Zeolit
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Zeolit là khoáng chất alumosilicat của một số kim loại có cấu trúc vi xốp với công thức chung:
Me2/xO.Al2O3.nSiO2.mH2O
Trong đó: Me là kim loại kiềm như Na, K (khi đó x=1) hoặc kim loại kiềm thổ như Ca, Mg... (khi đó x=1).
Hiện nay có khoảng 150 loại zeolit đã được tổng hợp và khoảng 48 loại có trong tự nhiên đã được biết đến. Zeolit có cấu trúc mở vì vậy nó có thể kết hợp với các ion kim loại khác nhau như Na+, K+, Ca2+, Mg2+. Zeolit tự nhiên được hình thành từ sự kết hợp giữa đá và tro của núi lửa với các kim loại kiềm có trong nước ngầm.
Zeolit được dùng với nhiều mục đích khác nhau trong các lĩnh vực như công nghiệp hóa học, kỹ thuật môi trường như là các chất hấp phụ, xúc tác, chiết tách...
Zeolit có thể gặp ở trạng thái tự nhiên hoặc nhân tạo. Để tổng hợp zeolite có thể thực hiện theo 2 cách:
- Trực tiếp từ các nguồn nguyên liệu tự nhiên, biến tính các alumosilicat là các khoáng phi kim loại như kao lanh, bentonit.
- Tổng hợp trực tiếp từ các silicat và aluminat.
[sửa] Xem thêm
- Danh sách khoáng chất
[sửa] Liên kết ngoài
- Dữ liệu về cấu trúc zeolit (tiếng Anh)
- Hội đồng Tổng hợp của Hiệp hội Zeolit Quốc tế (tiếng Anh)
- Hiệp hội Zeolit Anh (tiếng Anh)
- Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (tiếng Anh)