo vệ mối hàn.
4. Hàn hồ quang dưới khí bảo vệ( M.I.G : metal inert gas) thay vì dùng que hàn, nguời ta dùng 01 cuôn dây kim loại có kích thước từ 0.6mm-1.6mm hoặc lớn hơn làm điện cực hàn hàn và điện cực này cũng là dạng điện cực nóng chảy nhưng đuợc cung cấp một cách liên tục nhưng vẫn được người thợ hàn điều khiển nên còn gọi là hàn bán tự động. Trong phương pháp này, người ta dùng khí hoạt tính ( CO2) hay khí trơ ( Argon ) để làm khí bảo vệ mối hàn.