Đình Phú Xuân
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đình Phú Xuân được xây dựng nửa đầu thế kỷ XIX ở tổng Phú Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế; nay thuộc phường Tây Lộc, thành phố Huế, cách trung tâm thành phố 2km về phía bắc.
Làng Phú xuân vốn là địa phận của làng Thụy Lôi xưa. Dân xã Phú Xuân vốn là người Khoái Châu và Lý Nhân, thuộc trấn Sơn Nam Thượng di cư đến từ hơn 20 đời. Từ năm 1738, Phú Xuân đã được Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát chọn làm nơi dựng phủ, và sau này trở thành kinh đô dưới thời Quang Trung và nhà Nguyễn. Khi dân làng Phú xuân rời đi nơi khác, nhưng ngôi đình vẫn được lưu giữ, và ngày 6 tháng 6 âm lịch hằng năm, họ vẫn trở về đình làm lễ tế thần.
Cấu trúc đình gồm cổng chính, bình phong, đình họp (tiền tế) và đình chính (đình tế).
- Đình họp được xây dựng vào năm Thành Thái, có ba gian hai chái. Gian giữa có tấm hoành phi đề ba chữ: "Phú xuân Đình".
- Đình tế có năm gian hai chái với sáu hàng cột dọc, sáu hàng cột ngang bằng gỗ kim, mái lợp ngói ta, giữa bờ nóc có mặt trời lửa, hai đầu bờ nóc, bốn đầu đao có gắn hình con lân, ba mặt xây tường gạch. Gian giữa có tấm hoành phi đề: "Dữ Quốc Đồng Hưu". Trong đình có bảy đôi câu đối, hai chiếc lọng và một số bài vị, lư hương..
[sửa] Liên kết ngoài
Bài này còn sơ khai. Bạn có thể góp sức viết bổ sung cho bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp để biết thêm về cách sửa đổi bài. |