See also ebooksgratis.com: no banners, no cookies, totally FREE.

CLASSICISTRANIERI HOME PAGE - YOUTUBE CHANNEL
Privacy Policy Cookie Policy Terms and Conditions
Mozilla Firefox – Wikipedia tiếng Việt

Mozilla Firefox

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Mozilla Firefox

Firefox 3.0 displaying Wikipedia using the Ubuntu operating system
Lập trình bởi Mozilla Corporation / Mozilla Foundation
Phát hành lần đầu 9 tháng 11, năm 2004
Được viết bằng C++, XUL, XBL, JavaScript
Hệ điều hành Cross-platform
Nền tảng Gecko
Có các thứ tiếng trên 45 phiên bản ngôn ngữ
Thể loại Trình duyệt Web, FTP client, gopher client
Giấy phép MPL/GPL/LGPL/Thỏa thuận người dùng cuối của Mozilla (để phân phối lại)
Website www.firefox.com

Mozilla Firefox (tên viết tắt chính thức là Fx, nhưng tên tắt khác phổ biến hơn là FF) là một trình duyệt web có khả năng chạy trên nhiều hệ điều hành khác nhau, có giao diện đồ họa và được phát triển bởi tập đoàn Mozilla và hàng trăm tình nguyện viên ở khắp nơi trên thế giới.[1]. Lúc đầu trình duyệt Firefox bắt đầu như là fork của thành phần Navigator trong bộ Mozilla Application Suite, sau đó phát triển thành một nhánh độc lập cũng có trình quản lý thư điện tử (Thunderbird) và trình đọc tin tức. Ngày nay Firefox đã sánh ngang hàng với Mozilla Suite như là một bộ phần mềm được phát hành chính thức.

Trước khi phiên bản 1.0 được phát hành, Firefox đã được rất nhiều các phương tiện thông tin ca ngợi, trong đó có Forbes[2]Wall Street Journal.[3]Với trên 25 triệu lượt tải về chỉ trong vòng 99 ngày sau khi phiên bản 1.0 được phát hành, Firefox trở thành phần mềm tự do, mã mở được tải về nhiều nhất, đặc biệt đối với người dùng gia đình.[4] Ngày 19 tháng 10 năm 2005 tuy chưa đến 1 năm (chính xác là 344 ngày) sau khi phát hành phiên bản 1.0 Firefox đã đạt được 100 triệu lượt tải về[5]. Ngày 29 tháng 11 năm 2005 Firefox 1.5 được phát hành với hơn 2 triệu lượt tải về ngay trong 36 giờ đầu tiên.

Firefox bao gồm tính năng chặn cửa sổ quảng cáo kiểu pop-up, duyệt tab, đánh dấu trang động ( live bookmarks), hỗ trợ chuẩn mở và cơ cấu mở rộng để thêm chức năng cho chương trình. Mặc dù vào thời điểm đó cũng có một số trình duyệt có một số tính năng trên, nhưng Firefox là trình duyệt đầu tiên có tất cả các tính năng đó.

Do Firefox có cả phiên bản chạy trên hệ điều hành WindowsMac OS X nên nó đã hứa hẹn sẽ là một sự thay thế cho Microsoft Internet ExplorerApple Safari. Tuy nhiên chính điều này là một sai lầm lớn trong việc cạnh tranh với các trình duyệt trên, do rất nhiều người dùng không chuyên trên hệ điều hành Windows và Mac OS X, không hề hay biết rằng họ có thể lựa chọn một trình duyệt khác thay thế cho trình duyệt mặc định của hệ điều hành.

Tháng 1 năm 2006, qua khảo sát thị trường cho thấy Firefox chiếm 10% thị phần trình duyệt (xem phần thị phần của Firefox), nơi sử dụng Firefox nhiều nhất là nước Phần lan (vào tháng 1 năm 2006 là gần 40%).

Firefox hiện nay đang phát triển 2 phiên bản chính: một phiên bản ổn định cũ 2.0 với tên mã là Bon Echo (đã ra bản 2.0.12 ngày 7 tháng 2 năm 2008), và một phiên bản ổn định 3.0 với tên mã là Gran Paradiso (đã ra bản 3.0 ngày 18 tháng 6 năm 2008[1]).

Mục lục

[sửa] Lịch sử

Để biết thêm chi tiết xem: Lịch sử của Mozilla Firefox

Tiêu bản:Firefox TOC

Dave Hyatt và Blake Ross bắt đầu làm việc với dự án Firefox như là một nhánh thử nghiệm của dự án Mozilla. Cả hai đều cần sự trợ giúp về tài chính của tổng công ty truyền thông Netscape. Để cạnh tranh với Mozilla Suite, họ thấy điểm yếu của Mozilla Suite là sử dụng quá nhiều tài nguyên của hệ thống, vì vậy họ tạo trình duyệt giảm bới chức năng của Mozilla Suite, với hi vọng sẽ thay thế Mozilla Suite.

Mozilla Firefox giữ lại tính đa hệ của trình duyệt Mozilla nguyên bản, bằng cách sử dụng ngôn ngữ đánh dấu giao diện người dùng XUL. Do Firefox hỗ trợ XUL nên người dùng có thể mở rộng khả năng của trình duyệt bằng cách áp đặt lớp giao diện (theme) và cơ cấu mở rộng chức năng. Lúc đầu các công cụ bổ sung này làm tăng nguy cơ mất bảo mật, vì vậy với phiên bản 0.9, Mozilla Foundation mở thêm trang web Mozilla Update cung cấp theme và công cụ mở rộng được chứng nhận là không độc hại.

Mozilla Foundation dự định làm Mozilla Suite lỗi thời để thay thế nó bằng Firefox. Ngày 12 tháng 4 năm 2006, Foundation công bố sẽ dừng phát hành phiên bản chính thức của Mozilla tại phiên bản 1.7.13. [2] Foundation sẽ tiếp tục hỗ trợ các phân nhánh của phiên bản 1.7.x vì nó được sử dụng bởi rất nhiều người trong các công ty, và các nhà sản xuất các phần mềm khác vẫn tiếp tục sử dụng phần mềm của Foundation. Cộng đồng Mozilla (cũng như đối thủ của Foundation) sẽ tiếp tục phát hành phiên bản mới sử dụng tên mã là SeaMonkey để tránh bất kỳ sự nhầm lẫn với Mozilla Suite gốc.

[sửa] Tên gọi

Dự án Firefox bắt đầu là một nhánh thử nghiệm của bộ Mozilla Suite có tên mã là m/b (hoặc mozilla/browser). Khi đã phát triển đủ, phiên bản mã nhị phân để kiểm thử công khai xuất hiện vào tháng 9 năm 2002 với tên gọi là Phoenix (phượng hoàng).

Cái tên Phoenix tồn tại cho đến ngày 14 tháng 4 năm 2003, nó buộc phải thay đổi do có tranh chấp nhãn hiệu với nhà sản xuất BIOS Phoenix Technologies (nhà sản xuất này đã viết một trình duyệt cho BIOS tên là Phoenix FirstWare Connect). Thế là cái tên Firebird ra đời nhưng cái tên này cũng chẳng tồn tại được bao lâu, do đã có một phần mềm cơ sở dữ liệu tự do tên là Firebird đã dùng tên này, nên vào cuối tháng 4, Mozilla Foundation đã phải thay tên Firebird thành Mozilla Firebird để tránh nhầm lẫn. Tuy nhiên dưới áp lực từ FLOSS và cộng đồng lập trình viên phần mềm cơ sở dữ liệu Firebird, nên vào ngày 9 tháng 2 năm 2004, Mozilla Firebird buộc phải thay đổi thành Mozilla Firefox (hoặc ngắn gọn là Firefox).

Mozilla Foundation lựa chọn tên Firefox vì nó gần giống với từ Firebird đồng thời nó cũng là cái tên duy nhất trong ngành công nghiệp phần mềm. Để tránh nguy cơ phải thay tên tiềm ẩn trong tương lai, tháng 12 năm 2003 Mozilla Foundation đăng ký nhãn hiệu Firefox với văn phòng quản lý sáng chế và thương hiệu Mỹ.[6] Và cái tên Firefox bắt đầu tồn tại như là một nhãn hiệu đã đăng ký tại Anh.

Một vài người không thích cái tên mới này, việc đổi tên nhiều lần khiến họ viết ra phần mở rộng gọi là Firesomething. Phần mở rộng này tạo ra tên cho chương trình duyệt mỗi lần nó chạy. Tên này là một cụm từ gồm có: một tên hãng lập trình, một nguyên tố, và một thứ vật. Từ đó có những tên như Mozilla Moonhorse ("con ngựa mặt trăng") và Mozilla Webbadger ("con lửng Web") xuất hiện.

[sửa] Nhánh và thực thể ảo

Rất nhiều biểu tượng của Firefox được sử dụng trong quá trình phát triển
Rất nhiều biểu tượng của Firefox được sử dụng trong quá trình phát triển

Sự chấp nhận của dấu hiệu may mắn của Firefox làm tăng cường khả năng hiện hữu của nó so với các phiên bản trước. Nhiều người cho rằng phần mềm tự do thường có biểu tượng và thiết kế giao diện rất nghèo nàn, vì vậy rất khó có khả năng trở thành phổ biến trong người dùng. Các phiên bản Firefox đầu tiên cũng vậy, nó có thiết kế như là một trò chơi và không quan tâm đến vấn đề chuẩn hóa, để biến nó tương đương với các phần mềm chuyên nghiệp. Tháng 2 năm 2004 Firefox phiên bản 0.8 được phát hành, giới thiệu một sự nỗ lực trong chuẩn hóa giao diện bằng cách thiết kế biểu tượng mới là một con cáo lửa. Biểu tượng này do Jon Hicks thiết kế, hiện nay ông vẫn tiếp tục thiết kế biểu tượng cho Firefox.

Biểu tượng của Firefox là một nhãn hiệu đã được đăng ký cho trình duyệt Firefox. Mặc dù Firefox là một phần mềm mã mở, được phân phối miễn phí, nhưng bản phân phối phần mềm và bản vá hoặc bản chỉnh sửa của Firefox không thể sử dụng biểu tượng Firefox.

[sửa] Lịch sử phiên bản

Hộp thoại dùng để cấu hình Firefox 1.5.0.4
Hộp thoại dùng để cấu hình Firefox 1.5.0.4

Firefox đã có phát triển to lớn kể từ phiên bản Phoenix đầu tiên vào ngày 23 tháng 9 năm 2002. Các phiên bản tiền 1.0 trải qua rất nhiều tranh cãi với nhiều mở rộng, cùng với mã nguồn thay đổi qua từng phiên bản.

Trong suốt quá trình phát triển, phiên bản Firefox có những tên mã khác nhau. Những tên này dựa trên các địa danh có thực, với các tên mã như Three Kings, Royal Oak, One Tree Hill, Mission Bay, và Greenlane đều ở khu vực ngoại ô ở Auckland, New Zealand, và tên Whangamata bắt nguồn từ một làng nhỏ gần bở biển ở Coromandel Peninsula, miền nam của Auckland tại New Zealand. Ben Goodger là chủ nhiệm dự án Firefox, ông lớn lên ở Auckland vì vậy ông lựa chọn các tên mã lấy tên địa danh trên quê hương mình. Các tên mã khác trên chặng đường phát triển của Firefox lấy từ chặng đường từ California tới Phoenix, Arizona, Mỹ[7]

Một vài bản xây dựng có tên mã là Deer Park được phát hành vào năm 2005. Theo Goodger Deer Park không phải là công viên Deer Park, Victoria tại Victoria mà nó là một tên biểu tượng. Goodger giải thích rằng khi ông đang đi xe đạp trên LIRR cách đây vài tuần và nhìn thấy cái tên này, và ông thấy cái tên này phát âm nghe rất kêu. Vì vậy cái tên này có liên quan đến Deer Park, New York, a CDP trên đảo dài tại Mỹ.

Lúc đầu "Deer Park" được dự định sẽ là tên cho Firefox 1.1. Nhưng do Firefox 1.1 chứa nhiều tính năng hơn dự định nên Mozilla Foundation đã quyết định thay đổi số phiên bản từ 1.1 thành 1.5. Để ngăn người dùng cuối tải về các phiên bản trước, phiên bản Deer Park không sử dụng nhánh Mozilla Firefox chuẩn. Với phiên bản 1.5.0.2 vào ngày 8 tháng 3 năm 2006, Deer Park 1.6a1[3] là phiên bản Firefox 64-bit duy nhất, mặc dù nó vẫn đang trong phiên bản alpha và có một vài lỗi. Ngày 29 tháng 11 năm 2005, Firefox 1.5 được chính thức phát hành. Nó có một vài thay đổi sau:

  • Cải tiến hệ thống nâng cấp phần mềm sẽ giúp phân phối các bản vá bảo mật quan trọng và giúp người dùng luôn luôn cập nhật phần mềm mới nhất.[8]
  • Firefox hỗ trợ tập con của SVG, nhưng không được hầu hết các cấu hình chính thức (siêu nhỏ, cơ bản, đầy đủ). Điều này tạo cho Firefox là trình duyệt thứ hai hỗ trợ một vài mẫu của SVG (Opera phiên bản 8.0 phát hành vào ngày 19 tháng 4 năm 2005 hỗ trợ hoàn toàn SVG 1.1 Tiny Specification). Xem thêm Firefox 1.5 SVG status page
  • Hỗ trợ chuẩn phi HTML canvas.
  • Hộp thoại thiết lập cấu hình trình duyệt sẽ được tổ chức và thiết kế lại (tương tự như cửa sổ preferences trong hệ điều hành Mac OS X).
  • Tự động xóa thông tin cá nhân liên quan đến người dùng trong quá trình duyệt web mà không cần phải click vào nút Clear All. Người dùng sẽ được lựa chọn xóa toàn bộ thông tin cá nhân liên quan khi thoát trình duyệt hoặc dùng phím tắt trên bàn phím.
  • Động cơ biểu diễn Gecko phiên bản 1.8
  • Firefox 1.5 cũng sửa những lỗi chưa giải quyết được trong các phiên bản 0.9 đến 1.0.
Khóa:
Phiên bản cũ Phiên bản ổn định Phiên bản thử nghiệm Phiên bản tương lai
Tên trình duyệt Phiên bản chính Phiên bản Tên mã Phát hành Thay đổi quan trọng
Phoenix 1.2 0.1 Pescadero 23 tháng 12 2002 Phiên bản đầu tiên. Thanh công cụ chuyên biệt thay đổi được, tìm kiếm nhanh chóng.
0.2 Santa Cruz 1 tháng 10 2002 Phụ chú (sidebar), công cụ quản lý những phần mở rộng (extensions).
0.3 Lucia 14 tháng 10 2002 Khóa hình ảnh, danh sách trắng pop-up, nhiều sửa đổi về duyệt dùng tab.
1.3 0.4 Oceano 19 tháng 10 2002 Giao diện, cải tiến chặn pop-up, tùy biến thanh công cụ (toolbar).
0.5 Naples 7 tháng 12 2002 Nhiều homepages, nâng cấp sidebar & khả năng truy cập, lưu trữ lịch sử
Mozilla Firebird 1.5 0.6 Glendale 17 tháng 5 2003 Giao diên mặc định mới (Qute), cải tiến bookmark và bảo mật, thanh cuộn, tự động điều chỉnh kích thước ảnh.
0.7 Indio 15 tháng 10 2003 Cuộn tự động, quản lý mật khẩu, cải tiến thanh tùy chọn.
Mozilla Firefox 1.6 0.8 Royal Oak 9 tháng 2 2004 Bộ cài cho Windows, làm việc offline, cải tiến bookmarks và trình quản lý, nhãn logo mới.
1.7 0.9 One Tree Hill 15 tháng 6 2004 Giao diện mặc định mới (Winstripe), chuyển đổi dữ liệu từ các trình duyệt khác, trình quản lý theme và extension, giúp đỡ trực tuyến, giảm kích thước file tải, bộ cài cho Linux, biểu tượng mail (trong Windows).
1.0 Phoenix 9 tháng 11 2004 Phát hành chính thức bản 1.0 với nhiều ngôn ngữ. Cung cấp nhiều tính năng mới như hỗ trợ RSS/Atom, thanh tìm kiếm, tìm plugin. Phiên bản cuối cùng của 1.0 là phiên bản 1.0.8 phát hành vào 13 tháng 4, 2006 (hỗ trợ cho các phiên bản cũ trong 6 tháng sau khi ra phiên bản mới hơn).
1.8 1.5 Deer Park 29 tháng 11 2005 Chính thức phát hành phiên bản 1.5 với đa ngôn ngữ. Tăng cường hỗ trợ cho SVG and canvas, sửa chữa UI và cải tiến JavaScript 1.5 và CSS 2/3. Phiên bản cuối cùng là 1.5.0.12 phát hành vào 30 tháng 5, 2007.
Mozilla Firefox 2 1.8.1 2.0 Bon Echo 24 tháng 10 2006 Chính thức phát hành phiên bản 2.0 với đa ngôn ngữ. Thêm các tính năng như phục hồi phiên làm việc sau sự cố, khuyên dùng trình tìm kiếm Google và Yahoo!, quản lý plugin tìm kiếm mới và add-on mở rộng, xem trước web, bảo vệ bookmark và chống lừa đảo trên mạng. Sửa giao diện Winstripe. Hỗ trợ JavaScript 1.7.
2.0.0.14 7 tháng 2 2008 Phiên bản ổn định hiện hành. Bao gồm các bản vá lỗi và tăng độ ổn định.
Mozilla Firefox 3 1.9 3.0b3 Firefox 3.0 Beta 3 12 tháng 2 2008 Sử dụng trình đồ họa Cairo. Và Cocoa Widgets trong hệ điều hành Mac OS X. Các công cụ API từ WHATWG. Thay đổi cách gửi DOM, cách load HTML, và tô mầu các trang web. Bộ SVG và các bộ lọc mới, loại bỏ các xung đột của SVG. Cải tiến UI mới, bao gồm giao diện mặc định cho các hệ điều hành khác nhau và trình quản lý download mới. Không còn hỗ trợ các hệ điều hành Windows 95, 98, ME và Mac OS X v10.2. Tích hợp trang Addons.mozilla.org vào cửa sổ Add-ons.
3.0 Gran Paradiso 18 tháng 6 2008
Mozilla Firefox 4 2.0 4.0

[sửa] Những phát triển trong tương lai

Theo chặng đường dự kiến, trong tương lai Firefox sẽ phát triển đến phiên bản 2.0 và 3.0. Phiên bản 2.0 sẽ tập trung phát triển vào động cơ Gecko 1.8 đã có trong phiên bản 1.5. Và phiên bản 3.0 sẽ tập trung vào phát triển động cơ Gecko 1.9. Mozilla sẽ phát triển phiên bản 2.0 và 3.0 đồng thời nhằm mục đích đưa sự đổi mới front-end của phiên bản 2.0 đến sự ổn định back-end, trong khi hoàn thành kiến trúc chủ yếu và giao diện người dùng thay đổi cho phiên bản 3.0.[9]

Mục đích chính của việc phát triển Firefox bao gồm:[10]

  • Cải tiến duyệt tab
  • Lựa chọn trang chỉ định
  • Hệ thống mở rộng tăng cường
  • Thanh công cụ tìm, cập nhật phần mềm, tìm kiếm tăng cường
  • Phục tùng khả năng truy cập
  • Phục hồi phiên làm việc
  • Phục hồi tải về giữa các phiên làm việc khác nhau của trình duyệt, dò dấu hiệu thự thi
  • Cải tiến dịch vụ tìm kiếm
  • Tính năng chống phishing
  • Thay thế GDI+ bằng Cairo

Mozilla Firefox 1.5 và phiên bản tương lai của Camino sẽ không bao gồm bộ nhúng Java,[11] một bộ nhúng cho phép người dùng Mac OS X thực thi thẻ Java với phiên bản mới nhất của Java 1.4 và 5.0 (phần mềm Java mặc định đi cùng Apple không tương thích với bất kỳ trình duyệt nào, ngoại trừ Safari).

[sửa] Phiên bản 2.0

Bon Echo Alpha 3 chạy trên hệ điều hành Windows XP đang hiển thị trang chủ Wikipedia tiếng Việt
Bon Echo Alpha 3 chạy trên hệ điều hành Windows XP đang hiển thị trang chủ Wikipedia tiếng Việt

Tên phát triển của Firefox 2.0 sẽ là Bon Echo. Ngày phát hành phiên bản 2.0 dự định là vào tháng 8 năm 2006 [12]

Phiên bản alpha của 2.0 (2.0a1) phát hành vào ngày 21 tháng 3 năm 2006 và phiên bản alpha 2 (2.0a2) phát hành vào ngày 12 tháng 5 năm 2006[4], mục đích chủ yếu để phát triển và kiểm thử. Nhưng hiện nay vẫn còn một vài lỗi và các tính năng của nó vẫn chưa hoàn thành. Phiên bản alpha thứ 3 (2.0a3) sẽ phát hành vào ngày 27 tháng 5 năm 2006 [13]. Các tính năng chủ đạo thêm vào giữa các phiên bản Bon Echo alpha là:

  • Nút đóng sẽ có ở tất cả các tab, và sẽ đóng theo hiệu ứng khác
  • Kiểm tra phát âm trong các ô textbox
  • Tự động phục hồi phiên làm việc của trình duyệt nếu xảy ra trường hợp treo hoặc ngừng đột ngột.
  • Đề nghị tìm kiếm sẽ tư động hoàn thành trong ô tìm kiếm đối với GoogleYahoo!
  • Công cụ tìm kiếm bổ sung quản lý việc loại bỏ và sắp xếp lại động cơ tìm kiếm
  • Cải thiện hỗ trợ xem trước và đăng ký đối với các trang web cung cấp
  • Tính năng microsummaries mới để đánh dấu trang
  • Kết hợp công cụ quản lý mở rộng và themes vào làm một
  • Cập nhật hệ thống mở rộng để cung cấp bảo mật tăng cường và cho phép dễ dàng hơn trong định vị công cụ mở rộng
  • Dịch vụ tìm kiếm mới hỗ trợ Sherlock và động cơ OpenSearch
  • Hỗ trợ văn bản dạng SVG bằng cách sử dụng thẻ svg:textPath
  • Phiên làm việc phía máy khách và lưu trữ liên tục
  • Tính năng chống phishing
  • Công cụ cài đặt mới sử dụng Nullsoft Scriptable Install System (NSIS)

Tương tự như các tên mã phát triển khác "Bon Echo" là một công viên công cộng tại Ontario, Canada.

Phiên bản 2 mới nhất hiện nay của Mozilla Firefox là 2.0.0.13 (phát hành tháng 3 năm 2008)

[sửa] Phiên bản 3.0

Tên phát triển của Mozilla Firefox 3.0 là Gran Paradiso. Tương tự như tên phát triển của các phiên bản khác, "Gran Paradiso" là một công viên công cộng Gran Paradiso tại Italy. Trước khi Phiên bản 3.0 được phát hành chính thức, người sử dụng đã được làm quen với 3 bản beta (thử nghiệm) và 3 bản RC (tiền chính thức). Mặc dù Phiên bản 3.0 được phát hành chính thức vào ngày 17 tháng 06 năm 2008. Mozilla cũng mong thiết lập kỷ lục tải Firefox 3.0 bằng chiến dịch Download Day 2008[14].

[sửa] Tính năng

Để biết thêm chi tiết xem: tính năng của Mozilla Firefox

Những người phát triển có mục tiêu là tạo ra trình duyệt có thể sử dụng ngay với bất kỳ người dùng nào. Người dùng có thể thêm rất nhiều tính năng mặc dù các tính năng này không được đóng gói cùng Firefox.

[sửa] Sử dụng và truy cập

Hình chụp thao tác Find as you type. Người dùng gõ vào từ muốn tìm, và tình duyệt sẽ hiển thị chữ tìm được với màu xanh da trời.
Hình chụp thao tác Find as you type. Người dùng gõ vào từ muốn tìm, và tình duyệt sẽ hiển thị chữ tìm được với màu xanh da trời.

Những người phát triển đặt một lượng lớn công việc sắp tới trong đơn giản hóa giao diện người dùng của Firefox. Thiết kế bảng lựa chọn ẩn đi rất nhiều lựa chọn thường dùng trong Mozilla Suite.

Firefox hỗ trợ duyệt tab, cho phép người dùng mở nhiều trang web trong cùng một cửa sổ. Tính năng này lúc đầu có trong một công cụ mở rộng MultiZilla của Mozilla Suite, sau đó nó phổ biến trong rất nhiều trình duyệt. Firefox cũng thuộc trong nhóm trình duyệt đầu tiên chấp nhận tùy biến chặn cửa sổ quảng cáo kiểu pop-up. Nó cũng hỗ trợ rất nhiều mẫu navigation bàn phím như tabbing navigationcaret navigation (trong một vài bản xây dựng, còn gọi là spatial navigation).

Firefox phiên bản 1.5 chạy trên hệ điều hành Windows cũng là trình duyệt đầu tiên được US federal government [5] công nhận là dễ sử dụng, dễ truy cập ngay cả đối với người tàn tật.

Trình duyệt có một vài tính năng giúp người dùng tìm kiếm thông tin. Thứ nhất Firefox có tính năng tìm liên tiếp được biết như là tìm như bạn đánh vào. Với tính năng này, người dùng có thể đơn giản đánh vào một từ trong khi vẫn có thể xem được trang web, và Firefox tự động tìm kiếm từ đấy và làm nổi bật từ tìm được. Khi người dùng gõ vào nhiều hơn một từ, Firefox lọc kết quả tìm kiếm của nó. Đồng thời nếu không tìm thấy kết quả người dùng yêu cầu, hộp Find sẽ có màu đỏ. Thật không may đối với người dùng Wikipedia, tính năng này không áp dụng được đối với ô textedit dùng để cập nhật bài viết. Vì vậy không có một cách gì để tìm kiếm từ muốn tìm trong một bài viết dài khi ta đang chỉnh sửa nó.

Firefox cũng có thanh công cụ tìm kiếm được tích hợp sẵn. Mặc định Firefox cho phép người dùng tìm kiếm trên các trang Google, Yahoo!, Amazon.com, Creative Commons, Dictionary.com, và eBay. Người dùng có thể tải về các công cụ tìm kiếm bổ sung (có cả cho Wikipedia) từ Dự án Mycroft hoặc loại bỏ bất cứ cái gì không muốn. Ngoài ra Firefox hỗ trợ tính năng từ tùy ý (custom keyword) đã được giới thiệu trong Mozilla Suite. Tính năng này cho phép người dùng truy cập đánh dấu trang của họ từ thanh định vị bằng cách dùng từ khóa (và tham số truy vấn tùy chọn). Ví dụ, sử dụng một từ tùy ý, người dùng nhập vào từ "google apple" vào thanh địa chỉ và sẽ được chuyển hướng đến trang Google tìm kiếm từ "apple". Tính năng từ tùy biến có thể được sử dụng cho các trang web sau: Google Search, Google Stock Search, Dictionary.com, Urban Dictionaray và Wikipedia. Khi người dùng nhập vào một từ khóa vào thanh địa chỉ mà Firefox không nhận ra (như từ khóa "apple"), Firefox sẽ tự động chuyển hướng người dùng đến kết quả đầu tiên trùng khớp với kết quả tìm của Google.

[sửa] Sự tùy biến

Hộp thoại của Mozilla Firefox 1.5.0.4 yêu cầu người dùng xác nhận thực sự muốn cài đặt công cụ bổ sung này
Hộp thoại của Mozilla Firefox 1.5.0.4 yêu cầu người dùng xác nhận thực sự muốn cài đặt công cụ bổ sung này
Firefox sử dụng theme Noia eXtreme
Firefox sử dụng theme Noia eXtreme

Thiết kế của Firefox chú trọng rất nhiều vào tính mở rộng. Với công cụ mở rộng (cài đặt thông qua mô dun XPInstall), người dùng có thể nhận được rất nhiều tính năng, như mouse gesture — kết hợp các thao tác của chuột làm phím tắt, chặn quảng cáo, chuyển proxy server, và công cụ dò lỗi. Rất nhiều tính năng của công cụ mở rộng đều dựa trên tính năng cu3a Mozilla Suite, ví dụ như ChatZilla IRC client và lịch.

Hệ thống công cụ mở rộng được xem như là nền tảng để thí nghiệm các chức năng mới của chương trình. Và nếu tính năng của công cụ mở rộng thực sự hữu ích và cần thiết nó có thể trở thành một phần của sản phẩm chính thức (ví dụ như duyệt tab — một tính năng phổ biến cung cấp thông qua công cụ mở rộng của MultiZilla— nay đã trở thành một tính năng chính thức của Mozilla).

Firefox hỗ trợ cho phép thay đổi rất nhiều giao diện khác nhau. Giao diện chứa đóng gói của CSS và tệp ảnh. Trang web Mozilla Update cung cấp rất nhiều giao diện cho người dùng tải về. Bằng cách thêm giao diện người dùng có thể tùy biến giao diện của Firefox bằng cách di chuyển và thao túng rất nhiều nút lệnh, trường, menu và các thứ tương tự như vậy bằng cách thêm và xóa toàn bộ thanh công cụ.

Trình cài đặt của Firefox có thể giúp tất cả công cụ mở rộng và giao diện trên trang web Mozilla Update luôn luôn được cập nhật mới nhất bằng cách cập nhật định kỳ và tự động cài đặt phiên bản cập nhật.

Thêm nữa, Firefox lưu trữ rất nhiều thiết lập ẩn tuy nhiên người dùng vẫn có thể truy cập bằng cách gõ about:config trong ô địa chỉ. Cơ chế này hiệu lực tính năng như chế độ một cửa sổ và lỗi, hoặc tăng tốc hiển thị trang web bằng rất nhiều thiết lập. Tính năng thử nghiệm như HTTP pipelining thường được ẩn đi trong menu about:config

[sửa] Hỗ trợ các tiêu chuẩn phần mềm

Mozilla Foundation rất tự hào về việc Firefox hỗ trợ hầu hết các chuẩn phần mềm đang tồn tại, đặc biệt là chuẩn W3C. Firefox cũng mở rộng hỗ trợ hầu hết các chuẩn cơ bản bao gồm HTML, XML, XHTML, CSS, ECMAScript (JavaScript), DOM, MathML, DTD, XSL and XPath. Tuy nhiên vào tháng 3 năm 2006 không có một phiên bản nào của Firefox hỗ trợ đầy đủ chuẩn Acid2, các trình duyệt Safari, Konqueror, Opera (9.0), iCab, và chương trình Prince đều vượt qua chuẩn này.

Firefox cũng hỗ trợ ảnh có định dạng PNG và rất nhiều biến đổi trong suốt.

Những người đóng góp cho Mozilla luôn luôn cải tiến Firefox để nó hỗ trợ đầy đủ hơn các chuẩn đang tồn tại và được sử dụng. Firefox đã hỗ trợ đầy đủ chuẩn CSS cấp 2 và một phần CSS cấp 3. Tuy nhiên, công việc vẫn tiếp tục các chuẩn đang còn thiếu như APNG và XForms và cải tiến hỗ trợ cho SVG. Một vài chuẩn của Mozilla như XBL cũng được họ mở rộng chuẩn (thông qua WHATWG).

[sửa] Hỗ trợ đa hệ

Hình:Mozilla Firefox on Mac OS X1.png
Firefox chạy trên hệ điều hành Mac OS X với giao diện MidnightFox.
Hình:FirefoxOnLinux.png
Firefox chạy trên hệ điều hành Linux
Hình:Firefox on eComStation.png
Firefox chạy trên hệ điều hành OS/2 - eComStation operating system

Mozilla Firefox có thể chạy trên rất nhiều hệ điều hành khác nhau. Các phiên bản được cung cấp chính thức trên trang web của Mozilla có thể chạy trên các hệ điều hành sau:[15]:

  • Hầu hết các phiên bản Windows, bao gồm 98, 98SE, Me, NT 4.0, 2000, XP, và Server 2003. Phiên bản cho thiết bị USB Smart Drives cũng có(xem phần "Portable Firefox").
  • Mac OS X. Mozilla Firefox phiên bản 1.5.0.4 đã được phát hành chính thức dưới dạng universal binary — một dạng mã máy giúp chương trình trên hệ điều hành Mac OS có thể chạy trên cả nền Intel x86 và Power PC. Rất nhiều phiên bản không chính thức đã được tạo trước đó, bao gồm cả phiên bản được tạo bởi lập trình viên của hãng Apple của năm 2005 Worldwide Developers Conference.
  • Đối với rất nhiều bản phân phối của Linux sử dụng X Window System, Firefox được coi như là trình duyệt mặc định của hệ điều hành.

Firefox không hỗ trợ chính thức Windows NT 3.51 và Windows 95, nhưng nó vẫn có thể hoạt động được trên hai hệ điều hành này sau khi đã chỉnh sửa một vài thiết lập của Firefox. [16]

Kể từ khi Mozilla Foundation mở mã nguồn của Firefox, người dùng có thể biên dịch và chạy Firefox trên rất nhiều kiến trúc và hệ điều hành mở. Các hệ điều hành sau không hỗ trợ chính thức bởi người phát triển Mozilla nhưng được biết là có thể chạy được:

  • Solaris (x86 và SPARC)
  • OS/2 và các bản kế, eComStation
  • AIX[17]
  • FreeBSD[18]
  • IRIX
  • NetBSD
  • OpenBSD
  • BeOS/Haiku/Zeta
  • SkyOS
  • RISC OS (ARM)[19]

Bản xây dựng cho Windows XP Professional x64 Edition cũng có tại 1 Phiên bản hỗ trợ cho máy tính Amiga cũng đang được phát triển.

[sửa] Quốc tế hóa và bản địa hóa

Những người đóng góp tự nguyện trên toàn thế giới đã cộng tác với nhau trong việt dịch ngôn ngữ của trình duyệt Firefox ra rất nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới, cả một số ngôn ngữ rất ít được bản địa hóa, như tiếng Chichewa, nhưng hiện tại vẫn còn một số ngôn ngữ chưa được mã hóa như tiếng Lát-vi, tiếng Malay, tiếng Arập, tiếng Thái, tiếng Việt, tiếng Hindi và tiếng Persian. Do sử dụng DTD và tệp .property để sắp xếp các từ, chuỗi được hiển thị trong chương trình, nên ngay cả người dùng không có kiến thức về lập trình cũng có thể dịch ngôn ngữ của Firefox sang ngôn ngữ mẹ đẻ của mình chỉ cần dùng một trình soạn thảo văn bản.

Hiện tại, cũng đã có những nỗ lực bản địa hóa ngôn ngữ giao diện của Firefox sang tiếng Việt, song chưa có bản hoàn chỉnh nào được xây dựng để chia sẻ trên mạng. Tuy nhiên, các bạn có thể tham khảo bản dịch tiếng Việt sơ bộ phần giao diện của Firefox 2.0.0.3 bằng cách tải về tập tin vi.xpi có tại trang web sau Tập tin giao diện tiếng Việt của Firefox 2.0.0.3 Hướng dẫn cài đặt cũng có luôn tại trang này.

[sửa] Công cụ phát triển web

DOM Inspector kiểm tra trang chủ Wikipedia
DOM Inspector kiểm tra trang chủ Wikipedia

Giống như Mozilla Suite, Firefox đi cùng hai công cụ phát triển web: DOM Inspector và JavaScript Console. Trong chế độ cài đặt mặc định DOM Inspector không được cài đặt, nó chỉ được cài đặt qua chế độ tùy chọn.

Firefox hỗ trợ rất nhiều công cụ mở rộng trợ giúp trong công việc phát triển web, bao gồm một công cụ rất mạnh mẽ như Venkman JavaScript debugger và công cụ phát triển web tích hợp sẵn tên là "Web Developer".

[sửa] Tính năng khác

Live bookmarking cho phép người dùng giám sát sự thay đổi đối với nguồn cung cấp bản tin. Việc này được thực hiện thông qua RSS hoặc Atom. Khi tính năng này được giới thiệu trong phiên bản 1.0 PR, một vài người lo lắng rằng Firefox sẽ bắt đầu chứa các tính năng không cần thiết và sẽ phình to chiếm nhiều tài nguyên hệ thống như Mozilla Suite, phiên bản nó sinh ra từ đó. Tuy nhiên, sử dụng web feeds đã trở thành một xu hướng phát triển rất mạnh trong thời gian gần đây khiến cho hỗ trợ RSS là một tính năng cần thiết cho trình duyệt và hữu ích đối với rất nhiều người.

Firefox cũng bao gồm khả năng tùy biến quản lý tải về. Người dùng có thể cấu hình trình duyệt để tự động mở tệp tải về hoặc lưu nó vào đâu đó trên ổ cứng. Mặc định Firefox lưu trữ tất cả các tệp người dùng yêu cầu tải về vào màn hình Windows và Mac OS X hoặc thư mục nhà của GNU/Linux.

[sửa] Bảo mật

Một vài tính năng bảo mật quyết định của Firefox bao gồm sandbox security model [20], same origin policy và external protocol whitelisting [21]

Những người biện hộ cho mã mở cho rằng điều quan trọng trong vấn đề bảo mật của Firefox là mọi người đều có thể xem được mã nguồn của nó. Ít nhất một người không phải là coder xem xét mục đích của phần mềm và người khác thực hiện siêu quan sát. Với một chỗ bất kỳ trong phần mềm, sự thay đổi đều hiện hữu dưới con mắt giám sát, nghi ngờ, cải tiến của mọi người.[22]

Thêm nữa Mozilla Foundation thực hiện lược đồ bug bounty: bất kỳ ai tìm ra một lỗ hổng nghiêm trong trong phần mềm và báo cáo nó với công ty, thì sẽ được thưởng 500 Đô la Mỹ (cho mỗi lỗi được báo cáo) và một áo phông có biểu tượng của Mozilla. [23] Theo như Mozilla Foundation: "chế độ bug bounty khuyến khích mọi người tìm và báo cáo lỗ hổng trong sản phẩm với công ty, vì vậy chúng tôi có thể làm ra sản phẩm bảo mật hơn cho người dùng"[24]. Đồng thời mọi người còn có thể truy cập vào mã nguồn của Mozilla Firefox, tài liệu thiết kế nội tại, diễn đàn thảo luận, và các tài nguyên khác giúp tìm ra lỗi. Theo chế độ bug bounties, Mozilla Firefox đã trả tiền rất nhiều lần cho những người tìm ra lỗ hổng của Firefox. [25]

Mozilla Foundation đã thực hiện chính sách để tìm lỗ hổng bảo mật trong Firefox để giúp người đóng góp đương đầu với lỗ hổng bảo mật.[26] Mozilla cũng thực hiện chính sách giới hạn quyền truy cập tới báo cáo lỗi bảo mật, chỉ có những thành viên của nhóm bảo mật mới có quyền xem được báo cáo này. Sau khi Mozilla đã sửa xong lỗi bảo mật, thì lỗi này mới được công bố cho mọi người biết. Với chế độ này sẽ hạn chế tối đa sự lợi dụng lỗ hổng bảo mật trong giới hacker và giúp người phát triển có thời gian để vá lỗ hổng đó lại. Mặc dù chính sách vá lỗ hổng bảo mật của Mozilla cũng gần giống với chính sách "responsible disclosure" của một số công ty sản xuất phần mềm, như Microsoft, nhưng không phù hợp với nguyên lý full disclosure do một vài nhà nghiên cứu bảo mật đưa ra — một nguyên lý yêu cầu công bố toàn bộ chi tiết lỗi bảo mật đã được biết.

Tháng 4 năm 2006, Secunia có báo cáo chỉ ra rằng chỉ có 3 lỗ hổng chưa được vá trong 30 lỗ hổng Secunia đưa ra, với một bản vá không hoàn chỉnh trong Firefox 1.x. Hầu hết các thông báo lỗi đưa ra đều là ít nghiêm trọng

Firefox sử dụng SSL/TLS để bảo vệ truyền thông với máy chủ web với một giải thuật mã hóa rất mạnh. Nó cũng hỗ trợ smartcards để bảo mật quá trình đăng nhập vào máy chủ web.

[sửa] Sự chỉ trích

Để biết thêm chi tiết xem: Sự chỉ trích Mozilla Firefox

[sửa] Thời gian khởi động

Một số người cho rằng Firefox khởi động lâu hơn các trình duyệt khác, như Internet Explorer hoặc Opera. Một số trình duyệt dựa trên động cơ layout Gecko, như K-Meleon, thông thường thực thi nhanh hơn Firefox. IE cũng thực thi nhanh hơn Firefox trên hệ điều hành Windows do một số thành phần đã được xây dựng sẵn trong Windows và đã được hệ điều hành nạp trước khi IE khởi động. Tuy nhiên khi cài nhiều Add-on (Hay Extension - Thành phần mở rộng) thì Firefox khởi động khá chậm chạp. [6]

[sửa] Sử dụng bộ nhớ

Một phần nhỏ người dùng phàn nàn rằng Firefox sử dụng bộ nhớ nhiều hơn các trình duyệt khác. Điều này đã được báo cáo như là memory leak [27]; Những người phát triển Firefox cũng thừa nhận rằng đôi lúc Firefox thực hiện thao tác quay lui và tiến tới chưa hoàn hảo.[28] Nguyên nhân gây ra vấn đề bộ nhớ của Firefox cũng một phần do công cụ mở rộng cư xử không đúng đắn, như Adblock.

[sửa] Hiển thị trang web không đúng

Một vài người dùng chuyển từ Internet Explorer thỉnh thoảng nhận thấy Firefox hiển thị trang web không đúng. Nhưng việc này rất hiếm, thường trang web hiển thị không đúng là do nó được lập trình hiển thị không tuân theo chuẩn W3C, và cũng do một số trang web sử dụng các công nghệ độc quyền của Microsoft, như điều khiển ActiveX hoặc văn lệnh VBScript.

Có một công cụ mở rộng của Firefox có tên là IE Tab cho phép nhúng Internet Explorer vào trong Firefox để hiển thị các trang web bị lỗi ở trên. Nhưng như vậy nó lại đặt người dùng trước nguy cơ bị tấn công bởi các lỗ hổng bảo mật của Internet Explorer.[7]

[sửa] Sự hỗ trợ của trình cài đặt Windows

Mozilla Firefox không đóng gói phần mềm theo dạng MSI như một số công ty thường làm. Nếu người quản trị trưởng muốn triển khai Firefox trên rất nhiều máy tính cài đặt hệ điều hành Windows cùng một lúc tự động thì không thể làm được. Điểm thiếu sót này gây trở ngại cho việc phân phối lan rộng ra một mạng lớn. [8] [9]

[sửa] Sự chấp nhận của thị trường

Hình:Marketshare worldwide.gif
Thị phần Firefox trên toàn thế giới năm 2006
Toàn cảnh thị phần của Mozilla Firefox
Toàn cảnh thị phần của Mozilla Firefox
Biểu đồ Firefox 1.x tải về tích lũy
Biểu đồ Firefox 1.x tải về tích lũy

[sửa] Thị phần

Tham khảo thống kê: Thị phần của trình duyệt

Người duyệt web đã chấp nhận Firefox một cách rất nhanh chóng, bất chấp thị phần vượt trội của Internet Explorer trong thị trường trình duyệt. Theo như rất nhiều nguồn thống kê, tháng 1 năm 2006 Firefox đã dành được 10% thị phần trình duyệt trên thế giới.

Theo như một xác nhận của XiTi vào ngày 8 tháng 1 năm 2006, tại Europe thị phần của Firefox đạt được một chỉ số rất cao, trung bình khoảng 20%.

[sửa] Số lần tải về

Tổng cộng số lần tải về của Firefox tăng dần đều trong suốt qúy một năm 2005. Hay nói một cách khác, tần suất tải về tăng ổn định. Chưa có một sản phẩm của Mozilla Foundation trước đây có một sự tăng trưởng về tần suất tải về như vậy.

Số lần tải về của Firefox 1.x kể từ ngày 9 tháng 11 năm 2004
Ngày tháng Số ngày Số lần tải về (triệu) Ghi chú
10 tháng 11 năm 2004 1 1 1,000,000+ lượt tải về vào ngày đầu tiên
16 tháng 2 năm 2005 99 25 firefox 25,000,000
19 tháng 4 năm 2005 171 50 kỷ niệm 50 triệu lượt tải về
19 tháng 10 năm 2005 344 100 firefox đạt 100 triệu lượt tải về
3 tháng 3 2006 479 150 150 triệu lượt tải về và vẫn tiếp tục!
Số lần tải về của Firefox 1.5.x kể từ ngày 29 tháng 11 năm 2005
Ngày tháng Số ngày Số lần tải về (triệu) Ghi chú
30 tháng 11 năm 2005 1.5 2 hơn 2 triệu lượt tải về
24 tháng 1 năm 2006 56 20 Firefox 1.5 vượt qua mức 20 triệu lượt tải về

Số lần tải về này không bao gồm tải về bằng phần mềm cập nhật và các trang web của hãng thứ ba. Số lần tải về có thể tìm thấy thông qua RSS tại [10], giúp các trang web thống kê cập nhật và theo dõi số lần tải về theo thời gian thực.

Cần chú ý là số lần tải về không đếm số người dùng, một lần tải về có thể cài đặt lên rất nhiều máy khác nhau, hoặc một người có thể tải về phần mềm rất nhiều lần.

[sửa] Chiến dịch phổ biến Firefox

Để biết thêm chi tiết xem: Sự phổ biến Firefox

Sự chấp nhận nhanh chóng Firefox của người dùng trong thời gian vừa qua một phần cũng do một loạt các chiết dịch quảng cáo tiếp thị từ năm 2004. Ví dụ Blake Ross và Asa Dotzler tổ chức một loạt các sự kiện lấy tên là tuần lễ tiếp thị.

Ngày 14 tháng 9 năm 2004 một cổng tiếp thị được thành lập lấy tên Spread Firefox (SFX), cổng này tạo ra một môi trường tập trung để thảo luận rất nhiều kỹ thuật tiếp thị. Cổng này tăng cường nút "tải về Firefox" (Get Firefox), cung cấp cho người dùng thêm một điểm tham khảo, khuyến khích người dùng tải về Firefox để dùng thử. Trang web lập một danh sách 250 người tải về chương trình gần thời điểm thống kê nhất. Từng giây từng phút, nhóm SFX hoặc thành viên của nhóm cập nhật các tất cả các sự kiện tại trang web Spread Firefox.

[sửa] Sự chấp nhận của các tổ chức

Trong suốt hội thảo FOSDEM năm 2005, Tristan Nitot, tổng quản lý của Mozilla Europe, phát biểu rằng ông biết rằng một vài công ty đã triển khai trình duyệt Firefox hoặc trình quản lý thư điện tử Thunderbird. Những công ty còn lại không muốn công bố sự chuyển đổi sử dụng trình duyệt của mình do họ lo ngại sẽ làm hỏng mối quan hệ với Microsoft.[29]

Theo như một bài báo của CNET xuất bản vào ngày 12 tháng 5 năm 2005, có khoảng 30.000 nghìn cán bộ công nhân viên của IBM (khoảng 10% tổng số công nhân viên) đã sử dụng Firefox. IBM khuyến khích công nhân viên của mình sử dụng Firefox như là một trình duyệt chuẩn bằng cách hỗ trợ sử dụng trình duyệt Firefox cho công nhân viên thông qua bàn trợ giúp của công ty.

Khoa Công nghệ thông tin và Dịch vụ mạng của đại học Chicago bắt đầu bao gồm cả Firefox và Thunderbird trong gói kết nối cho tất cả các sinh viên mới vào trong qúy III năm 2005.[30]

Gần đây hai đại học Boston College và Kansas State University đã chấp nhận Firefox như là trình duyệt chính thức trong mạng của trường mình. Boston College khuyến khích tất cả sinh viên chuyển từ trình duyệt Internet Explorer sang trình duyệt Firefox trên máy tính của họ, để dễ dùng và bảo mật tốt hơn.

Tháng 12 năm 2005, Dell UK sẽ bắt đầu gắn kèm với máy PC cài sẵn hệ điều hành của mình trình duyệt Firefox.[31]

[sửa] Sự chấp nhận của ngành công nghiệp

Ngay từ phiên bản tiền 1.0, một vài trang web phổ biến và các ứng dụng web, bao gồm Gmail, đã bắt đầu hỗ trợ (một vài trường hợp yêu cầu) sử dụng Firefox. Từ ngày 30 tháng 3 năm 2005, động cơ tìm kiếm của Google bắt đầu khởi tạo link prefetching — tính năng tự động chạy vào thời gian dỗi của trình duyệt, tải về các tài liệu mà người dùng có thể dùng trong thời gian sắp tới — cho Firefox. Google, Inc. cũng đề nghị sử dụng trình duyệt Firefox cho trang Blogger.com — một trang nhật ký cá nhân điện tử của Google.[32], ebay cũng khuyến khích sử dụng Firefox trên trang eBay Picture Manager.[33]

Các công ty sử dụng động cơ tìm kiếm, trong đó có Google, Yahoo! và A9.com cũng đề nghị sử dụng Firefox mở rộng để truy cập dịch vụ của họ chứ không nhất thiết chỉ trình duyệt Internet Explorer. Google đã phát hành bốn công cụ mở rộng cho Firefox, như là một sự khẳng định rằng công ty thực sự quan tâm đến Firefox.

Một vài bản thương mại hóa của Firefox đã phát triển ngoài lợi nhuận của Mozilla Foundation. Phiên bản hiện thời của Netscape, có tên gọi là Netscape Browser hoặc Netscape 8, kết hợp chức năng của Firefox và Internet Explorer. Flock — một trình duyệt phân nhánh—dự định xây dựng một trình duyệt tăng cường chức năng của Firefox.[34] 3B browser, một trình duyệt dùng để mở các trang web về thành phố 3 chiều hoặc các kho hàng 3 chiều, cũng sử dụng Firefox.

[sửa] Firefox di động

Firefox di động là một sản phẩm đóng gói lại của Firefox, được thiết kế để chạy trên ổ đĩa USB, iPod, ổ đĩa cứng ngoài hoặc các thiết bị di động khác. Nó ra đời trong luồng mozillaZine vào tháng 6 năm 2004. John T. Haller phát hành phiên bản đóng gói đầu tiên và dẫn dắt nó phát triển xa hơn. Nó bao gồm công cụ thực thi đặc biệt có khả năng mở rộng và theme để có thể hoạt động trên các máy tính khác nhau.

Cũng có một phiên bản di động của Firefox khác có thể chạy trên máy Mac. [11]

Haller đã bắt đầu phát triển công việc trên Portable Firefox Live, mà có thể chạy trên CD-R hoặc các thiết bị chỉ đọc khác. Rất nhiều ứng dụng đã sẵn sàng sử dụng Portable Firefox Live để gửi trình duyệt và nội dung dựa trên HTML từ đĩa CD.

Phiên bản Firefox đầy đủ đã được xây dựng và chạy trên Sharp Zaurus dựa trên Linux trên nền PDA dưới môi trường pdaxrom.

[sửa] Câu trả lời cho sự cạnh tranh

Mặc dù sự xuất hiện của Firefox đã làm giảm thị phần của Internet Explorer nhưng Steve Vamos, người đứng đầu của Microsoft tại Australia, vẫn tuyên bố là không xem Firefox như là một sự đe dọa đối với trình duyệt Internet Explorer, sẽ không có điều gì quan trọng đòi hỏi người dùng Microsoft về các chức năng của Firefox. Vamos thú nhận rằng anh ta chưa bao giờ sử dụng Firefox trong công việc của mình.[35] Tuy nhiên Bill Gates lại nói rằng ông đã sử dụng Firefox, nhưng ông cho rằng "có nhiều phần mềm được tải về nhưng liệu người dùng có thực sự dùng phần mềm họ đã tải về?"[36]

Tuy nhiên, theo Microsoft SEC Filing ngày 30 tháng 6 năm 2006, thừa nhận trình duyệt Mozilla thực sự là một đe dọa đối với trình duyệt Internet Explorer: "Đối thủ như Mozilla cung cấp phần mềm mà cạnh tranh với Internet Explorer một trình duyệt có sẵn trong sản phẩm hệ điều hành của chúng ta"[37]

[sửa] Chú thích

  1. ^ Mozilla contributors list, Mozilla.org
  2. ^ Forbes, ngày 29 tháng 9 năm 2004.
  3. ^ Wall Street Journal, ngày 16 tháng 9 năm 2004. Walter Mossberg viết: "Tôi khuyến khích nên bỏ trình duyệt Internet Explorer vì nó có quá nhiều lỗ hổng bảo mật, mà nên dùng Mozilla Firefox, vì nó có thể tải tự do tại www.mozilla.org. Firefox không những bảo mật hơn Internet Explorer, mà còn hiện đại và chuyên nghiệp hơn với tính năng hỗ trợ như duyệt nhiều cửa sổ web cùng một lúc theo kiểu tab, chặn cửa sổ quảng cáo kiểu pop-up."
  4. ^ Stross, New York Times. December 19 2004. The article states that "With Firefox, open-source software moves from back-office obscurity to your home, and to your parents', too. (Your children in college are already using it.)"
  5. ^ Mozilla Firefox Download Counts
  6. ^ Firefox trademark, USPTO
  7. ^ Mozilla Firefox Roadmap (see also: Mozilla Firefox 1.0 Roadmap)
  8. ^ Ben Goodger discusses the Firefox update system (ngày 2 tháng 5 năm 2005).
  9. ^ 1.8 alpha 6 around the corner (December 26 2004). Source: Asa Dotzler's weblog.
  10. ^ "Mozilla Wiki". Được truy cập ngày 2006-05-16.. A table that lists and links the intended features for Firefox 2.
  11. ^ Mozilla to include Java Embedding plugin. MozillaZine.
  12. ^ Firefox 2 schedule.
  13. ^ Bon Echo Alpha 3 Milestone Released
  14. ^ http://news.bbc.co.uk/2/hi/technology/7457503.stm Firefox aims for download record
  15. ^ Firefox System Requirements. Mozilla.org.
  16. ^ Chạy Firefox trên Windows 95 (và phiên bản Windows 98 gốc). Nguồn: trang web của John Haller. Thủ tục chi tiết để chạy Firefox trên Windows 95 và Windows 98 gốc.
  17. ^ Firefox release notes for the 1.x series. Mozilla.org.
  18. ^ FreshPort entry on Firefox. freshports.org.
  19. ^ Firefox Port to RISC OS project page
  20. ^ Extensions, however, are not sandboxed at all. After installation, they have full access to the operating system (with the user's privilege level) via XPCOM-interfaces.
  21. ^ External Protocol Whitelisting. Neil Turner's weblog.
  22. ^ Hacking Mozilla. Mozilla.org.
  23. ^ Mozilla Security Bug Bounty Program. Mozilla.org.
  24. ^ Mozilla Security Bug Bounty FAQ. Mozilla.org.
  25. ^ "Mozilla Pays Bug Bounty". InformationWeek (March 31, 2005).
  26. ^ Handling Mozilla Security Bugs. Mozilla.org.
  27. ^ Firefox 1.5: Not Ready For Prime Time?. InternetWeek.
  28. ^ Bug 319262 - Significant memory leak. Mozilla.org Bugzilla.
  29. ^ Firefox sneaks into the enterprise. ZDNet UK.
  30. ^ UChicago to Distribute Firefox and Thunderbird. Inside Aebrahim's Head.
  31. ^ Firefox shipping on Dell UK. blakeross.com.
  32. ^ Where can I upgrade my browser? Blogger Help.
  33. ^ eBay Picture Manager Enhancements. eBay.
  34. ^ Round Two looks to launch enhanced Firefox. MozillaNews.
  35. ^ Microsoft: Firefox does not threaten IE's market share. ZDNet.
  36. ^ The assault on software giant Microsoft. BBC News.
  37. ^ Firefox a threat. MozillaZine.

[sửa] Tham khảo

[sửa] Sách

[sửa] Xem thêm

Phần mềm miễn phí
  • Flock
  • Mozilla (from which the Firefox project descends)
  • Ứng dụng Mozilla Thunderbird e-mail
  • Mozilla Update
  • Mozilla Foundation
  • Mozilla Corporation
  • So sánh các trình duyệt
  • User Agent strings for Mozilla Firefox
  • Danh sách các trình duyệt web
  • Danh sách công cụ mở rộng của Firefox
  • IE Tab
  • Netscape Navigator

[sửa] Liên kết ngoài

Wikibooks có sách Anh ngữ về:


[sửa] Văn kiện liên quan

  • Keating, W. (2004). Open source: Swimming with the tide ("Mã nguồn mở: gió chiều nào theo chiều ấy"). In Consultants' Briefing ("Chỉ thị cho người hỏi ý kiến"). Lấy ngày 8 tháng 1, 2004 từ [12].

[sửa] Liên kết của Mozilla.org

[sửa] Liên kết ngoài khác


aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu -