Dạ khúc (Schubert)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài này chưa được xếp vào thể loại nào cả. Đề nghị những người viết bài hoặc những người hiểu biết về phân loại hãy xếp bài này vào các thể loại phù hợp, rồi bỏ chú thích này đi. Có thể tham khảo trợ giúp nếu thấy cần thiết. |
Thông tin trong bài (hay đoạn) này không thể kiểm chứng được do không được chú giải từ bất kỳ nguồn tham khảo nào. Xin bạn hãy cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn uy tín. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì hãy chuyển nguồn tham khảo từ phiên bản đó cho bài này. Nếu không, những câu hay đoạn văn không có chú giải nguồn gốc có thể bị thay thế hoặc xóa đi bất cứ lúc nào. |
Bài hoặc đoạn này cần được wiki hóa theo các quy cách định dạng và văn phong Wikipedia. Xin hãy giúp phát triển bài này bằng cách liên kết trong đến các mục từ thích hợp khác. |
Bản Dạ khúc của Franz Schubert (tiếng Đức: Ständchen) được viết lời bởi Ludwig Rellstab. Bản này có số thứ tự 4, nằm trong quyển 1 của tập Schwanengesang (Bài ca thiên nga). Đây là tuyển tập bài hát được sưu tầm sau khi tác giả Schubert qua đời, trong danh sách tác phẩm của nhà soạn nhạc nó có số thứ tự D 957. Franz Liszt là người sau này đã chuyển thể các tác phẩm trong tập Schwanengesang cho độc tấu piano.
Dạ khúc (Serenade) là một thể loại ca khúc để hát vào buổi tối, đặc biệt cho giọng nữ. Ở phương Tây thể loại ca khúc này gọi là "Serenade" và nó rất được nhiều nhạc sĩ ưa chuộng, sáng tác... cho nên Dạ khúc không chỉ riêng một tác phẩm riêng biệt của một nhạc sĩ nào cả. Nhiều nhạc sĩ đã sáng tác trên chủ đề này, nhưng có lẽ được biết đến và ưa chuộng nhiều nhất (cho mãi đến ngày hôm nay)[cần chú thích] vẫn là Serenade của nhạc sĩ thiên tài người Áo Franz Schubert.
Franz Schubert chỉ sống một cuộc đời ngắn ngủi 31 năm nhưng đã kịp để lại cho đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ ở nhiều thể loại. Schubert còn được mệnh danh là "Vua Lied" vì ông sáng tác rất nhiều lied (số nhiều : Lieder), theo tiếng Đức nghĩa là đoản ca, có giá trị. Có lẽ lied của Schubert được nhiều người yêu thích nhất[cần chú thích] là lied có tên "Ständchen" này. "Ständchen" đã được dịch sang rất nhiều ngôn ngữ và được chuyển soạn cho nhiều nhạc cụ khác chơi dưới cái tên "Serenade" và cái tên phổ biến nhất là "Serenade của Schubert"
Mục lục |
[sửa] Hoàn cảnh sáng tác
Bài Dạ Khúc bất hủ mà Franz Schubert sáng tác là để tặng sinh nhật cho một thiếu nữ mà ông thầm yêu trộm nhớ. Ở châu Âu ngay từ thời trung cổ các chàng trai thường có lối tỏ tình bằng cách mượn âm nhạc, ban đêm đến đứng dưới cửa lầu "người đẹp" tự thể hiện bằng tiếng đàn và giọng hát của chính mình. Những bài nhạc lãng mạn này gọi là "serenade". Serenade thời Trung cổ và Phục hưng được biểu diễn không theo một hình thức đặc biệt nào, ngoại trừ nó được một người hát tự đệm bằng nhạc cụ có thể mang theo được (guitar, mandolin…vv...).
Để làm cho nàng bất ngờ, Schubert nhờ một bạn thân là ca sĩ, trình bày ngay dưới cửa sổ nhà nàng. Tối đó, người ta bí mật khiêng cây đàn piano vào trong vườn, tất cả đã sẵn sàng cho buổi biểu diễn lãng mạn và độc đáo. Thế nhưng, Schubert lại quên không đến. Trớ trêu thay, cô gái lại đem lòng yêu chính chàng ca sĩ, chứ không dành trái tim cho Schubert.
[sửa] Lời bài hát
[sửa] Lời gốc tiếng Đức
- Leise flehen meine Lieder
- Durch die Nacht zu dir;
- In den stillen Hain hernieder,
- Liebchen, komm zu mir!
- Flüsternd schlanke Wipfel rauschen
- In des Mondes Licht;
- Des Verräters feindlich Lauschen
- Fürchte, Holde, nicht.
- Hörst die Nachtigallen schlagen?
- Ach! sie flehen dich,
- Mit der Töne süßen Klagen
- Flehen sie für mich.
- Sie verstehn des Busens Sehnen,
- Kennen Liebesschmerz,
- Rühren mit den Silbertönen
- Jedes weiche Herz.
- Laß auch dir die Brust bewegen,
- Liebchen, höre mich!
- Bebend harr' ich dir entgegen!
- Komm, beglücke mich!
(Dịch ý: Trong đêm thâu vẵng tiếng hát anh thầm thì, dưới chòm cây yên lặng. Đến đây hỡi người! Gió đùa lá xào xạc dưới trăng; đừng sợ chi kẻ phản trắc rình rập đâu đó. Em nghe chăng tiếng sơn ca ríu rít. Chúng gọi em đấy, chúng chuyển lời của anh cho em, vì chúng hiểu nỗi khắc khoải con tim, nỗi đau tình si. Giọng oanh vàng của chúng làm mỗi trái tim nồng nàn bớt thổn thức. Người yêu hỡi, em hãy để cho những tiếng chim kia réo rắt trong tim... Anh đang run rẫy, bồi hồi chờ em nơi đây. Đến đây hỡi người!)
[sửa] Lời Việt
- Đợi chờ em, trong màn đêm quạnh vắng. Muôn tiếng thanh âm cung đàn ngân...
- Mượn làn gió, mang về bên lầu vắng ... Nơi xa, réo rắt câu tình ca
- Hòa trong tiếng chim muông đang thầm thì ... Chim còn ríu rít đê mê
- Như lời anh nói thầm thì
- Và bên ấy ... Vang trong đêm vọng về, bao lời đắm đuối say mê
- Của người tha thiết tình si...
- Xào xạc tiếng gió lùa trên cành lá. Gió hát như tim anh rộn vang
- Thì xin làn gió nhắn gửi tâm sự đến nơi xa. Em hay chăng tình ta?
- Và khi vẵng nghe chim muông rộn ràng, nghe lời gió hát mênh mang
- Đấy lời anh tiếng than van.
- Đừng e ấp, nói với nhau bao lời... Tim nồng chan chứa hân hoan
- Yêu người mãi với thời gian
- Lòng này muôn muôn kiếp sẽ yêu người ... Thề nguyền mãi không rời ....
- Nhé ... khi đã yêu ai rồi yêu suốt đời ...
- Nơi này anh vẫn mong chờ ... Mong chờ em mãi, người ơi!
[sửa] Hiệu quả nghệ thuật
Bài này hoặc đoạn này có thể chứa đựng nghiên cứu chưa được công bố hay những thông tin chưa kiểm chứng được. Xin hãy giúp Wikipedia bằng cách thêm vào nguồn gốc tham khảo. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết. |
Những lời nỉ non, thổn thức của ca từ quyện với một giai điệu lãng mạn, quyến rũ, bản Dạ Khúc Schubert là một thông điệp tình yêu chuyển tải bẳng âm nhạc tuyệt vời, một bài lied hoàn hảo cho kẻ tỏ tình trong đêm.
Nhưng hơn thế, nhạc phẩm "Dạ Khúc" của Schubert là một bức tranh toàn bích, sâu lắng... mang dáng dấp hơi thở không chỉ của thời đại ông mà của muôn mọi thời đại. Nhạc sĩ thiên tài đã nói lên tiếng lòng mình trong thời khắc đêm về, ngoài niềm khắc khoải thường tình về tình yêu đôi lứa, còn như thân phận con người nhỏ nhoi đầy bất trắc trước mênh mông vũ trụ. Bài nhạc có giai điệu rất đẹp, trữ tình, lai láng nhưng không trầm mặc, buồn nhưng vẫn phảng phất đâu đó niềm hy vọng và hoài bão hướng thiện (tác dụng bởi việc chuyển cung từ thứ sang trưởng ở đoạn kết). Schubert như nói lên tiếng lòng của muôn người, muôn thế hệ ...
Trong lời dịch của ông, nhạc sĩ Phạm Duy đã cố gắng phác thảo tất cả những cung bậc trải nghiệm hết sức tinh tế về cảm xúc mà giai điệu bản Serenade khơi gợi nơi người thính giả. Lời dịch của ông tuy hy sinh sự chính xác của ngôn từ nhưng giàu tính thẩm mỹ của cảm nhận âm nhạc, một cảm nhận ông muốn hướng dẫn người thưởng ngoạn cũng cảm nhận như ông.