Cầu chữ Y
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài hoặc đoạn này cần được wiki hóa theo các quy cách định dạng và văn phong Wikipedia. Xin hãy giúp phát triển bài này bằng cách liên kết trong đến các mục từ thích hợp khác. |
Thông tin trong bài (hay đoạn) này không thể kiểm chứng được do không được chú giải từ bất kỳ nguồn tham khảo nào. Xin bạn hãy cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn uy tín. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì hãy chuyển nguồn tham khảo từ phiên bản đó cho bài này. Nếu không, những câu hay đoạn văn không có chú giải nguồn gốc có thể bị thay thế hoặc xóa đi bất cứ lúc nào. |
Đang có sự bàn cãi về thái độ trung lập của bài này hoặc đoạn này. Xin xem thảo luận ở trang thảo luận của bài này. Xin đừng xóa thông báo này cho đến khi kết thúc hoặc đạt được sự đồng thuận khi thảo luận về vấn đề này. |
Cầu Chữ Y nằm về phía đông của quận 8, nối liền quận 5 với quận 8. Cầu có hình chữ Y, từ đường Nguyễn Biểu cách chợ Bến Thành 2 km, bắc qua 2 con kênh là kênh Bến Nghé và Kênh Tẻ, đến vùng chợ Rạch Ong và vùng cù lao Chánh Hưng của quận 8.
Cầu được xây dựng từ năm 1940 đến năm 1948 thì hoàn thành. Cầu Chữ Y là đầu mối giao thông quan trọng từ thành phố Hồ Chí Minh đi Nhà Bè, Rừng Sát, Duyên Hải và ngược lại, bên cạnh đường thủy thông thương với đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ.
Ngày nay, mật độ người và xe qua lại trên cầu như mắc cửi và dưới ngã ba sông ghe xuồng qua lại không ngớt. Nhà thơ Đặng Hấn khi đi qua cầu đã để lại mấy câu thơ rất có ý nghĩa:
“Người đi trên chữ
Chữ nâng người lên”
Đứng trên cầu, chúng ta nhìn thấy được nhiều tàu đậu ở cảng Sài Gòn và một phần thành phố với bán kính 2 km.
Cây cầu uy nghi và thơ mộng này đã gắn liền với những trang sử vẻ vang của nhân dân quận 8 quan hai thời kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Ngày 24 tháng 9 năm 1945, đáp lời kêu gọi của Ủy ban kháng chiến Nam Bộ, quân và dân quận 8 đã chặn đánh quyết liệt khi quân Pháp tiến đánh cầu Chữ Y. Quân Pháp từ quận 5 dùng xe Cam Nhông tấn công lên cầu. Quân ta ở 2 cầu phía quận 8 và vùng chung quanh đã kiên cường đánh trả, không cho quân Pháp liên tiếp mở các đợt tấn công hòng chiếm cầu, chúng đã bị quân và dân quận 8 đánh bật trở lại.
Cho đến hết tháng 9 sang đầu tháng 10 năm 1945, quân Pháp vẫn không chiếm nổi cầu Chữ Y. Mặt trận cầu Chữ Y đã trở thành mặt trận máu lửa đối với quân xâm lược. Lực lượng vũ trang cách mạng và quần chúng các hộ (đơn vị hành chính giống như phường hiện nay) nơi đây đã tạo nên sức mạnh của một “bức tường thép” án ngữ chặt vùng này, gây cho địch nhiều thiệt hại. Khi lực lượng cách mạng rút về căn cứ theo kế hoạch bảo toàn lực lượng thì quân Pháp mới chiếm được cầu.
Trong cuộc tấn công nổi dậy tết Mậu Thân 1968, đợt 1 vào đêm 30 rạng ngày 31 tháng 1 năm 1968 tức ngày mùng 2 Tết, lực lượng ở đây đồng loạt nổ súng với cả thành phố và tiến đánh cầu Chữ Y.
Trong đợt 2 từ ngày 6 đến 12 tháng 5 năm 1968, nhân dân địa phương kết hợp cùng bộ đội chủ lực đã tiến công và làm nên chiến công chói lọi 7 ngày đêm rực lửa tại cầu Chữ Y. Khi ta nổ súng tấn công chiếm cầu, địch hốt hoảng điều đến hàng ngàn lính, có xe tăng và xe bọc thép mở đường cùng với máy bay yểm trợ trên không. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt trong 7 ngày đêm liền, lực lượng bộ đội chủ lực của ta chỉ có 1 tiểu đoàn cùng với sự chi viện tốt của nhân dân địa phương đã tiêu diệt được 500 tên địch, thiêu hủy được 10 xe tăng, xe bọc thép, bắn cháy 2 máy bay địch.
Cầu Chữ Y đi vào lịch sử cách mạng của nhân dân quận 8 những nét tiêu biểu của cả hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ vừa qua, đồng thời nó còn là một danh lam thắng cảnh độc đáo và nên thơ trên mảnh đất phía Tây – Nam của thành phố Hồ Chí Minh.
Bài này còn sơ khai. Bạn có thể góp sức viết bổ sung cho bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp để biết thêm về cách sửa đổi bài. |